Việt Nam bước vào "bản đồ đám cưới tỉ phú" thế giới
Động cơ trên Yamaha Exciter 155 VVA cho khả năng vận hành mạnh mẽ hơn khi sản sinh công suất 17,7 mã lực tại 9.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 14,4 Nm tại 8.000 vòng/phút. So với Honda Winner X mới, động cơ trên Yamaha Exciter 155 VVA mạnh hơn 2,3 mã lực, lực kéo nhỉnh hơn 0,9 Nm. Cả hai mẫu xe này đều trang bị hộp số 6 cấp.Khi nào thí sinh có thể bắt đầu thi lại một kỹ năng IELTS?
Đó là câu chuyện của cô gái Pháp gốc Việt Eva Hoàng Rouch (29 tuổi) khiến nhiều người xúc động về hành trình tìm lại nguồn cội Việt Nam.Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi có dịp được trò chuyện với Eva trong thời gian cô gái Pháp cùng bạn trai ở lại khám phá TP.HCM, trước khi về lại miền Tây tìm mẹ ruột.Cho tôi xem những giấy tờ còn được gìn giữ cẩn thận suốt gần 3 thập kỷ từ cha mẹ nuôi, cô gái Pháp nói rằng đó là manh mối, là hành trang duy nhất để có thể tìm lại nguồn cội của mình.Trong những hồ sơ nhận nuôi đó, tôi đặc biệt chú ý tới một văn bản viết tay với những dòng chữ có phần nguệch ngoạc. Đó là biên bản kể lại câu chuyện cô gái Pháp năm xưa bị bỏ lại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.Nội dung biên bản ghi rõ vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 12.1.1996, đội bảo vệ bệnh viện trong lúc trực cổng thì được bà con nuôi bệnh thông báo có một đứa trẻ bị bỏ rơi ở bệnh viện. "Trong mình đứa bé gồm có một bộ đồ đang mặc trên mình, một cái khăn quấn và một bình sữa", đội bảo vệ bệnh viện thời điểm đó mô tả.Sau đó, đứa trẻ bất hạnh đã được chuyển vào Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi An Giang để được chăm sóc. Trong giấy khai sinh được đăng ký vào ngày 16.2.1996, đứa bé có tên Dưỡng Thị Ngọc Hoàng, sinh ngày 12.11.1995 với nơi sinh ở Long Xuyên. Tuy nhiên, trong mục thông tin cha mẹ được để trống.Sau đó không lâu, bé gái Ngọc Hoàng được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi và sống một cuộc đời mới ở Metz, miền đông nước Pháp. Với cái tên mới Eva Hoàng Rouch, cha mẹ nuôi vẫn muốn giữ một điều gì đó "rất Việt Nam" trong tên gọi của cô con gái nuôi. Cha mẹ nuôi người Pháp cho biết Eva bị bỏ rơi lúc 2 tháng tuổi và được nhận nuôi khoảng 4 tháng tuổi. Cũng từ đây, Eva có một tuổi thơ tươi đẹp, lớn lên trong tình yêu thương bao la của cha mẹ nuôi. Vợ chồng Pháp nhân hậu chưa bao giờ giấu con gái nuôi Việt Nam về gốc gác của mình.Vốn là một trưởng phòng quan hệ khách hàng ở một công ty tại Pháp, Eva quyết định nghỉ phép 1 năm và bắt đầu trong chuyến du lịch khắp thế giới của mình. Trong hành trình đó, cô gái ghé Việt Nam để tìm mẹ ruột.Bình luận trong một bài đăng trên mạng xã hội với một cô gái từng ở cùng trại trẻ mồ côi năm xưa đã dẫn lối cho Eva gặp được ông Huỳnh Tấn Sinh, một người Việt sống ở Pháp nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm thân nhân.Cô gái đã chia sẻ câu chuyện của mình với ông Sinh