Lương Thùy Linh cùng Lona Kiều Loan diện cùng set đồdenim khoe đường cong quyến rũ
Ngày 14.3, lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương cho biết sau khi giải thể công an cấp huyện trong tỉnh, đơn vị này đã tiếp nhận các chức năng nhiệm vụ quản lý các bãi giữ xe vi phạm và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông... của công an cấp huyện chuyển giao.Đồng thời, Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương cũng tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về cấp đổi giấy phép lái xe và thi sát hạch (từ ngày 1.3).Cụ thể, các bãi giữ xe vi phạm của công an cấp huyện trước đây được chuyển chức năng, nhiệm vụ về Phòng CSGT quản lý, bố trí lực lượng trông coi, đảm bảo an toàn tài sản và PCCC.Về cấp đổi giấy phép lái xe, theo thông báo của Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, công việc này được tổ chức tiếp nhận tại quầy 13 và 14, tầng 1, tháp B, Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương. Hoặc người dân có thể thực hiện trên cổng dịch vụ công cấp độ 4.Ngoài ra, Phòng CSGT Bình Dương tiếp nhận thêm 3 phó phòng được điều động từ cấp huyện (sau khi giải thể từ ngày 1.3), gồm: thượng tá Võ Đức Tín (nguyên Phó trưởng công an TP.Thủ Dầu Một; thượng tá Phạm Quang Trưởng (nguyên Phó trưởng công an TP.Thuận An) và thiếu tá Phan Minh Thảo (nguyên Phó trưởng công an TP.Tân Uyên).Đến nay, Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương có 7 phó phòng và 1 trưởng phòng.
Hủy cuộc họp với nhà thầu Thuận An về tiến độ kênh Tham Lương - Bến Cát
Ông đề nghị: Nếu một người trở mình quá nhiều, hoặc kéo chăn, vậy tại sao bạn không thể đắp mền riêng?
Cảnh sát PCCC - cứu nạn cứu hộ vào cuộc hỗ trợ kỹ năng phòng chống đuối nước
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do NSND Trà Giang đóng chính đã trở thành một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bộ phim vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, nghệ thuật và chạm đến trái tim của biết bao thế hệ khán giả. Ra mắt vào năm 1972, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do đạo diễn Hải Ninh thực hiện với kịch bản của nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ. Bộ phim tái hiện cuộc sống và cuộc đấu tranh đầy gian khó của người dân hai bờ Hiền Lương trong bối cảnh đất nước bị chia cắt. Nhân vật chị Dịu - do NSND Trà Giang thủ vai là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam kiên cường, vừa lo toan gia đình vừa dẫn dắt phong trào đấu tranh trước sự đàn áp của kẻ thù.Theo chia sẻ của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt, quá trình quay phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không hề dễ dàng, nhất là với những cảnh đêm trên sông Bến Hải. Một trong những phân đoạn khó nhất với bà là cảnh chị Dịu ôm con vượt sông để tìm chồng. Để ghi hình cảnh này, đoàn phim phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng, chuẩn bị nhiều giờ trước khi quay. Nếu cảnh quay diễn ra vào buổi tối, công tác chuẩn bị phải bắt đầu từ giữa trưa để đảm bảo mọi yếu tố kỹ thuật như ánh sáng, nước sông và hiệu ứng đặc biệt được kiểm soát chặt chẽ.Tại Liên hoan phim Moscow năm 1973, bộ phim đã giành giải Nhất của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới, trong khi NSND Trà Giang nhận huy chương Vàng cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Khi nhớ lại khoảnh khắc này, bà xúc động đến mức không thể cầm được nước mắt: "Tôi không nghĩ mình sẽ đoạt giải. Khi nghe tên mình được xướng lên, tôi run rẩy và xúc động đến mức không thể thốt nên lời".Nữ nghệ sĩ tâm sự thêm: "Dù đóng rất nhiều nhân vật, từ người phụ nữ nông thôn, miền núi, miền biển đến thành phố, nhưng mỗi vai diễn đều mang đến những trải nghiệm đáng quý. Tôi hạnh phúc khi có cơ hội khắc họa vai trò của người phụ nữ trong từng giai đoạn...".Những giọt nước mắt của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt không chỉ là sự xúc động khi nhớ lại một thời gian khó, mà còn là niềm tự hào về một tác phẩm đã sống mãi trong lòng công chúng. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, mà còn là bản hùng ca về lòng yêu nước, về tinh thần bất khuất của những con người ở vùng giới tuyến; và hơn hết, là lời tri ân sâu sắc đến những người phụ nữ Việt Nam đã góp phần làm nên lịch sử.
