Phó thống đốc 'nhắc' 3 ngân hàng không nên xin tăng vốn từng lần
Năm 2019, Phạm Tuấn Ngọc lập kỷ lục rọi bức ảnh đen trắng lớn nhất Việt Nam với chất lượng tương đương nhà in ảnh thủ công lớn nhất và hàng đầu ở Mỹ tên là Griffin Editions. Năm 2023, anh giới thiệu với công chúng bộ sưu tập Chloris với những tác phẩm theo chủ đề bất tử và tái sinh được làm bằng kỹ thuật lumen printing đầu tiên tại Việt Nam. Cũng trong năm này, anh giới thiệu các tác phẩm cyanotype trên lụa với kích thước lớn nhất, cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam.Chủ sở hữu resort sang chảnh Six Senses Ninh Vân Bay mỗi ngày thu tiền tỉ
Giải thưởng thường niên của TVB diễn ra tối 19.1 với màn vinh danh những tác phẩm, diễn viên, đội ngũ sản xuất đứng sau các dự án phim nổi bật của nhà đài trong năm 2024. Sau đêm trao giải, kết quả các hạng mục quan trọng đang vấp phải nhiều ý trái chiều từ khán giả, nhất là chủ nhân của danh hiệu Thị đế, Thị hậu năm nay. Bên dưới bài đăng cập nhật kết quả của nhà đài, nhiều khán giả thả "phẫn nộ", bình luận không đồng tình trước kết quả.Ở đường đua Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Thị đế), Trương Chấn Lãng cũng khiến khán giả bất ngờ khi "vượt mặt" hai tên tuổi lớn như Lê Diệu Tường, Trần Hào, Trần Triển Bằng hay La Trọng Khiêm (La Tử Dật) được xướng tên lên nhận giải. Nghệ sĩ chiến thắng nhờ vai diễn trong phim Anh hùng phản hắc. Chia sẻ với truyền thông sau đêm trao giải, tài tử họ Trương cho biết mình quá bất ngờ sau khi nhận giải Nam diễn viên chính được yêu thích nhất tại Malaysia lại được xướng tên ở ngôi Thị đế. Anh hạnh phúc khi nhiều năm theo đuổi đam mê diễn xuất đã đạt được thành tựu đáng mơ ước.Tuy nhiên, kết quả này cũng lập tức gây ra những ý kiến chỉ trích, cho rằng Trương Chấn Lãng không thực sự thể hiện xuất sắc đến mức đạt Thị đế. Khán giả thi nhau nêu ý kiến: "Hai chữ Thị đế ngày càng mất giá. Tôi cũng thích Trương Chấn Lãng nhưng đoạt Thị đế thì chưa xứng tầm", "Thị đế như từ trên trời rơi xuống, mấy ứng viên lão làng thì bị loại", "Hai diễn viên thắng Thị đế, Thị hậu cũng được gọi là diễn tốt ở lứa diễn viên trẻ nhưng việc TVB gượng ép lăng xê họ quá đà vô tình làm mất thiện cảm của công chúng"…Trong khi đó, đường đua Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Thị hậu), Cung Gia Hân gây ngỡ ngàng khi vượt qua hai ứng viên "nặng ký" bậc nhất cuộc đua năm nay là Dương Di (Dương Thiến Nghiêu) và Lâm Hạ Vy cùng Trương Hy Văn, Diêu Tử Linh để giành chiến thắng. Diễn viên 36 tuổi được vinh danh nhờ màn thể hiện trong phim Xí nghiệp cường nhân.Trên HK01, Cung Gia Hân tiết lộ cô không nghĩ sẽ giành được giải thưởng. Người đẹp 8X bày tỏ mình hạnh phúc, hài lòng với kết quả đồng thời sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa và chứng minh khả năng của bản thân qua các tác phẩm trong tương lai.Trước đó, Lâm Hạ Vy và Dương Di là ứng viên sáng giá của đường đua Thị hậu năm nay khi dẫn đầu tỷ lệ bình chọn nhờ màn thể hiện xuất sắc trong bộ phim ăn khách Hắc sắc nguyệt quang. Trong khi đó, màn thể hiện của Cung Gia Hân trong Xí nghiệp cường nhân được đánh giá chỉ ở mức độ tròn vai, nhiều ý kiến cho rằng diễn xuất của cô có phần lép vế so với 4 diễn viên còn lại trong hạng mục đề cử.Khán giả thi nhau bình luận: "Dương Thiến Nghiêu xứng đáng với giải Thị hậu nhất", "Tưởng Dương Thiến Nghiêu mới là người chiến thắng", "Khán giả tranh cãi Dương Di hay Lâm Hạ Vy chiến thắng cuối cùng ngỡ ngàng khi nghe tên Cung Gia Hân", "Trao giải Thị đế sốc lần 1, trao đến giải Thị hậu sốc lần 2", "Thị đế, Thị hậu gây thất vọng nhất lịch sử"… Bên cạnh đó, có ý kiến đùa rằng cặp Trương Chấn Lãng - Cung Gia Hân thắng giải Thị đế, Thị hậu như một sự "đền bù" của TVB khi năm ngoái, cả hai gây tiếng vang với bộ phim Ma nữ si tình nhưng không thắng lớn tại lễ trao giải.Ngoài những bàn luận về nghệ sĩ đoạt giải, nhiều người đặt câu hỏi về tính minh bạch của kết quả các hạng mục, cho rằng giải thưởng truyền hình được mong đợi bậc nhất xứ cảng thơm ngày càng sụt giảm uy tín. Không ít người đánh giá TVB ưu tiên o bế những diễn viên trẻ đang trực thuộc nhà đài thay vì tập trung đánh giá thực lực của từng ứng viên và trao cho người thực sự xứng đáng.
Học phí dự kiến trường ngoài công lập TP.HCM, cao nhất gần 60 triệu đồng/tháng
Ngày 30.12, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Tại buổi lễ, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho bệnh viện.Sự kiện không chỉ ghi nhận những đóng góp to lớn của các thế hệ lãnh đạo, thầy cô, y bác sĩ, nhân viên... trong quá trình hình thành và phát triển bệnh viện. Mà còn là động lực để Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp tục sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ, đào tạo, nghiên cứu khoa học.Dịp này, bệnh viện cũng đón nhận các danh hiệu khác do Chủ tịch nước trao tặng, gồm: Huân chương Lao động hạng nhì trao tặng PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM; Huân chương Lao động hạng ba cho khoa Hồi sức tích cực và trao tặng bệnh viện cờ thi đua của Chính phủ; trao tặng bệnh viện cờ truyền thống của UBND TP.HCM.Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, trước bối cảnh thách thức ngành y tế nói chung và các bệnh viện nói riêng về các vấn đề như: dịch bệnh biến đổi; nhu cầu chăm sóc ngày càng cao của người dân; già hóa dân số; biến đổi khí hậu; mô hình bệnh tật nhiều thay đổi. Để có những bước phát triển vượt bậc, trở thành bệnh viện ngang tầm khu vực và thế giới, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp tục và phát huy nhiều thế mạnh, đặc biệt là chuyển đổi số.Cụ thể, triển khai các kỹ thuật y học cao, chuyên sâu. Cải tiến chất lượng khám sức khỏe về mọi mặt, đi đầu về chuyên môn, trang thiết bị hiện đại. Sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính để phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chung cho ngành y tế. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng mong muốn bệnh viện hỗ trợ các sở y tế các tuyến, bệnh viện của các tỉnh trong khu vực đổi mới, chuyển đổi số, cải tiến quy trình, thủ tục trong quản trị để phát triển.“Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phải là bệnh viện hàng đầu của Bộ Y tế trong việc thực hiện tốt chuyển đổi số. Đây sẽ là bệnh viện mẫu mực để các bệnh viện trong khu vực học tập”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.Tại buổi lễ, PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trải qua 30 năm hình thành và phát triển bệnh viện là mô hình trường - viện kiểu mẫu cho các trường đại học y khoa tại Việt Nam. “Bệnh viện cam kết tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học chuyên sâu, vì sự phát triển của ngành y tế Việt Nam”, PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc chia sẻ.Năm 1991, GS-TS Trương Công Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TP.HCM và GS-TS Nguyễn Đình Hối, Trưởng khoa Y đề xuất Bộ Y tế, UBND TP.HCM, UBND Q.5 và các mạnh thường quân xây dựng nền tảng của một bệnh viện thực hành.Ngày 10.4.1994, phòng khám chính thức hoạt động.Ngày 18.10.2000, Bộ Y tế ký quyết định thành lập Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.Ngày 12.4.2006, bệnh viện khởi công xây dựng mở rộng. Đến năm 2013, bệnh viện đưa vào triển khai hoạt động tòa nhà 17 tầng.
Ngày 5.3, Công an P.4 (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan xác minh, làm rõ vụ 2 người đi ô tô đánh người đi đường sau va quẹt giao thông.Sáng cùng ngày, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh 2 người đàn ông đánh, đá 1 người khác, sau va quẹt giao thông.Đoạn clip ghi hình lại cảnh 3 người đàn ông tranh cãi nhau giữa đường. Lát sau, 2 người đàn ông đuổi đánh người còn lại. Người này chạy một đoạn thì ngã xuống đất, rồi tiếp tục bị 2 người đàn ông đánh, đá vào người.Sau khi đánh người, 2 người đàn ông lên xe ô tô biển số tỉnh Đồng Nai rời đi. Thời điểm xảy ra vụ việc, khu vực đông phương tiện qua lại.Qua xác minh, vụ việc xảy ra lúc 15 giờ ngày 4.3 tại giao lộ Phan Đăng Lưu - Thích Quảng Đức (P.4, Q.Phú Nhuận) khiến giao thông qua khu vực bị ùn ứ. Bước đầu, nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do ô tô và xe máy xảy ra va quẹt giao thông trên đường.Liên quan vụ việc, cơ quan chức năng P.4 đang khẩn trương trích xuất camera an ninh phục vụ công tác điều tra.
Thể thao điện tử lần đầu tiên được giới thiệu đến cộng đồng người khuyết tật
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.