và được người đàn ông tốt bụng giúp đỡ nhiệt tình. Trong chuyến về Việt Nam lần này, Eva khởi hành từ Paris, với sự đồng hành đặc biệt cùng bạn trai, anh Nicolas Melchorri.Anh Nicolas cho biết đã quen Eva gần 7 năm nay. "Cô ấy luôn nói với tôi rằng cô ấy không nhất thiết phải tìm về với gia đình ruột thịt, vì cô ấy luôn lớn lên khi biết rằng mình đã bị bỏ rơi và không có thông tin gì về cha mẹ ruột của mình. Nhưng càng trưởng thành, cô ấy càng cảm thấy cần phải tìm lại cội nguồn, cố gắng hiểu mình đến từ đâu", anh kể lại.Chàng trai Pháp nói rằng anh và bạn gái đã cùng nhau đi du lịch vòng quanh thế giới trong 7 tháng và chuyến đi đến Việt Nam là chuyến trở về cội nguồn đầu tiên mà cô ấy không có sự đồng hành cùng cha mẹ nuôi để khám phá đất nước của mình. Anh dự định sẽ dành nhiều ngày cùng bạn gái ở An Giang để cảm nhận nơi Eva cất tiếng khóc chào đời. "Cô ấy biết rằng việc tìm lại cha mẹ ruột của mình mong manh nhưng tôi sẽ ở bên cô ấy để hỗ trợ và đồng hành cùng cô ấy trên hành trình của mình", anh chia sẻ.Chàng trai Pháp nhận xét Eva là một người phụ nữ mạnh mẽ, luôn đặt ra cho mình những mục tiêu trong cuộc sống để tiếp tục tiến về phía trước. Cô ấy ngăn nắp, nghiêm túc với công việc, hài hước và rất hòa đồng. Anh hy vọng Eva sẽ tìm được phép màu trên hành trình lần này."Mẹ ơi! Con không trách mẹ! Con chỉ muốn biết câu chuyện của mình, vì sao con bị bỏ rơi và gia đình con thế nào! Có lẽ, mẹ đã rất khó khăn khi bỏ lại con! Nếu mẹ có đọc bài báo này, xin hãy liên lạc với con!", chị Eva nhắn nhủ. Đây là lần thứ 3 cô gái Pháp trở lại Việt Nam. Chị từng đến đây vào năm 2007 cùng với cha mẹ nuôi, cũng đã thử các thông tin để tìm gia đình ruột thịt, nhưng không có manh mối. "Tôi bị bỏ rơi tại bệnh viện, ngoài ra không có thông tin gì thêm như lời cha mẹ nuôi tôi thuật lại khi về trại trẻ mồ côi để thăm", chị chia sẻ. Dù không quá nhiều lần về thăm Việt Nam nhưng với cô gái Pháp gốc Việt, đây là một đất nước tuyệt vời. Cô yêu con người, ẩm thực và tất cả mọi thứ. Chị luôn nghĩ rằng mình có 2 cuộc đời, một ở Pháp và một ở Việt Nam."Tận đáy lòng, bạn có giận mẹ ruột không?", nghe tôi hỏi, Eva cười hiền, đáp lại. Rằng, chị chưa bao giờ có ý định giận hay trách mẹ. Chị tin rằng, mẹ ruột đã không còn lựa chọn nào khác nên mới đứt ruột bỏ con mình.Lớn lên trong một gia đình Pháp tuyệt vời với cha mẹ nuôi đáng yêu và anh trai Việt Nam, chị cảm thấy hạnh phúc khi được mẹ ruột cho mình một cơ hội mới trong cuộc đời.Ông Huỳnh Tấn Sinh, người giúp đỡ cô gái Pháp trên hành trình tìm lại mẹ ruột cho biết dù cơ hội có mong manh, nhưng ông hy vọng với sự chung tay của cộng đồng mạng, của quý độc giả Thanh Niên, Eva sẽ tìm được phép màu của cuộc đời vào dịp Tết Nguyên đán đặc biệt năm nay. Chắc chắn, đây là một cái tết đầy yêu thương.Ai có tin tức về gia đình ruột của chị Eva vui lòng liên hệ với ông qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com. Vô cùng biết ơn!
‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 45: Vừa chuyển đến chỗ trọ, Ngọc bị đòi nợ
Cảnh tượng các trường học đóng cửa hàng loạt đã quay lại ở Mỹ, lần này không phải do Covid-19 mà là dịch cúm đang diễn tiến nghiêm trọng, theo chương trình tin tức TODAY phát trên Đài NBC News hôm 8.2.Theo giới chức y tế Mỹ, mùa cúm 2024–2025 chứng kiến số người mắc bệnh gia tăng và đến nay vẫn chưa thấy đỉnh dịch. Hậu quả là trường học tại các bang ghi nhận nhiều trường hợp lây và mắc bệnh cúm ở khuôn viên trường.Trong tuần qua, không ít trường học và thậm chí cả học khu thông báo đóng cửa ở ít nhất 10 tiểu bang, có thể kể đến Texas, Ohio, Oklahoma, Georgia, Virginia, Tennessee. Thời gian đóng cửa diễn ra ngắn, đa số trong vòng vài ngày.Tính đến ngày 7.2, số ca cúm tiếp tục gia tăng trên toàn nước Mỹ, theo báo cáo giám sát FluView mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) được công bố ngày 1.2.Theo ước tính của CDC, Mỹ đã ghi nhận ít nhất 24 triệu người bị cúm, 310.000 ca nhập viện và 13.000 người chết trong mùa dịch lần này.Trên toàn quốc, tỷ lệ phát hiện cúm hiện tăng lên 31% từ mức 18% trong giữa tháng 1.CDC cho biết ít nhất 43 tiểu bang và vùng thủ đô Washington hiện ghi nhận hoạt động cúm "rất cao" hoặc "cao". Những trường hợp nhập viện hoặc cấp cứu có liên quan đến dịch cúm cũng gia tăng.Số trường hợp trẻ em mắc bệnh cúm cũng tăng, và đến nay đã có ít nhất 57 trường hợp bệnh nhi tử vong vì cúm được ghi nhận trong mùa dịch 2024-2025 ở Mỹ."Điều chúng tôi lo lắng nhất là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn đến từ bệnh cúm và khiến trẻ bệnh rất nặng. Bản thân bệnh cúm và những biến chứng liên quan có thể gây tử vong ở trẻ", TODAY.com dẫn lời bác sĩ Jason Newland, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi đồng toàn quốc ở thành phố Columbus (bang Ohio).Cùng lúc, Mỹ cũng chứng kiến sự quay lại của các đợt nhiễm norovirus, Covid-19 và RSV (virus hợp bào hô hấp), với một số chuyên gia y tế gọi đây là "bộ tứ dịch bệnh"."Chúng ta đang chứng kiến các đợt sóng dịch đầy thách thức", theo cảnh báo của bác sĩ Torey Mack, Giám đốc Y tế của Hiệp hội Bệnh viện Nhi đồng Mỹ đại diện cho hơn 200 bệnh viện trên toàn quốc.Còn bác sĩ William Schaffner, giáo sư bệnh truyền nhiễm của Trường Y Đại học Vanderbilt tại Nashville (bang Tennessee), cho biết nước Mỹ đang trải qua mùa cúm nghiêm trọng, kéo dài và chứng kiến nhiều trường hợp nhập viện. Số ca cúm vẫn chưa giảm, nên dịch cúm vẫn trong giai đoạn hoành hành và chưa đến đỉnh dịch. CDC khuyến cáo tiêm phòng cúm mùa cho lứa tuổi từ 6 tháng trở lên, và vắc xin cung cấp phòng vệ đối với cúm A và cúm B.Tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng đối với những nhóm đối tượng đối mặt nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, như trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, người trên 65 tuổi, thai phụ, người mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền.
