Hơn 1.000 sinh viên xúc động khi được về quê trên chuyến xe miễn phí
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.Bên trong trung tâm bóng đá 'độc lạ', nơi con trai Thành Lương nuôi giấc mơ thành cầu thủ
Tại AEON Mall Tân Phú trưa 8.3, khách hàng mua sắm không khỏi thích thú trước những bó hoa xuất hiện tại quầy rau củ. Xà lách, bông cải được "thay áo" thành hoa, mỗi bó hoa đều được các nhân viên chăm chút lại cẩn thận, chúng được thắt nơ và điểm thêm một vài nhánh hoa baby trắng trông rất dễ thương. Đây có lẽ cũng là lý do tại khu vực này bạn trẻ xếp hàng dài chỉ để mua hoa… rau củ. Lương Trần Công Thắng, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: "Đây là cách làm độc đáo, thay vì mình mua hoa bình thường để vài ngày sẽ héo xong đem bỏ thì rất lãng phí. Mình đã mua một bó hoa bằng bông cải và một bó xà lách để tặng mẹ và người yêu, sau ngày 8.3 chắc mình sẽ nhờ mẹ xào bông cải để ăn". Theo khảo sát, mỗi bó hoa bông cải có giá dao động từ 50.000 - 55.000 đồng, giá có phần cao hơn so với thông thường. Nhưng nhiều người trẻ vẫn sẵn sàng mua vì sự tiện ích mua một được hai của món quà này đem lại. Nguyễn Hoàng Tuấn (25 tuổi), trọ trên đường Cộng Hoà, Q.Tân Bình, TP.HCM đã mua 4 bó hoa làm từ súp lơ để về tặng người thân. "Mình thấy món quà này rất thú vị, người nhận có thể ăn chúng, hơn hết nó cũng có nhiều ý nghĩa. Súp lơ có một cuống và các nhánh được tỏa ra nhiều hướng nhưng chụm lại với nhau thể hiện sự viên mãn. Hơn nữa súp lơ cũng có nhiều dinh dưỡng nên mình nghĩ đây là món quà tuyệt vời để tặng những người yêu thương trong dịp lễ này", Tuấn nói. Năm nay các loại hoa tươi được khách hàng mua nhiều hơn hoa sáp và hoa khô, trái ngược hẳn với xu hướng năm rồi. Dạo quanh các con đường tại TP.HCM, các mặt hàng hoa sáp được bày bán khá nhiều nhưng tình hình chung của các tiểu thương bán loại hoa này là ế khách. Nguyễn Công Lập (24 tuổi), đang làm nhân viên cửa hàng tiện lợi trên đường Tân Kỳ Tân Quý, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết: "Năm nay mình chỉ mua một nhánh hồng tươi tặng người yêu do kinh tế khó khăn nên phải tiết kiệm. Mình nghĩ không quan trọng là tặng người ấy món quà đắt tiền mà là cách thể hiện tình cảm", Lập nói. Chị Hoàng Thị Loan, một tiểu thương bán hoa trên đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết năm nay chủ yếu bán được các loại hoa tươi và cành hoa lẻ còn hoa sáp thì khó bán. "Từ hôm qua đến giờ chủ yếu tôi bán được loại hoa hồng tươi, mỗi nhánh có giá 10.000 đồng. Người ta chuộng mua loại này khá nhiều, riêng hoa sáp với gấu bông năm nay nhập nhiều nhưng hơi khó bán."Chị Loan cho hay tình hình chung năm nay hoa bán chậm hơn so với năm rồi. "Năm trước chỉ cần đến trưa 8.3 đã bán được gần nửa số bông nhưng năm nay còn nhiều. Chỉ mong từ đây đến tối mọi người ra ủng hộ chứ không thì thất thu", Chị Loan than thở.Chị Loan cho biết hoa hồng sáp loại 20 bông giá dao động từ 200.000 - 250.000 đồng, loại nhỏ hơn thì 5 bông có giá 50.000 đồng, còn các loại hoa hồng giấy thì dao động từ 50.000 - 500.000 đồng. Đối với hoa tươi, chỗ chị Loan có nhiều loại như hoa hồng nhánh nhỏ giá 10.000 đồng, còn hoa hồng Đà Lạt loại to thì dao động từ 25.000 - 30.000 đồng một nhánh. Hoa tươi bó có giá dao động từ 200.000 - 500.000 đồng một bó tùy theo nhu cầu của khách.