Chị Lê Thị Thanh Thủy (37 tuổi), làm việc tại Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết có 3 con đang học ở ba cấp học là: mẫu giáo, tiểu học, THPT. Mỗi năm, tiền học phí cho 3 con là hơn 3 triệu đồng. "Số tiền ấy có thể không quá lớn với nhiều người. Nhưng lớn với gia đình tôi cũng như những người đang có thu nhập thấp. Vậy nên khi nghe thông tin bắt đầu từ đầu năm học mới 2025-2026, học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước được miễn học phí, tôi rất mừng", chị Thủy tâm sự.Không riêng gì chị Thủy, hầu hết phụ huynh có con đang theo học tại các trường công lập trên cả nước đều chung niềm hân hoan, phấn khởi với thông tin trên."Tôi vui lắm khi con được miễn học phí", chị Huỳnh Thị Xoan (32 tuổi), phụ huynh có con học tại Trường THCS Châu Văn Liêm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nói.Theo chị Xoan, hàng tháng, chi phí cho con học thêm ngoại ngữ, kỹ năng, các môn thể thao… tốn khá nhiều. Chính vì thế, được miễn học phí giúp gia đình chị vơi đi một nỗi lo. "Khi không phải đóng học phí nữa, số tiền ấy giúp tôi trang trải cuộc sống, tiết kiệm thêm một khoản chi tiêu", chị Xoan chia sẻ.Chị Nguyễn Thị Tố Oanh (37 tuổi, ngụ ở hẻm 107 Tôn Đức Thắng, Q.Đống Đa, Hà Nội), kể công việc hiện tại làm hộ lý ở một bệnh viện với mức lương chưa đến 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập không cao, một mình nuôi con, nên học phí là "gánh nặng có thật"."Nếu tính cả học phí cùng những khoản khác thì hàng năm phải tốn số tiền rất nhiều. Khi được miễn học phí, tôi cảm thấy được chia sẻ, an ủi", chị Oanh nói.Anh Hoàng Phú Thanh Bình (34 tuổi), làm việc tại Khu công nghệ cao TP.HCM, cho rằng việc miễn học phí là sự quan tâm đầu tư của Bộ Chính trị đối với giáo dục. Và đó là món quà đầy ý nghĩa và vô cùng thiết thực cho toàn bộ học sinh các trường công lập trên cả nước. Từ đó giúp nhiều gia đình, đặc biệt là những trường hợp còn khó khăn trong cuộc sống, thu nhập bấp bênh đỡ nghĩ đến chuyện "tiền đâu lo chuyện học cho con".Có những trường hợp là vợ chồng trẻ đã từng trì hoãn kế hoạch sinh thêm con cũng "mở cờ trong bụng", khấp khởi vui mừng."Hai vợ chồng có thu nhập không cao, nên ngần ngại chuyện sinh thêm con. Vì lo không có tiền nuôi con ăn học. Nhưng giờ thì đã tự tin hơn rồi, bởi chuyện học phí của con không còn phải lo đến nữa", anh Nguyễn Văn Thành (31 tuổi), làm việc Công ty TNH Chinli Mỹ Phước (TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nói.Thầy giáo Nguyễn Hoàng Chung, Trường THPT Lê Thánh Tông (tỉnh Gia Lai), cho rằng miễn học phí cho học sinh công lập là chủ trương rất nhân văn. Những phụ huynh là công nhân, nông dân, không có việc làm ổn định, có cuộc sống còn chật vật sẽ "đỡ đau