Vườn sầu riêng trúng tiền tỉ giữa hạn mặn
Theo Bộ Công an, từ tháng 1 - tháng 10.2024, toàn quốc xảy ra 30 vụ trộm cắp trên máy bay đến, đi từ các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam, trong đó có 33 đối tượng quốc tịch nước ngoài (sân bay Tân Sơn Nhất 22 vụ, với 25 đối tượng; sân bay Đà Nẵng 8 vụ, với 8 đối tượng).Bộ Công an cho hay, hoạt động trộm cắp trên máy bay của các đối tượng người nước ngoài có xu hướng gia tăng về số vụ vi phạm, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của hành khách, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng uy tín các hãng hàng không và uy tín của đất nước Việt Nam.Với quyết tâm này, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08) đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ, rà soát, phát hiện hàng trăm đối tượng người nước ngoài có các dấu hiệu nghi vấn hoạt động trộm cắp trên tàu bay; phạm vi hoạt động của các nghi phạm không chỉ tập trung trên các tuyến bay đến, đi Việt Nam mà cả các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á.Theo Bộ Công an, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng rất tinh vi, hoạt động theo nhóm, có sự phân công nhiệm vụ giữa các đối tượng (trộm cắp tài sản, tẩu tán, che giấu tài sản bị đánh cắp). Các đối tượng thường xuyên nhập, xuất cảnh Việt Nam với tần suất dày đặc (lên tới hàng trăm lượt/năm, xuất và nhập cảnh trong 1 - 2 ngày); thay đổi chặng bay, hãng bay liên tục, quốc tế kết hợp với các chặng bay nội địa (Tân Sơn Nhất - Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất - Cam Ranh, Nội Bài - Đà Nẵng, Nội Bài - Cam Ranh…); đặt vé sát ngày bay, không có hành lý ký gửi; chọn vị trí ghế ngồi thuận lợi để thực hiện hành vi vi phạm; một số trường hợp mua vé hạng thương gia để trộm cắp tài sản có giá trị cao trong hành lý xách tay đựng trên hộc đựng hành lý.Bộ Công an cho biết, tính riêng đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo vệ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 20 - 27.12.2024), A08 đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng bắt 4 đối tượng là người nước ngoài trộm cắp tài sản của hành khách trên tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam.Theo Bộ Công an, đây là loại tội phạm mới, lần đầu tiên A08 khởi tố và xử lý hình sự. A08 khuyến cáo người dân khi đi máy bay cần nâng cao tinh thần cảnh giác và chủ động tố giác tội phạm với cơ quan chức năng khi phát hiện có dấu hiệu phạm tội.Công ty PouYuen cần 1.000 công nhân, không ngại tuyển người trên 40 tuổi
Chiều 10.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm nhóm các bà chủ cửa hàng sữa cưỡng đoạt tài sản của nữ nhân viên, khi họ dồn đơn tạo doanh số lớn chỉ với mục đích hưởng tiền thưởng.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Lê Hoài An (34 tuổi, ngụ 50 Bàu Năng 1, Q.Liên Chiểu) và Tăng Thụy Ngọc Hạnh (44 tuổi) cùng 5 năm tù, Phạm Thị Mỹ Dung và Mai Thị Kiên (cùng 34 tuổi, cùng ngụ P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) cùng 4 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.Theo cáo trạng, 3 bị cáo An, Dung, Kiên và Tăng Thị Ngọc Phúc (34 tuổi, em bị cáo Hạnh) góp vốn mở cửa hàng sữa tươi Milk Farm từ tháng 3.2021. Trong đó, An đại diện hộ kinh doanh, Phúc ở xa nên nhờ Hạnh quản lý.Sáng 27.3.2023, An, Dung, Kiên nghi thất thoát sữa tại cửa hàng 70 Hà Tông Quyền (P.Khuê Trung) nên yêu cầu 2 nữ nhân viên (không ký hợp đồng lao động) là Trần Thị Thiên Chi (25 tuổi, ngụ thôn 5 xã Ia Răng, H.