Vụ tàu kéo và sà lan bị chìm: Xuyên đêm tìm kiếm 5 người mất tích
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Nhờ đâu Phần Lan từ nơi tỷ lệ tự tử cao thành 'quốc gia hạnh phúc nhất'?
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.
Vì sao dự án Zenity chiết khấu đến 40% giá trị căn hộ?
Truyền thông Mỹ đưa tin nhiều thi thể đã được tìm thấy trong vụ máy bay chở khách va chạm với một chiếc trực thăng quân sự Black Hawk ở thủ đô Washington DC (Mỹ).Vụ việc xảy ra vào ngày 29.1 (giờ địa phương) khi chiếc máy bay chở theo 64 người lao xuống sông Potomac do va chạm trên không trung với chiếc trực thăng quân sự. Dẫn các nguồn tin địa phương, Đài CBS News cho biết ít nhất 18 thi thể đã được đưa lên khỏi dòng nước trong đêm băng giá. Chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ rầm rộ đang được tiến hành, với những thợ lặn lao xuống dòng sông Potomac băng giá để tìm kiếm những người mất tích và xác 2 chiếc máy bay.Lãnh đạo Sở Cứu hỏa Washington DC John Donnelly cho hay khoảng 300 nhân viên cứu hộ đang làm việc trong điều kiện "cực kỳ khắc nghiệt" và không có nhiều dấu hiệu cho thấy họ hy vọng sẽ tìm thấy người còn sống."Chúng tôi sẽ ở ngoài đó cho đến khi nào cần thiết", Thị trưởng Washington DC Muriel Bowser phát biểu trong một cuộc họp báo.Liên đoàn Trượt băng nghệ thuật Mỹ cho biết một số vận động viên, huấn luyện viên và quan chức đã có mặt trên chuyến bay, trong khi các quan chức ở Moscow xác nhận cặp đôi người Nga Evgenia Shishkova và Vadim Naumov, từng giành chức vô địch đôi thế giới năm 1994, cũng có mặt trên máy bay."Thật không may, chúng tôi thấy rằng những thông tin đáng buồn này đang được xác nhận. Những người đồng hương khác của chúng tôi cũng có mặt ở đó", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.Theo Reuters, Điện Kremlin đã gửi lời chia buồn tới gia đình những người Nga thiệt mạng và cho biết hiện tại không có kế hoạch liên lạc nào giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.Chiếc máy bay Bombardier do American Eagle - công ty con của American Airlines - vận hành đang tiến đến Sân bay Quốc gia Reagan sau khi khởi hành từ Wichita (bang Kansas) thì xảy ra va chạm vào khoảng 21 giờ ngày 29.1 (giờ địa phương).Các quan chức quân đội Mỹ cho biết chiếc trực thăng liên quan là loại Black Hawk chở 3 binh sĩ trong một "chuyến bay huấn luyện".Tổng thống Trump cho biết trong một thông cáo chính thức rằng ông đã được "thông báo đầy đủ" và nói thêm rằng "cầu Chúa ban phước lành cho linh hồn" các nạn nhân.Chưa đầy 4 giờ sau thảm họa, ông lên mạng xã hội để chỉ trích bộ phận kiểm soát không lưu, dù các quan chức khác nhấn mạnh rằng họ đang chờ đợi cuộc điều tra được tiến hành."Máy bay đang ở một đường bay hoàn hảo và bình thường đến sân bay. Chiếc trực thăng bay thẳng về phía máy bay trong một khoảng thời gian dài. Đêm trời trong, đèn trên máy bay sáng rực", ông viết trên nền tảng Truth Social của mình."Tại sao máy bay trực thăng không bay lên hoặc xuống, hoặc quay đầu. Tại sao tháp điều khiển không bảo máy bay trực thăng phải làm gì thay vì hỏi xem họ có nhìn thấy máy bay không. Đây là một tình huống tồi tệ mà có vẻ như đáng lẽ phải được ngăn chặn", nhà lãnh đạo viết.