Ngày 30.12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM cho biết, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sẽ tổ chức 6 hoạt động chăm lo tết cho công đoàn viên và người lao động nhằm đảm bảo mọi công đoàn viên và người lao động đều có một cái tết ấm áp, hạnh phúc. Cụ thể, gồm: Thứ nhất, chương trình "Tết Sum vầy - Xuân đoàn kết" dự kiến chăm lo cho 15.000 hộ gia đình đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những người lao động bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội hoặc bị bão lũ ảnh hưởng, không có điều kiện về quê đón tết. Mức hỗ trợ là 1,8 triệu đồng/hộ (trong đó 300.000 đồng tiền quà và 1,5 triệu đồng tiền mặt).Thứ hai, chương trình "Tấm vé nghĩa tình - Xuân đoàn viên" nhằm hỗ trợ vé tàu, xe và máy bay cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết.Diện được hỗ trợ gồm người lao động gặp khó khăn, 2 năm liền chưa có điều kiện về quê đón tết; công đoàn viên bị mất việc do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn; người lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm lợi từ 50 triệu đồng trở lên hoặc đạt các giải thưởng như Giải thưởng Nguyễn Văn Linh, Bằng khen Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Giải thưởng Tôn Đức Thắng…Ngoài ra, chương trình "Chuyến tàu mùa xuân" sẽ hỗ trợ 100% giá trị vé tàu cho 500 gia đình công nhân tại các khu chế xuất và khu công nghiệp.Thứ ba, chương trình "Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" tặng phiếu mua hàng cho 9.500 công đoàn viên tham gia mua sắm tại các phiên chợ với giá ưu đãi (1 triệu đồng/đoàn viên).Thứ tư, LĐLĐ TP.HCM tổ chức họp mặt tặng quà cho 5.000 đoàn viên nghiệp đoàn có hoàn cảnh khó khăn (1 triệu đồng/phần) và tập thể các nghiệp đoàn (2 triệu đồng/tập thể).Thứ năm, lập các đoàn đi thăm, chúc tết các đơn vị, doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các công trình trọng điểm và gia đình đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Thứ sáu, với chương trình "Gia đình công nhân lao động vui tết cùng Thành phố", LĐLĐ TP.HCM dự kiến tổ chức cho 10.000 gia đình đoàn viên công đoàn tiêu biểu ở lại TP.HCM đón xuân tham quan, vui chơi giải trí tại một khu du lịch vui chơi, giải trí trên địa bàn.Hiện TP.HCM có khoảng 4,9 triệu người trong độ tuổi lao động, đồng thời có 17 khu chế xuất, công nghiệp với hơn 250.000 công nhân lao động. Tính đến nay, LĐLĐ TP.HCM đang quản lý hơn 18.800 công đoàn cơ sở với hơn 1,4 triệu công đoàn viên.