đầu" trong chuyện lo học phí cho con. Quyết định này cũng đã thật chia sẻ gánh nặng đối với những gia đình nhiều con. Và mọi học sinh ở khắp cả nước có cơ hội học tập bình đẳng, không phân biệt xuất thân từ gia đình giàu hay nghèo. Cũng theo ông Chung, những ngày qua, ông được phụ huynh chia sẻ rằng cảm thấy rất "ấm lòng" với thông tin trên. Em Đào Thị Thanh Tuyền, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (H.Phú Tân, tỉnh An Giang), cho biết: "Nhiều khi thấy ba mẹ lo học phí mà rất thương. Nên khi đọc được thông tin trên các báo về việc từ năm học sau được miễn học phí, em và ba mẹ có thêm niềm vui. Những lo toan của ba mẹ vào đầu mỗi năm học sẽ không còn nữa. Ba mẹ đỡ gánh nặng phải lo tiền học cho em và một người em đang học lớp 7".Chị Hà Mỹ Thanh (32 tuổi), phụ huynh học sinh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho rằng: "Mong là các trường sẽ không có quá nhiều khoản "phụ phí" (các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục – PV). Có như vậy thì tin vui kia mới trọn vẹn. Chứ miễn học phí mà các trường yêu cầu phụ huynh đóng hàng loạt khoản này khoản kia thì phụ huynh cũng... đau đầu".
Bảng báo giá thiết kế, thi công spa chi tiết và chuyên nghiệp
Tuy vậy, các phân tích vẫn cho rằng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) khó có thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào về chính sách sản lượng dầu cho đến cuộc họp cấp bộ trưởng đầy đủ vào tháng 6 tới.

Trường Sa - Tuyến đầu tổ quốc: Vững vàng Nam Yết
Trải nghiệm dàn xe Lexus từ đại ngàn về miền biển xanh cát trắng
Chương trình Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh 2024 được Tập đoàn TH duy trì hàng năm, khuyến khích cộng đồng cùng hành động, lan tỏa lối sống xanh. Mỗi cá nhân tham gia chương trình có thể truy cập vào hệ thống lưu trữ thông tin thu gom của mình để chia sẻ trên mạng xã hội như một thành quả "sống xanh - yêu môi trường" đáng tự hào.
iPhone 15 Pro Max nhái giá 220 USD giống bản gốc đến 90%
Trong tập Chị đẹp đạp gió phát sóng tối 18.1, 3 đội: Tóc Tiên, Kiều Anh và Minh Tuyết cùng tranh tài ở vòng chung kết với hai vòng đấu khác nhau. Trước đó, ba đội lần lượt xếp vị trí 1, 2 và 3 ở vòng công diễn 5. Trong đó, chỉ có đội Minh Tuyết chưa giành được bông hoa đạp gió nào (mỗi bông hoa đạp gió ứng với 1 thành viên có cơ hội ra mắt trong nhóm nhạc Đạp gió).