Đăng tin thất thiệt để ‘câu like’ trên Facebook, bị phạt tiền
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.Moccasin hay loafer mới là mẫu giày lười bảo bối của nữ sinh, chị em công sở?
Ngày 18.2, tại Văn phòng UBND tỉnh Bình Định, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã làm việc với Tập đoàn Syre (Thụy Điển) về việc hợp tác đầu tư.Tại buổi làm việc, ông Tim King, Giám đốc vận hành cấp cao Tập đoàn Syre, cho biết Syre là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế dệt may, với mục tiêu giảm phát thải carbon và rác thải trong ngành dệt bằng cách tái chế Polyester quy mô lớn. Syre có kế hoạch xây dựng 12 nhà máy toàn cầu vào năm 2032, sản xuất 3 triệu tấn Polyester tái chế, giúp giảm 15 triệu tấn Co2 hằng năm. Theo ông Tim King, Tập đoàn Syre dự định đầu tư tại Bình Định một nhà máy tổ hợp sản xuất tái chế sợi Polyester với diện tích 10 ha, tổng vốn đầu tư từ 700 triệu đến hơn 1 tỉ USD. Nhà máy này sẽ tạo việc làm, phát triển hệ sinh thái quản lý rác thải và tăng cường hoạt động vận chuyển, phân loại dệt may.Ông Phạm Anh Tuấn hoan nghênh dự định của Tập đoàn Syre về mong muốn lựa chọn Bình Định làm địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy. Theo ông Tuấn, tỉnh Bình Định đang rất quan tâm và ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất mang tính bền vững và tuần hoàn. Do vậy, việc Tập đoàn Syre dự kiến đầu tư nhà máy tái chế rác thải dệt may tại Bình Định vào thời điểm này là phù hợp với mục tiêu phát triển xanh và bền vững của tỉnh. Đồng thời, Bình Định có những điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Syre đầu tư, phát triển trong khu vực và toàn cầu."Tập đoàn Syre phải đảm bảo các quy định về xử lý, tái chế rác thải dệt may và các chủ trương, chính sách của Chính phủ Việt Nam đang hướng tới như: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải", ông Tuấn đề nghị.
Gen Z đi làm, gặp đồng nghiệp lớn tuổi hơn ba, mẹ thì xưng hô thế nào?
Rất may, các bác sĩ đã có thể điều trị tình trạng của bệnh nhân bằng chườm nước đá, giúp các mạch máu co lại, khiến "cậu nhỏ" trở lại kích thước bình thường trong vòng 48 giờ.
Ngày 26.2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM nhận được hai giải thưởng Thành tựu y khoa Việt Nam 2024, đây là sự ghi nhận những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực chuyển đổi số y tế và nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện.Theo đó, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM được trao giải nhì với ứng dụng SNOMED CT. Đây là hệ thống thuật ngữ lâm sàng điện tử được mã hóa theo chuẩn quốc tế, giúp chuẩn hóa dữ liệu bệnh án. Bệnh viện đã tiên phong ứng dụng SNOMED CT, góp phần tối ưu hóa quá trình điều trị và tăng cường khả năng liên kết thông tin y tế giữa các cơ sở khám chữa bệnh.Tại bệnh viện, SNOMED CT đã được ứng dụng từ tháng 8.2022, giúp chuẩn hóa dữ liệu bệnh án điện tử tại 29 khoa lâm sàng. Nhờ đó, bệnh viện đã chuẩn hóa thành công hơn 60 mẫu bệnh án. Đồng thời, nâng cao tính nhất quán của dữ liệu, hỗ trợ chẩn đoán chính xác và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin y tế trên toàn quốc.Với công trình y tế đoạt giải ba là "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và triển khai hiệu quả công tác dược bệnh viện", nhờ ứng dụng này Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng thuốc, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Hệ thống quản lý thuốc tích hợp vào bệnh án điện tử từ năm 2017 đồng bộ quy trình từ cung ứng đến sử dụng, giúp giảm thiểu sai sót, rút ngắn thời gian xử lý thông tin, tối ưu hóa dự trữ thuốc và hỗ trợ dược lâm sàng...PGS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ:“Hai giải pháp y tế thông minh được vinh danh tại giải thưởng Thành tựu Y khoa 2024 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của bệnh viện trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các cơ sở y tế khác trên toàn quốc, vì mục tiêu chung là nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.” Giải thưởng Thành tựu Y khoa Việt Nam 2024 được tổ chức lần thứ 5, là sự kiện danh giá nhằm tôn vinh những thành tựu y học xuất sắc trên toàn quốc. Chủ đề của giải thưởng năm nay là “Y tế thông minh”, hưởng ứng xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và tối ưu hóa quy trình chăm sóc sức khỏe. Năm nay, có 68 sản phẩm đăng ký tham gia từ 34 đơn vị y tế, sau quá trình sơ tuyển, 27 sản phẩm được chọn vào vòng bình chọn cuối cùng. Trong đó, 20 thành tựu y khoa xuất sắc nhất được vinh danh và trao giải.
Săn pet Chí tôn cùng game thủ Gunny PC - Mùa đông không lạnh là đây!
Tham gia Hội Chữ thập đỏ khi còn trẻ, ông Thiền luôn suy nghĩ tìm phương cách giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Năm 2009, ông đứng ra thành lập tổ Nắm gạo tình thương. "Tên gọi Nắm gạo tình thương được lấy ý tưởng từ hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, đó là mỗi người góp một nắm gạo như một cách trao gửi tình thương. Có khi chỉ một nắm gạo nhỏ nhưng đủ mang đến một bữa cơm ấm lòng cho người khó khăn", ông Thiền chia sẻ.Tổ có 8 thành viên, phần nhiều là nông dân lớn tuổi, đều có chung tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng dốc tiền túi để giúp đỡ người nghèo. Vào ngày rằm hằng tháng, các thành viên đi vận động, quyên góp từ người dân trong và ngoài ấp, sau đó tổng kết, công khai số tiền vận động được rồi lên kế hoạch hỗ trợ tiền và gạo cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Nhờ tinh thần đoàn kết và nhận thấy ý nghĩa cao đẹp của mô hình này, nhiều người dân trong vùng tích cực đóng góp. Hiện nay, tổ hỗ trợ thường xuyên cho 25 hộ, bình quân mỗi hộ nhận 10 kg gạo và 50.000 đồng/tháng. Sau 15 năm hoạt động, tổ Nắm gạo tình thương đã hỗ trợ tổng cộng hơn 35 tấn gạo và gần 200 triệu đồng cho gần 4.000 lượt người nghèo. Ngoài ra, tổ còn hỗ trợ đột xuất cho những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị bệnh tật."Mỗi tháng, tổ vận động được 5 triệu đồng, giúp cho 25 hộ dân trong ấp, mỗi hộ 10 kg gạo. Tiền dư thì trích ra giúp bệnh nhân nghèo. Bản thân là tổ trưởng, tôi phải bỏ tiền túi trước rồi mới kêu gọi bà con được. Hằng tháng, mọi khoản thu chi, mua gì, cho ai… chúng tôi đều công bố cho cả tổ biết", ông Thiền nói.Ông Thiền cho biết gia đình ông làm nghề trồng lúa với diện tích đất 3 ha, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Cuộc sống ổn định nên ông dồn sức vào các hoạt động thiện nguyện nhằm giúp đỡ những người không may mắn, khó khăn. Ngoài duy trì hoạt động tổ Nắm gạo tình thương, ông Thiền còn tham gia ban điều hành xe chuyển bệnh miễn phí của xã Bình Thạnh Đông; tham gia dặm vá đường. Đồng thời ông cũng tích cực đóng góp cho các công trình phúc lợi xã hội, hoạt động xã hội - từ thiện ở địa phương.Ông Huỳnh Văn Thông, Trưởng ấp Bình Trung 2, cho biết: "Ông Thiền là một tấm gương sáng về công tác xã hội từ thiện. Nhiều năm qua, tổ Nắm gạo tình thương do ông thành lập đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Đến nay, nhiều hộ nhờ được giúp đỡ mà cố gắng phấn đấu vươn lên".Theo ông Lương Khánh Vân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Bình Thạnh Đông, ông Thiền rất năng nổ, nhiệt tình, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện tại địa phương. "Hội Chữ thập đỏ xã thành lập 7 chi hội trong 7 ấp, thường xuyên vận động hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn. Riêng ông Thiền tham gia rất nhiều hoạt động, ở đâu làm từ thiện là có mặt ông. Bên cạnh đó, ông còn vận động được nhiều người khác cùng tham gia", ông Vân cho biết thêm.