Dương Cẩm Lynh và Quỳnh Lam vừa có màn đọ sắc trong bộ ảnh áo dài, đánh dấu sự hợp tác trong năm mới. Trước đó, cả hai đều là những gương mặt quen thuộc trong các dự án phim xưa, gây ấn tượng với khán giả bởi nét diễn tự nhiên, chân thật. Dù có không ít bình luận so sánh, song họ khẳng định chưa bao giờ xem nhau là “đối thủ” cạnh tranh trong nghề. Quỳnh Lam chia sẻ những năm gần đây cô không nhận show diễn tết vì muốn ở cạnh gia đình. Bên cạnh đó, người đẹp 8X bật mí trong năm 2025, cô có vai diễn điện ảnh đầu tiên với tác phẩm Phòng trọ ma ám. Đây chính là cơ hội quý báu để những nhà sản xuất và đạo diễn nhìn thấy được thực lực của cô ở màn ảnh rộng. Sau khi chia tay với bạn trai ngoại quốc, Quỳnh Lam dành thời gian cho bản thân, không muốn đề cập nhiều đến chuyện tình cảm cá nhân.Dương Cẩm Lynh nói trong năm 2024, cô bận rộn với công việc, không có tâm trí cho chuyện tình cảm. Sau biến cố, cuộc sống của người đẹp 8X trôi qua nhẹ nhàng, dồn sức cho 2 dự án là Nợ đời vay trả và Miền ảo vọng. Sau một năm tất bật, tết là giai đoạn để bà mẹ hai con nghỉ ngơi, dành trọn thời gian bên gia đình. Gần 10 năm sống tại Mỹ, Hoa hậu Kim Hồng trải qua 3 lần đón tết nơi xứ người. Cô kể năm đầu xa xứ, bản thân không tránh khỏi nỗi nhớ quê, thậm chí từng bật khóc vì hoài niệm về mâm cỗ gia đình. Thời gian trôi qua, cô dần quen với nhịp sống hối hả của xứ người, nhưng mỗi độ xuân về, lòng cô vẫn không nguôi trăn trở. “Ở đây có thể có mọi thứ, nhưng thiếu một thứ chính là không khí tết đậm đà như ở Việt Nam”, cô bộc bạch. Để xoa dịu nỗi nhớ nhà, tết nào Hoa hậu Kim Hồng cũng tự tay chuẩn bị mọi thứ như ở Việt Nam, từ gói bánh, trang trí nhà cửa hay đi chùa cầu mong năm mới bình an. Với cô, đó không chỉ là cách lưu giữ truyền thống, mà còn là một hành trình tìm về chính mình, kết nối với cội nguồn và sẻ chia những giá trị của dân tộc.Trong dịp tết này, Hoa hậu Kim Hồng đã gửi những phần quà nhỏ đến các ngôi chùa tại Việt Nam, thể hiện sự tri ân và mong muốn chia sẻ niềm vui đầu năm. Trong năm 2025, cô dự định tiếp tục công việc kinh doanh tại Mỹ, đồng thời tham gia nhiều dự án thiện nguyện vì “dù ở đâu, tôi cũng muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp của quê hương”. Thông qua trang cá nhân, Hoa hậu Kỳ Duyên gây chú ý khi đăng tải dòng chia sẻ về mối quan hệ với Hoa hậu Thiên Ân. Người đẹp cho biết thời gian qua có những tin đồn không đúng về mối quan hệ giữa cô và đàn em, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cả hai. Do đó, Miss Universe Vietnam 2024 quyết định lên tiếng làm rõ. Kỳ Duyên viết: "Tôi cũng muốn lên tiếng một lần để mọi người không hiểu lầm về mối quan hệ giữa tôi và Thiên Ân. Chúng tôi có mối quan hệ bạn bè tốt đẹp”. Ngoài ra, Miss Universe Vietnam 2024 gửi lời chúc người đẹp 10X sẽ thành công với những dự định sắp tới. Kỳ Duyên cũng mong khán giả tiếp tục ủng hộ sự nghiệp của cả hai. Dịp tết này, Kỳ Duyên và Thiên Ân có cuộc đối đầu trên đường đua phim Việt. Cụ thể, nàng hậu quê Nam Định góp mặt trong Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành, còn đàn em tham gia vai chính phim Nụ hôn bạc tỷ của Thu Trang. Nhiều khán giả tò mò về phần thể hiện của họ trên màn ảnh rộng. Tham gia chương trình Chuyện tối cùng sao, Đoan Trang chia sẻ vào dịp tết, cô thường đi biểu diễn ở nhiều nơi, sau đêm giao thừa mới được trở về nhà. Dù lịch trình dày đặc song nữ ca sĩ vẫn cố gắng dành thời gian bên cạnh người thân. “Tôi cảm thấy hạnh phúc khi trở về nhà, ba mẹ lúc nào cũng chờ mình”, cô tâm tình. Chồng ngoại quốc của Đoan Trang không chỉ nhanh chóng hòa nhập mà còn trân trọng văn hóa Việt Nam. Từ việc chuẩn bị bao lì xì đến tham gia các phong tục truyền thống. Cô hạnh phúc kể rằng người bạn đời luôn tự hào khi trở thành một phần của gia đình Việt. Đặc biệt, câu “chúc mừng năm mới” bằng tiếng Việt luôn là lời đầu tiên anh dành cho gia đình và bạn bè trong dịp tết.Đoan Trang tiết lộ không muốn có thêm con vì sợ không đủ thời gian để chăm sóc con chu toàn. Giọng ca Tóc hát tâm sự: “Tôi thì khác, vì lòng đam mê nghệ thuật quá lớn, tôi vẫn còn biểu diễn, tập trung cho những dự án nên tôi nghĩ có một đứa con chất lượng, nuôi dạy thật tốt, gìn giữ đời sống hôn nhân gia đình vui vẻ tốt đẹp là đủ, để còn năng lượng và thời gian cống hiến cho khán giả, cho nghề nghiệp. Vì quan điểm đó nên tôi không muốn có thêm con”.