Phó chủ tịch quận Thanh Xuân được yêu cầu 'nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm'
Tối 6.3, Hoa hậu Thùy Tiên chính thức lên tiếng trên trang cá nhân sau nhiều ngày vướng tranh cãi liên quan đến việc quảng cáo sản phẩm kẹo rau củ KERA. Sự việc này đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng, đặc biệt là khi Miss Grand International 2021 được nhắc đến cùng với các tên tuổi khác như Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs, những người cũng từng tham gia quảng bá cho thương hiệu này.Trước những thông tin lan truyền, Thùy Tiên khẳng định cô đã được cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm trước khi bắt đầu chiến dịch quảng bá. Nàng hậu cũng chia sẻ ngay khi những tranh cãi nổ ra, cô đã nhanh chóng liên lạc với các bên liên quan để tiến hành kiểm tra và xác minh thông tin. Người đẹp 9X bày tỏ sự vui mừng khi biết rằng Cục An toàn thực phẩm đang tiến hành kiểm tra sản phẩm, điều này cho thấy sự quan tâm và trách nhiệm của các cơ quan chức năng đối với vấn đề này.Trong bài đăng của mình, Thùy Tiên cũng giải thích về lý do cô quyết định hợp tác với nhãn hàng KERA. Cô cho biết rằng sản phẩm này đặc biệt phù hợp với bản thân cô, một người không ăn được nhiều loại rau. Hơn nữa, cô rất tâm đắc với mục tiêu của nhãn hàng trong việc quảng bá các sản phẩm nông sản Việt Nam, một điều mà cô luôn ủng hộ.Tuy nhiên, sự việc này đã khiến cộng đồng mạng đặt ra câu hỏi về vai trò của Thùy Tiên trong Công ty Chị Em Rọt, đơn vị sản xuất sản phẩm kẹo rau củ KERA. Theo thông tin được ghi nhận, vào đầu tháng 11.2024, Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục cùng một số cá nhân khác đã thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt. Tuy nhiên, trong danh sách cổ đông của công ty này, không có tên Hoa hậu Thùy Tiên.Theo giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp này đặt trụ sở tại TP.Thủ Đức (TP.HCM), hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình. Ông Lê Tuấn Linh (sinh năm 1989) là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty. Ở thời điểm mới thành lập, công ty có vốn điều lệ 5 tỉ đồng. Cơ cấu cổ đông sáng lập bao gồm: Ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlog) sở hữu 13,67% vốn, bà Nguyễn Thị Thái Hằng (tức Hằng Du Mục) góp 25%, ông Lê Tuấn Linh góp 15%, bà Phạm Thị Nhật Lệ 13,66%, còn lại là ông Trần Chí Tâm.Chỉ sau một tháng hoạt động, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 15 tỉ đồng, nhưng thông tin chi tiết về cơ cấu góp vốn mới không được công bố. Điều này đã làm dấy lên nhiều đồn đoán và thắc mắc trong cộng đồng mạng về sự liên quan của Thùy Tiên đối với công ty này.Sự việc này đã gây ra nhiều tranh cãi và phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng. Hiện tại, Bộ Y tế đã yêu cầu kiểm tra việc sản xuất và quảng cáo kẹo rau củ Kera, sau khi xuất hiện nhiều nội dung được cho là thổi phồng công dụng sản phẩm này.
Đầu tháng 12 vừa qua, Ding Ran, nhân viên văn phòng ở Bắc Kinh (Trung Quốc), lên kế hoạch du lịch nước ngoài cùng bạn trai. Cô mở phần mềm du lịch, kiểm tra vé máy bay từ Bắc Kinh đi Seoul (Hàn Quốc) nhận được báo giá khứ hồi là 4.359 nhân dân tệ (15,2 triệu đồng)."Vé máy bay quá đắt, tôi không đủ tiền mua nên không đi nữa", Ran chia sẻ câu chuyện của mình, để lại loạt bình luận trên các nền tảng mạng xã hội. Ngày hôm sau, cô kiểm tra lại thấy vé máy bay đã giảm còn khoảng 3.000 nhân dân tệ (10,5 triệu đồng).Ran không chắc các bình luận có tác động hay chỉ là trùng hợp. Cô cũng không hiểu cách thuật toán hoạt động như thế nào nhưng những gì cô làm đang được nhiều người dùng internet Trung Quốc áp dụng. Họ gọi đây là "thuần hóa ngược thuật toán".Trên các hội nhóm, mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người đang chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ về việc bị dữ liệu lớn chèn ép. Một cư dân mạng cho biết khi đặt phòng khách sạn trong chuyến công tác, báo giá của anh luôn cao hơn đồng nghiệp 50 nhân dân tệ (175.000 đồng) với cùng loại phòng, cùng thời gian.Người khác cho biết với cùng ứng dụng gọi xe, cùng địa điểm, cùng thời gian, loại xe, báo giá của mỗi người cũng sẽ khác nhau, chênh lệch có lúc lên đến 10 nhân dân tệ (35.000 đồng).Người dùng sau đó phát hiện ra giá trên các ứng dụng sẽ phụ thuộc nhiều vào thói quen chi tiêu, thu nhập, nghề nghiệp của từng người thay vì một giá niêm yết như nhau. Điều này đã thổi bùng nhiều tranh cãi trong cộng đồng.Giáo sư Chen Bing tại Trường Luật - Đại học Nankai nói với Sina, việc "khai thác" dữ liệu lớn có thể thấy ngay trong việc chênh lệch giá sản phẩm. Với cùng mặt hàng, chất lượng, các nhà cung cấp dịch vụ thường đưa ra mức giá khác nhau cho từng nhóm khách hàng. Ông Bing dẫn một vụ kiện thực tế diễn ra từ năm 2021. Nguyên đơn là Hu Moumou kiện một công ty du lịch lên tòa cấp thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Người kiện cho rằng giá phòng khách sạn anh đặt qua ứng dụng của công ty cao hơn nhiều so với giá thực tế. Khách hàng cáo buộc nền tảng đã dựa vào dữ liệu, đẩy giá sản phẩm lên cao, cấu thành hành vi lừa đảo. Tòa án sau đó kết luận công ty đã khiến khách hàng hiểu sai về các quảng cáo, giá ưu đãi, buộc bồi thường.Tháng 11 vừa qua, cơ quan chức năng Trung Quốc đã yêu cầu các nền tảng phải chấn chỉnh lại thuật toán, cấm hành vi dùng dữ liệu lớn để chèn ép người dùng. Thông báo nêu rõ việc cấm lợi dụng độ tuổi, nghề nghiệp, mức chi tiêu và các đặc điểm khác để định giá khác nhau cho cùng một mặt hàng, áp mã ưu đãi.Để chống lại sự kiểm soát của dữ liệu lớn, người dùng Trung Quốc đang khởi xướng phong trào "giết chết" thuật toán. Ngoài việc liên tục để lại các nội dung gây nhiễu về giá như Ding Ran làm, nhiều người thậm chí tải ứng dụng về, đăng ký thành viên mới dùng, sau đó xóa ứng dụng rồi tải lại. Việc này không chỉ ngăn chặn các nền tảng thu thập quá nhiều dữ liệu mà còn giúp họ nhận được nhiều ưu đãi.Cộng đồng mạng Trung Quốc chỉ ra các bằng chứng cho thấy người dùng mới luôn nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi hơn khách hàng mua gói thành viên. Do đó họ tìm nhiều cách để "giết chết" dữ liệu lớn bằng cách liên tục xóa ứng dụng, rồi tải lại khi cần. Các dịch vụ làm giả số điện thoại để đăng ký tài khoản cũng đặc biệt hút khách.Tuy nhiên phong trào "thuần hóa thuật toán" có thể chỉ khả dụng với những mô hình đơn giản. Giáo sư Chen Bing cho rằng các thuật toán AI được các nền tảng dùng ngày nay khác nhiều với truyền thống. "Thuật toán truyền thống là các chương trình cài sẵn với kết quả có thể dự đoán được, trong khi các mô hình AI ngày nay đã nâng cấp lên khả năng tự học và kết quả đầu ra luôn khó dự đoán, rủi ro là không thể tránh khỏi", ông Bing nói.Theo giáo sư, hệ thống dùng dữ liệu lớn để tạo ra chân dung hoàn thiện về người dùng. Việc "thuần hóa ngược" có thể giúp giảm giá trong giai đoạn đầu, nhưng các thuật toán tiếp theo sẽ xác định dựa trên số lượng đơn hàng, thói quen mua sắm, dịch vụ liên quan... khiến thuật toán trở nên thông minh hơn. Cuối cùng giá vẫn sẽ tăng. Ngay cả các cơ quan thực thi pháp luật cũng khó xác định được tính minh bạch đằng sau những con số.Việc "thuần hóa thuật toán" về lâu dài chỉ có thể thực hiện thông qua luật chống cạnh tranh. Hoạt động của thuật toán phải tuân theo các giá trị công bằng và hợp lý. Giáo sư Bing cho rằng các công ty internet phải thường xuyên sửa đổi và cơ quan quản lý phải điều chỉnh luật để khiến thuật toán trở nên chuẩn mực, minh bạch hơn.
Rác và cỏ um tùm trên dải phân cách
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An: