Nhận định Inter Milan vs Sassuolo (23g45 đêm nay 7.4): Nerazzurri kéo dài chuỗi bất bại
Luật sư Thăng cho biết, Bộ luật Dân sự 2015 quy định uy tín, danh dự, nhân phẩm của công dân được pháp luật bảo vệ. Nếu cá nhân bị lộ hình ảnh, thông tin ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, hoặc thiệt hại khác thì có thể yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện lên tòa án theo quy định pháp luật để yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.Bí quyết làm giàu: Thành tỉ phú nhờ chuối tiêu hồng
Những ngày này, bãi biển Mỹ Khê, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng đang bị sạt lở nghiêm trọng.Trước tình trạng này, chính quyền TP.Đà Nẵng đã huy động nhiều lực lượng phối hợp thực hiện "4 tại chỗ" để ứng phó sóng biển tiếp tục xâm thực sâu vào bờ.Cụ thể, trong ngày 2.1.2025, các lực lượng gồm Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được huy động toàn bộ để tham gia xử lý sạt lở bờ biển Mỹ Khê.Ghi nhận tại hiện trường sạt lở, hơn 200 người chia làm nhiều nhóm bỏ cát vào bao sau đó đóng thành từng rọ với kích thước 1,5 x 2m xếp chồng lên nhau thành một hàng dài để ngăn sóng biển đánh phá bờ biển.Trước tình hình sạt lở tại đây, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã kiểm tra hiện trường và yêu cầu các đơn vị có giải pháp ứng phó khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho người dân và du khách. Ông Lê Trung Chinh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý ổn định, lâu dài để bảo vệ bờ biển, nhất là tại bãi biển Mỹ Khê.Theo ông Phan Đình Đức, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng, hiện nay các khu vực bãi biển thuộc Q.Sơn Trà, Q.Ngũ Hành Sơn vẫn đang bị sóng xâm thực, tiếp tục gây sạt lở. Trong các vị trí sạt lở thì nặng nhất là đoạn hơn 100 m bờ biển Mỹ Khê (P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà).Sau khi nhận lệnh của lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT thành phố phối hợp Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch triển khai lực lượng tranh thủ thời gian làm để bảo vệ bờ biển.Các lực lượng vẫn đang ứng phó bằng lực lượng tại chỗ, cho bao tải cát vào trong các rọ thép để đảm bảo liên kết, thi công khoảng 3 lớp và sẽ đẩy nhanh nhất tiến độ có thể. Theo ông Đức, những ngày qua sóng biển rất cao đã gây khó khăn cho việc thi công, các lực lượng tranh thủ buổi sáng nước cạn để thi công gấp rút, vào buổi chiều nước lên không thi công được. Về lâu dài, địa phương có chủ trương làm kè bê tông. Sau khi phê duyệt hồ sơ thì Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng sẽ triển khai thi công.
Bí quyết làm giàu: Sống khỏe nhờ trồng nấm sạch
Sáng 11.4, giá cà phê Tây nguyên tăng từ 1.000 - 1.300 đồng/kg. Cụ thể tại Đắc Nông là 106.800 đồng/kg, Đắk Lắk mức 106.700 đồng/kg, Gia Lai là 106.500 đồng và Lâm Đồng mốc 106.200 đồng/kg.
Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ 1.1.2025, với nhiều quy định mới về xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trong số này có vi phạm nồng độ cồn.Hiện nay, vi phạm nồng độ cồn được chia thành 3 ngưỡng: chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở; vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở; vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.Nghị định 168/2024 quy định tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; vi phạm ở ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe; vi phạm ở ngưỡng cao nhất hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; vi phạm ở ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe; vi phạm ở ngưỡng cao nhất hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Như vậy, Nghị định 168/2024 chia 2 hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn: ở ngưỡng thấp nhất và ngưỡng thứ hai thì được áp dụng trừ điểm giấy phép lái xe thay cho tước giấy phép lái xe, riêng ngưỡng cao nhất vẫn áp dụng tước giấy phép lái xe.Điều này có sự khác biệt so với dự thảo trước đây, Bộ Công an từng đề xuất áp dụng hình thức trừ điểm giấy phép lái xe cho cả 3 ngưỡng vi phạm nồng độ cồn, trong đó ngưỡng thấp nhất trừ 2 điểm, ngưỡng thứ hai trừ 10 điểm, ngưỡng cao nhất từ 12 điểm.Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá Nghị định 168/2024 duy trì hình thức xử phạt tước giấy phép lái xe đối với vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng cao nhất cho thấy quan điểm nghiêm khắc của cơ quan nhà nước đối với hành vi này. Quy định tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng nhằm đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa. Với các ngưỡng thấp hơn thì được áp dụng trừ điểm giấy phép lái xe, thể hiện sự phân hóa mức độ vi phạm.Theo Bộ Công an, mỗi năm có hơn 500.000 trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, khiến người lái xe không được phép điều khiển phương tiện, tác động không nhỏ đến các hoạt động đi lại, sản xuất kinh doanh, đời sống hàng ngày. Nhiều người vi phạm bỏ giấy phép lái xe không đến nhận, tồn đọng rất lớn, gây lãng phí, tăng chi phí, nhân lực…Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe nhân văn hơn, mỗi lần bị trừ điểm như là "tiếng chuông" cảnh báo giúp người lái xe chấp hành pháp luật tốt hơn. Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm thì người lái xe vẫn tiếp tục được điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động tham gia giao thông, hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống.Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm. Số điểm sẽ bị trừ mỗi khi người có giấy phép lái xe vi phạm giao thông, tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi. Người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Giấy phép lái xe sẽ được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.Sau ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả đạt thì được phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Người đàn ông chế tạo ngựa sắt ở TP.HCM: Ra đường có bị CSGT phạt?
Sáng 7.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị có đánh giá tổng thể vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội để tìm nguyên nhân.Ông đề nghị đoàn giám sát của Quốc hội rà soát xem nguồn phát thải công nghiệp, các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội, các cơ sở sản xuất lớn gây ô nhiễm thế nào.Kế đó, theo ông Vinh là bụi xây dựng. Ông cho rằng, đô thị phát triển đương nhiên sẽ phát sinh bụi do xây dựng, song nên có kiểm soát. Cạnh đó là ô nhiễm do đốt các loại rác thải, vật liệu nông nghiệp. "Như ở Bắc Kinh của Trung Quốc, có thời gian ô nhiễm nặng nề, nhưng sau khi giải quyết bằng chuyển hết công nghiệp ra khu vực ngoại vi, tổ chức lại cây xanh, giờ đây Bắc Kinh có ai nói ô nhiễm nữa đâu", ông Vinh dẫn chứng.Phó chủ tịch Nguyễn Khắc Định thì lưu ý hoạt động giám sát cần phải có những kết quả cụ thể, kiến nghị chính sách mạnh mẽ để tạo chuyển biến trong vấn đề bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu này, ông đề nghị chú ý đặc thù của từng địa phương để có đề cương báo cáo, kế hoạch giám sát khác nhau. "Chẳng hạn như ở Hà Nội ô nhiễm không khí đang rất bức xúc thì giám sát tập trung vào lĩnh vực ô nhiễm không khí", ông Định nói.Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đoàn giám sát phải đặt mục tiêu xử lý dứt điểm những điểm nóng về môi trường ở các địa phương."Vấn đề lần giám sát này phải chỉ cho được mặt mạnh và hạn chế, có địa chỉ cụ thể chứ không nói chung chung, và đề xuất trách nhiệm của từng cơ quan ở T.Ư trong bảo vệ môi trường. Quốc hội cần sửa gì, Chính phủ cần sửa nghị định, thông tư nào, bộ ngành, địa phương dành kinh phía xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường thế nào…", Chủ tịch Quốc hội nêu.Dẫn chứng kinh nghiệm các quốc gia xung quanh như Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành nói "chắc ta phải có biện pháp mạnh mẽ hơn"."Gần đây nhất, thành phố New York của Mỹ đã đánh thêm phí và không cho ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng hay tắc nghẽn giao thông. UBND TP.Hà Nội cũng đã có kế hoạch thực hiện việc này", ông Thành thông tin và nói thêm, mong qua lần giám sát lần này sẽ có có biện pháp mạnh mẽ hơn, gồm việc sửa đổi luật, nghị định của Chính phủ cũng như hành động quyết liệt của địa phương.Giám sát về bảo vệ môi trường là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm nay. Theo kế hoạch, đoàn giám sát sẽ tiến hành giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm: TP.Hà Nội, TP.HCM, TP.Đà Nẵng, TP.Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, TP.Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng.Ngoài ra, đoàn giám sát cũng sẽ tổ chức làm việc với các bộ thuộc lĩnh vực: TN - MT, NN-PTNT, Xây dựng, GTVT, Tài chính, KH-ĐT, Công thương, Y tế. Cùng đó, làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Kết quả giám sát sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 10, cuối năm nay.