Armenia - Nga: Vương không muốn, bỏ không xong
Sau đó, ông Donald Trump sẽ đến sân vận động trong nhà Capital One để dự cuộc diễu hành của tổng thống trước khi đến Nhà Trắng trong đoàn xe chạy trên đại lộ Pennsylvania.Tại Nhà Trắng, ông Trump sẽ tham dự buổi lễ truyền thống để ký kết các lệnh hành pháp và đề cử tại Phòng Bầu dục.Trong khi đó, CNN dẫn một số nguồn tin cho hay Cơ quan Mật vụ Mỹ và các cơ quan khác đang làm việc điều chỉnh kế hoạch an ninh sau khi địa điểm tổ chức hoạt động nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà. Các cơ quan chỉ có 3 ngày, tính từ ngày 17.1, để đưa ra một kế hoạch an ninh mới, thay cho kế hoạch trước đây đã mất nhiều tháng để chuẩn bị.Ngày 17.1, Tổng thống đắc cử Trump tuyên bố lễ nhậm chức của ông sẽ diễn ra bên trong sảnh của Điện Capitol do nhiệt độ lạnh ở mức nguy hiểm được dự báo tại Washington. Sau đó, Ủy ban Quốc hội chung về các nghi lễ ra thông báo sẽ tôn trọng yêu cầu của ông Trump chuyển nghi lễ nhậm chức từ bên ngoài vào sảnh trung tâm có mái vòm mang tên Rotunda của Điện Capitol.Nhà tổ chức luôn có những kế hoạch dự phòng để tổ chức lễ nhậm chức ở nhiều địa điểm trong trường hợp thời tiết xấu hoặc những trở ngại khác, nhưng thách thức lúc này là không thể đưa hàng ngàn người vào Rotunda. Sảnh này có sức chứa khoảng 700 người và chỉ đủ chỗ cho các nghị sĩ, vợ chồng hay nhân vật quan trọng theo họ.Nhà thi đấu Capital One có sức chứa hơn 20.000 người, nhưng các quan chức thực thi pháp luật cho hay hơn 200.000 người đã có vé dự lễ nhậm chức. Giới chức cho biết thời tiết giá lạnh ngăn cản đại đa số khách mời tham dự các nghi lễ nhậm chức trực tiếp, nên họ có thể giữ tấm vé đó làm kỷ niệm.Các biện pháp an ninh cho Nhà thi đấu Capital One và khu vực xung quanh vẫn đang được tổ chức thực hiện giữa Cơ quan Mật vụ, cảnh sát thủ đô và các cơ quan khác. Dự kiến, việc đảm bảo an ninh tại lễ nhậm chức của ông Trump sẽ do khoảng 25.000 nhân viên thực thi pháp luật và binh sĩ thực hiện.Tổng thống đắc cử Trump đã đến thủ đô Washington trong ngày 18.1 (giờ Mỹ) để dự hàng loạt sự kiện trước khi nhậm chức. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài NBC News trước đó cùng ngày, ông Trump tiết lộ rằng ông định ký một số lượng kỷ lục các sắc lệnh hành pháp sau khi tuyên thệ nhậm chức. Khi được hỏi liệu con số sắc lệnh đó có vượt quá 100 hay không, ông Trump trả lời: "Ít nhất là phải tầm đó".Ông Trump dự kiến sẽ ký lệnh hủy bỏ nhiều chính sách đã được chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đưa ra, bao gồm sắc lệnh liên quan đến chương trình trục xuất hàng loạt dân nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ. Ông Trump nhấn mạnh với NBC News rằng công tác trục xuất di dân không giấy tờ ở Mỹ sẽ "được bắt đầu vô cùng nhanh chóng".Trong khi đó, hàng ngàn người biểu tình đã tuần hành qua những con phố ở Washington vào ngày 18.1 để phản đối các chính sách của ông Trump và đảng Cộng hòa. Những người biểu tình nêu bật hàng loạt vấn đề mà họ cho là đang bị ông Trump và các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa công kích, trong đó có quyền phá thai, biến đổi khí hậu, nhu cầu bảo vệ tốt hơn trước bạo lực súng đạn và quyền của người nhập cư.