Ở vòng đấu kết hợp giọng hát cùng trình diễn, đội trưởng Minh Tuyết cùng Thảo Trang, Hoàng Yến Chibi thể hiện bản mashup Cảm ơn và xin lỗi - Cảm ơn tình yêu. Ca từ nhẹ nhàng, sâu lắng cùng giọng hát chất chứa nhiều cảm xúc kết hợp không gian lắng đọng và thông điệp cảm ơn - xin lỗi mà ba "chị đẹp" truyền tải khiến tiết mục chạm đến trái tim khán giả. Màn biểu diễn có sự hỗ trợ của dàn nhạc điện tử và dàn nhạc giao hưởng đồng thời có sự tham gia của dàn hợp xướng tạo nên một tiết mục trọn vẹn.Minh Tuyết xúc động gửi lời cảm ơn, xin lỗi đến khán giả, tất cả các "chị đẹp" và ê kíp vì đã giúp các chị có những phút giây thăng hoa với nghệ thuật. Giọng ca 7X hài hước tiết lộ nhờ tham gia chương trình, cô có thêm nhiều con gái là các "chị đẹp" kém tuổi và cảm thấy bản thân trẻ ra khi nắm bắt được nhiều xu hướng trẻ. Sau chương trình, cô có thêm những mối quan hệ tưởng chừng không thể kết nối.Trong khi đó, đội Tóc Tiên với các "chị đẹp" Bùi Lan Hương, Phạm Quỳnh Anh, Minh Hằng va Dương Hoàng Yến gây ấn tượng với sân khấu Một ngày hay trăm năm. Cùng sự hỗ trợ của dàn nhạc giao hưởng, các "chị đẹp" khiến sân khấu bừng sáng với giọng ca chan chứa tình yêu cùng phần nhìn được khán giả đánh giá đậm chất điện ảnh. Bùi Lan Hương chinh phục khán giả bằng những nốt cao liên tưởng đến opera và chắp bút cho phần X-part. Dương Hoàng Yến tiếp tục thử sức với nhạc cụ mới là sáo flute. Tiết mục lấy ý tưởng từ phim 100 ngày bên em đồng thời tri ân cố đạo diễn Vũ Ngọc Phượng.Còn Kiều Anh, Xuân Nghi, Tuimi và Thiều Bảo Trâm lại tái hiện không gian broadway trên sân khấu khi thể hiện phiên bản Thanh xuân vừa quen thuộc, vừa mới lạ. Họ hóa thân thành 4 thiếu nữ mộng mơ đưa khán giả đắm mình trong tình yêu, trong không gian thơ mộng của trời Tây cùng những điệu Jazz thu hút. Phần trình diễn được nâng tầm với sự kết hợp giữa dàn nhạc thính phòng cùng dàn nhạc điện tử. Đội trưởng Kiều Anh chia sẻ: "Chúng tôi có viết những phần lời mới giống như một lời hồi đáp cho các chàng trai về thanh xuân của những phụ nữ. Đây là ca khúc trả lời cho bài Thanh xuân của nhóm Da Lab".Kết thúc vòng đấu đầu tiên, đội Minh Tuyết dẫn đầu điểm bình chọn, theo sau là đội Tóc Tiên và Kiều Anh. Với kết quả này, chủ nhân hit Đã không yêu thì thôi và đồng đội thành công giành được bông hoa đạp gió đầu tiên. Nữ ca sĩ bật khóc với kết quả và khẳng định thắng thua không quan trọng vì cô đã có những phút giây hạnh phúc với đội của mình.Sang đến vòng đấu thứ hai là sân khấu vũ đạo, 3 đội lần lượt tôn vinh nét đẹp văn hóa Bắc - Trung - Nam qua loạt tiết mục sôi nổi, hấp dẫn và mang đậm nét đặc trưng vùng miền.Đội Kiều Anh, Phương Thanh, Ngọc Thanh Tâm, Tuimi, Xuân Nghi và Thiều Bảo Trâm mở màn bằng bản mashup Inh lả ơi - Đỉnh nóc kịch trần, tái hiện không gian mùa xuân Tây Bắc khác biệt với hình tượng những cô gái dân tộc Thái cá tính. Không chỉ kết hợp chất liệu dân gian với chất nhạc hip hop, vũ đạo ấn tượng mà trang phục của các "chị đẹp" còn được tạo điểm nhấn bằng họa tiết thổ cẩm rực rỡ sắc màu.Từ đề bài liên quan đến miền Bắc, cả đội đều mong muốn được thể