Nâng cao kiến thức về quản lý trong giáo dục - đào tạo
Bên cạnh những hàng quán trả mặt bằng, đóng cửa dịp cuối năm khiến nhiều khách quen tiếc nuối, thời điểm này nhiều hàng quán khác ở TP.HCM tưng bừng mở cửa, khai trương.Mới đây, chị Bùi Cẩm Giang hào hứng khai trương nhà hàng buffet N'Rona nằm trong một trung tâm thương mại lớn trên đường Tạ Quang Bửu (Q.8). Cách đó vài tháng, chị cũng đã khai trương nhà đầu tiên trong một trung tâm thương mại khác nằm trên đường Phạm Văn Đồng (TP.Thủ Đức, TP.HCM).Có gần 10 năm kinh doanh hải sản ở chợ đầu mối Bình Điền (Q.8), từ lâu chị chủ đã ấp ủ mở một nhà hàng hải sản của riêng mình và đến nay, dự định đó đã trở thành sự thật. "Thời điểm này tôi mới mở nhà hàng chủ yếu là bởi cuối cùng cũng chọn được mặt bằng ưng ý. Tôi cũng đã lựa chọn kỹ các mặt bằng khác nhau và quyết định chọn 2 nơi có vị trí đẹp để mở quán, dù giá có hơi chát", chị chia sẻ thêm.Mới mở quán, khó khăn lớn nhất của chị Giang là chưa có lượng khách quen ổn định. Thêm vào đó, tình hình kinh doanh ẩm thực cuối năm có phần chậm hơn so với thời điểm bình thường theo tình hình chung.Để nhiều khách biết tới, phía nhà hàng thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng nước, tặng hải sản cho khách tới ăn dịp cuối năm. Chị cho biết hiện tại nhà hàng phục vụ hơn 100 món ăn từ hải sản cũng như nhiều loại hải sản tươi sống như cua, ghẹ, tôm tích, hàu, nhum… cho khách thoải mái lựa chọn. Giá vé buffet ở đây từ 408.000 - 468.000 đồng tùy thời điểm khách ghé ăn. Mở nhà hàng ngày cuối năm là điều không dễ dàng, chị chủ cho biết nhà hàng sẽ cố gắng mỗi ngày để phục vụ tốt hơn nữa cho khách trong thời gian tới. Anh Khánh Duy (28 tuổi, ngụ Q.8) cho biết anh sống ở một chung cư gần quán buffet này. Thời gian gần đây, qua mạng xã hội, anh mới biết đến quán nên dự định sẽ cùng gia đình ghé ăn."Cuối năm, thấy khá nhiều hàng quán mới mở sôi động. Dưới chung cư nhà mình cũng có quán hủ tiếu bình dân cũng mới mở. Từ hàng quán bình dân đến nhà hàng đều rộn ràng khai trương. Mình định đến khi bớt bận sẽ cùng vợ ăn thử những quán gần nhà, quán nào ưng thì gắn bó lâu dài đỡ phải đi xa", anh cho biết.Cách đây không lâu, một nhà hàng "mới toanh" trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) chuyên bán các món ăn truyền thống Việt Nam như chả giò, bì cuốn, bánh mì bì, cà ri gà, bún bì cuốn, bánh xèo… cũng vừa được chị chủ khai trương.Đây là mong muốn của chị và người thân từ rất lâu, nhưng đến nay mới điều kiện hiện thực hóa nó khi chồng chị tìm được mặt bằng vô cùng ưng ý. "Mặt bằng ở đây thực sự rất đẹp nên khi vừa biết được gia đình mình đã không chần chừ mà quyết định thuê để mở quán luôn. Hành trình mở quán cũng chỉ trong vài tuần, đầy ngẫu hứng", chị kể.Dù là quán ăn mới nhưng vì ở vị trí đắc địa nên có đông khách ghé ăn, đặc biệt là người nước ngoài du lịch TP.HCM tò mò vào ăn thử các món truyền thống Việt Nam. Với giá từ 59.000 - 109.000 đồng tùy món, hợp lý ở trung tâm TP.HCM, nhiều người làm văn phòng cũng ghé ăn đông vào buổi trưa.Phía quán cho biết mở quán thời điểm này thực sự là một thách thức không nhỏ, tuy nhiên với tâm huyết dành cho món ăn và cách phục vụ, chủ quán hy vọng sẽ ngày càng nhận được sự ủng hộ lớn của khách.Trong tháng 12.2024, quán bánh tráng trộn nổi tiếng TP.HCM của chị Diva Cát Thy, một người thuộc cộng đồng LGBT cũng vừa mở trở lại lần thứ 3 sau thời gian dài nghỉ bán.Khai trương trở lại với chị Cát Thy không phải là hành trình dễ dàng, tuy nhiên chị chủ may mắn khi có nhiều khách cũ tới ủng hộ. "Thời điểm này, buôn bán cũng không bằng so với trước kia, nhưng bình bán nhỏ, sống qua ngày. Mong từ đây buôn may bán đắt, được nhiều khách thương mến ủng hộ", chị chủ chia sẻ thêm.