Đắk Đoa, Gia Lai) và Phạm Trịnh Sanh Hòa (32 tuổi, ngụ tổ 7 P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) đến đối chiếu. Các bị cáo gửi số liệu để Phúc (ở TP.HCM) tính ra số tiền thất thoát hơn 62 triệu đồng. 2 nữ nhân viên thừa nhận không lên đơn khi bán sữa, số tiền thu của khách chưa nhập vào hệ thống quản lý là gần 15 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 nhân viên đã mua 42 thùng sữa để khắc phục trước khi kiểm kê, đồng thời cam kết tiếp tục bù tiền nếu cuối tháng đối chiếu còn thiếu.Các bà chủ cửa hàng sữa liên tục tra hỏi lý do, cách thức, chủ mưu, đồng phạm và dọa báo công an. Chi giải thích chỉ mượn hàng để giao cho khách, rồi Hòa sẽ mua trả lại chứ không biển thủ.Các bà chủ tiếp tục đe dọa xử lý về việc đưa hàng giả vào cửa hàng, ảnh hưởng thương hiệu nhưng 2 nữ nhân viên phủ nhận. Trong đó Hòa hoảng sợ, hoảng loạn, cầm dao chạy vào nhà vệ sinh khóc lóc, kể về hoàn cảnh khó khăn để xin không báo công an.Biết Hòa định tự tử, nhưng Hạnh vẫn nói "trong cửa hàng có camera, hắn làm gì thì kệ, gọi công an đến". Hạnh còn tự lập ra quy định của cửa hàng, ép Hòa và Chi phải bồi thường gấp 3 do bán hàng không lên đơn với số tiền bồi thường gần 200 triệu đồng.Chưa dừng lại, Hạnh còn đổ lỗi sụt giảm doanh số, ép 2 nữ nhân viên phải đền bù thêm 400 triệu đồng thuê nhà, điện nước, tiền thuế… Do bị đe dọa báo công an, 2 nạn nhân chấp nhận bồi thường tổng cộng gần 600 triệu đồng và bị ép phải trả đủ trong 2 tháng với 3 đợt.Theo điều tra, Phúc tính nhầm đơn vị sản phẩm nên tiền thất thoát lên đến hơn 62 triệu đồng, trong khi chính xác chỉ hơn 28 triệu đồng. Hai nữ nhân viên đã khắc phục gần 15 triệu đồng, còn lại thiệt hại hơn 13 triệu đồng.Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định việc bán hàng không lên đơn, không nhập hệ thống quản lý là nhằm dồn đơn lẻ để gộp thành đơn hàng lớn, tạo doanh số để hưởng tiền thưởng chứ Hòa, Chi không có ý định chiếm đoạt. Hai nữ nhân viên cũng không bỏ trốn, không dùng khoản tiền này sử dụng vào hành vi bất hợp pháp.Trong khi đó, 4 bị cáo còn bắt Hòa phải chuyển trước 10 triệu đồng, siết nợ bằng cách giữ 2 xe máy của 2 nạn nhân, laptop của Hòa rồi mới cho về lúc gần 0 giờ ngày 28.3.2023.Ngoài ra, 4 bị cáo này còn bị chị Nguyễn Thị T.T (ngụ H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) tố cáo cưỡng đoạt hơn 830 triệu đồng vào ngày 3.12.2022 tại cửa hàng Milk Farm ở Q.Liên Chiểu.Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng không có căn cứ chứng minh các bị cáo đe dọa, dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp chị T., chỉ có thể xác định việc gia đình chị này đã bồi thường được 578,5 triệu đồng cho cửa hàng Milk Farm là tự nguyện, nên không xử lý hình sự.Đối với Phúc, khi xảy ra vụ việc đang ở TP.HCM, không tham gia đe dọa các nạn nhân nên không bị truy cứu.
Các điểm lưu trú, ẩm thực của Thái Lan “khoác áo mới” đón chào du khách
Tối 6.3, bà Nguyễn Thị Lệ Hằng, Giám đốc Trung tâm CNTT-TT (Trung tâm chuyển đổi số) thuộc Sở KH-CN tỉnh Quảng Trị, đã có văn bản giải trình về vụ việc chỉ có 1 nhân viên đến làm việc tại cơ quan thời điểm ban lãnh đạo Sở KH-CN đến thăm, tặng hoa nhân ngày Quốc tế phụ nữ (8.3).Cụ thể, phía trung tâm cho biết đã không nhận được thông báo từ đại diện công đoàn cơ sở về việc ban lãnh đạo Sở KH-CN gồm giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch công đoàn đến thăm và tặng hoa nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8.3."Về việc chỉ có 1 nhân viên đi làm vào lúc sở đến thăm, chúng tôi đã kiểm tra các camera an ninh và xác định ban lãnh đạo sở đến thăm vào lúc 7 giờ 26 phút đến 7 giờ 30 phút thì rời đi. Vào lúc 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút có 5 viên chức, người lao động đến làm việc và từ 7 giờ 30 phút đến 7 giờ 38 phút có thêm 9 viên chức khác đến làm việc", văn bản giải trình có đoạn viết.Trao đổi thêm với PV Thanh Niên, bà Hằng cho biết vì không nhận được thông báo ban lãnh đạo sở đến thăm nên các cán bộ, nhân viên không biết; thời điểm đoàn đến thăm, các cán bộ và nhân viên ngồi trong phòng làm việc. "Nếu nhận được thông báo thì tôi đã chỉ đạo cho cán bộ, nhân viên chuẩn bị kỹ lưỡng để đón ban lãnh đạo đến thăm. Vì không biết nên một số cán bộ vẫn ngồi trong phòng làm việc", bà Hằng nói.Trung tâm sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc và đã chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành nghiêm túc thời gian làm việc đến toàn bộ viên chức, người lao động theo chỉ đạo của Giám đốc Sở KH-CN.Như Thanh Niên đã thông tin, sáng nay 6.3, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Trị có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị tạm dừng bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm chuyển đổi số vì chưa chấp hành nghiêm túc quy định về thời gian làm việc.Cụ thể, vào 7 giờ 35 phút hôm nay (6.3), nhân dịp kỷ niệm 115 ngày Quốc tế phụ nữ (8.3), ban lãnh đạo Sở KH-CN tỉnh Quảng Trị đến thăm và tặng hoa chúc mừng một số đơn vị sự nghiệp của sở, trong đó có Trung tâm chuyển đổi số.Mặc dù đã có thông báo trước, tuy nhiên khi ban lãnh đạo đến Trung tâm chuyển đổi số thì chỉ có 1 nữ nhân viên có mặt tại nơi làm việc.Trung tâm chuyển đổi số vừa được chuyển từ Sở TT-TT tỉnh Quảng Trị qua Sở KH-CN sau khi 2 đơn vị sở này sáp nhập. Toàn bộ trung tâm có 15 cán bộ, nhân viên và hiện chưa bổ nhiệm giám đốc mới sau sáp nhập.
Năm 2023, chương trình Cử nhân Kinh Doanh LQT có sự hợp tác giữa Viện Doanh nhân Đương đại LQT, Viện ISB thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Western Sydney (Úc). Chương trình được thiết kế dành riêng cho những cá nhân yêu thích kinh doanh và mong muốn khởi nghiệp. Chương trình có sự đồng hành của Tiến sĩ Lý Quí Trung - doanh nhân nổi tiếng với chuỗi nhà hàng Phở 24 và tác giả của nhiều đầu sách về quản trị kinh doanh.Cuộc thi tạo cơ hội cho học sinh khám phá và phát triển ý tưởng kinh doanh, với các khóa học từ doanh nhân giúp trang bị kiến thức về xây dựng kế hoạch kinh doanh. Cuộc thi cũng rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tư duy chiến lược và lãnh đạo.Cuộc thi Học Sinh Khởi Nghiệp không chỉ giúp các bạn trẻ có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia mà còn là nền tảng thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, là bệ phóng hoàn hảo cho những ai muốn theo đuổi kinh doanh.Thí sinh theo dõi các thông tin và hoạt động của cuộc thi qua các cổng thông tin sau:- Landing page cuộc thi: https://lqt.edu.vn/cuoc-thi-hoc-sinh-khoi-nghiep-cung-nha-sang-lap-doanh-nghiep-viet/- Facebook: https://www.facebook.com/westernsydneyuni/- Website: http://www.lqt.edu.vn- Email: lqtbbus@westernsydney.edu.vn
Game mobile Võ Lâm Truyền Kỳ MAX chuẩn bị Alpha Test
Đặc biệt, S-Race Thừa Thiên Huế còn nhận được sự ủng hộ của tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh. Cùng trong sáng 9.3, 8 huyện, thị xã đã cùng chạy hưởng ứng song song với sự kiện thi đấu trực tiếp. Tổng số vận động viên ghi nhận được lên tới gần 15.000 người, là các bạn học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh học sinh. Đây là con số vận động viên lớn bậc nhất tại một sự kiện trực tiếp của giải chạy học đường này.