hiện một phần trình diễn thật "cháy" để khép lại hành trình Đạp gió. Kiều Anh tiết lộ cả đội nghĩ đến việc kết hợp Inh lả ơi với một ca khúc để thêm phần bùng nổ, ca nương lập tức nghĩ đến NSND Tự Long từ đó cùng đồng đội tạo nên phần sáng tác mới lấy cảm hứng từ câu nói gây sốt của đàn anh.Ngay sau đó, Minh Tuyết, Thảo Trang, Mie, Ngọc Phước, Hoàng Yến Chibi mời khán giả đến với không khí lễ hội miền Trung qua màn trình diễn Giận mà thương - Hò Hụi Bình Trị Thiên. Không chỉ mang đến bản phối đậm sắc dân gian và hiện đại, các "chị đẹp" còn hát bằng giọng miền Trung, thể hiện vũ đạo với nhiều đội hình đẹp mắt. Cả đội cũng khéo léo quảng bá nét đẹp văn hóa miền Trung khi lễ hội có sự xuất hiện của vô số đạo cụ đến từ các làng nghề truyền thống: tranh làng Sình, làng hương Thủy Xuân, làng hoa giấy Thanh Tiên, làng đèn lồng Hội An và hội đua thuyền rồng.Để làm rõ chủ đề chung kết là Chuyển mình rực rỡ, Thảo Trang và Ngọc Phước đã hóa thân thành cá chép vượt vũ môn hóa rồng khi thể hiện vũ đạo, thể hiện tinh thần không bỏ cuộc của người dân miền Trung giữa sự tàn phá của thiên nhiên. "Chúng tôi muốn lấy tinh thần này để tôn vinh dân tộc, tôn vinh những người dân Việt Nam lúc nào cũng kiên cường, bất khuất", nữ nghệ sĩ chia sẻ. Họ cũng mong muốn tiếp nối, bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, đưa văn hóa đến gần các bạn trẻ hơn.Cuối cùng, đội Tóc Tiên, Minh Hằng, Dương Hoàng Yến, Phạm Quỳnh Anh, Bùi Lan Hương và Misthy "náo loạn" sân khấu với đám cưới đậm chất miền Tây qua tiết mục Ra giêng anh cưới em - Mùa xuân đầu tiên - Rồi cưới luôn. Tạo hình gần gũi, ấn tượng, không khí sôi động và vũ đạo hài hước, bắt xu hướng, 6 "chị đẹp" cùng nét tinh nghịch của phụ nữ miền Nam đã làm tất cả mọi người phải đứng lên nhún nhảy.Mình Hằng khẳng định tiết mục này đã phá tan hình tượng họ xây dựng suốt 4 tháng qua. Còn Bùi Lan Hương mong muốn mang lại một phần trình diễn đậm màu sắc miền Nam nên đã quyết định kết nối 5 ca khúc liên tiếp và nhờ Phạm Quỳnh Anh, Hứa Kim Tuyền hỗ trợ. Cô cũng hào hứng khi xuất thân từ miền Bắc nhưng đã thành công "xào nấu" phần nhạc đậm chất miền Nam.Vòng đấu thứ hai khép lại với chiến thắng của đội Tóc Tiên, đội Minh Tuyết giành vị trí thứ hai và đội Kiều Anh đứng chót. Hai đội giành số điểm bình chọn cao hơn đều lần lượt nhận 1 bông hoa đạp gió. Kết thúc đêm chung kết, đội Tóc Tiên có 3 bông hoa đạp gió, đội Minh Tuyết thành công "lội ngược dòng" giành trọn 2 bông hoa đạp gió nhờ màn thể hiện xuất sắc trong chung kết trong khi đội Kiều Anh "trắng tay" ở chung kết và vẫn chỉ có 1 bông hoa đạp gió.Kết quả chung cuộc cùng đội hình của nhóm nhạc Đạp gió sẽ được công bố trong tập gala trao giải dự kiến lên sóng vào tuần sau.
qqlive
Các đội Indonesia và Thái Lan đều sẽ thiếu vắng nhiều trụ cột trên hàng tấn công ở SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, sau khi Ban tổ chức (BTC) của đại hội thể thao Đông Nam Á thay đổi độ tuổi dành cho các cầu thủ bóng đá nam tham dự SEA Games. Đáng chú ý, Thái Lan sẽ vắng 2 tiền đạo vừa thi đấu rất hay tại AFF Cup 2024, gồm Suphanat Mueanta và Teerasak Poeiphimai. Trong khi đó, Indonesia sẽ không có sự phục vụ của chân sút hay nhất SEA Games 32 năm 2023 Ramadhan Sananta. Những cầu thủ này năm nay vừa đúng 23 tuổi, lố đúng 1 tuổi so với quy định mới.Ngược lại, U.22 Việt Nam gần như sẽ giữ nguyên thành phần mạnh nhất mà chúng ta từng kỳ vọng. Đặc biệt, hàng tấn công của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik trong những ngày tới đây rất đáng gờm. Những ngôi sao tấn công trong lứa tuổi 22 của bóng đá Việt Nam gồm Đình Bắc, Vĩ Hào, Văn Trường, Quốc Việt, Đức Việt, Thanh Nhàn đều đủ điều kiện tham dự SEA Games 33.Đây cũng là những gương mặt từng thi đấu tốt tại các giải U.23 châu Á 2024 và U.23 Đông Nam Á 2023. Về mặt cá nhân, những cầu thủ này đã chứng minh được năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Còn về mặt đồng đội, họ ăn ý với nhau, nhờ được cùng nhau thi đấu nhiều giải như đã nêu ở trên.Hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam vừa có thể hình tốt, vừa giàu kỹ thuật. Nhóm các cầu thủ có thể hình tốt trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trường (1,82 m), Bùi Vĩ Hào (1,81 m) và Nguyễn Đình Bắc (1,80 m). Còn nhóm các cầu thủ giàu kỹ thuật có Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Đình Bắc.Tốc độ cũng là một điểm mạnh khác nơi hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam hiện nay. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thanh Nhàn nổi tiếng là những cầu thủ có tốc độ xuất phát cao, có thể tăng tốc vượt qua qua đối thủ ở thời điểm đối phương mất tập trung.Từ những nhân sự như thế này, HLV Kim Sang-sik có thể bố trí các phương án tấn công khác nhau cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ông Kim Sang-sik có thể cho các học trò chơi phối hợp nhóm nhỏ, dựa vào kỹ thuật của các cầu thủ. Có thể cho toàn đội chơi bóng dài và bóng bổng, dựa vào thể hình tốt của những cầu thủ tấn công như Văn Trường, Vĩ Hào và Đình Bắc. Ngoài ra, khi cần U.22 Việt Nam có thể khai thác các tình huống cố định. Trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, chúng ta có Khuất Văn Khang là cầu thủ đá phạt rất tốt, anh có thể giúp các pha bóng cố định của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu Khuất Văn Khang được trả về đúng vị trí sở trường tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật của hàng tấn công đội U.22 Việt Nam sẽ được nâng lên, vì Khuất Văn Khang là dạng cầu thủ giàu kỹ thuật.Chi tiết khác không thể không nhắc đến, tất cả các ngôi sao tấn công của U.22 Việt Nam đều đang chiếm được chỗ đứng nhất định ở CLB mà họ đang khoác áo. Vĩ Hào, Văn Khang dần trở thành trụ cột ở các đội Bình Dương, Thể Công Viettel, Văn Trường, Đình Bắc là quân bài chiến lược tại Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội, Quốc Việt, Đức Việt có suất thi đấu chính thức ở Ninh Bình, còn Thanh Nhàn cũng có được vị trí tương tự ở CLB PVF-CAND. Việc được thi đấu thường xuyên ở sân chơi chuyên nghiệp (V-League, hạng nhất) sẽ giúp cho các cầu thủ giữ được sự ổn định trước SEA Games.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư