$801
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của yen ro ghoul. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ yen ro ghoul.Thị trường cà phê thế giới, đặc biệt mặt hàng robusta, tiếp tục trạng thái khan hiếm nguồn cung kéo dài. Nhất là tại Việt Nam, tình trạng nắng nóng và khô hạn triền miên khiến cho nguồn cung cà phê niên vụ mới có nguy cơ cao tiếp tục thiếu hụt.️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của yen ro ghoul. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ yen ro ghoul.Ngày 10.1, UBND Q.Ngũ Hành Sơn khánh thành và khai mở tượng danh nhân của giáo sư, viện sĩ, thiếu tướng Trần Đại Nghĩa.Công trình tượng danh nhân Trần Đại Nghĩa có phần tượng cao 2 m, rộng 1,2 m, sâu 1m; phần đế cao 2,2 m, ngang 1,5 m, sâu 1,2 m; được lắp đặt trang trọng ở khu công viên vườn dạo nút giao thông đường Trần Đại Nghĩa - Huỳnh Bá Chánh (P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn). Tượng dựng tại tuyến đường mang tên người anh hùng lao động đầu tiên, tiêu biểu của đất nước, nhằm tạo nên địa chỉ đỏ, làm giàu thêm truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng của Q.Ngũ Hành Sơn để giáo dục lịch sử cho học sinh, sinh viên.Dịp này, Q.Ngũ Hành Sơn cũng trao bảng ghi nhận Tấm lòng vàng đối với ông Nguyễn Lợi, chủ cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Nguyễn Lợi, đơn vị tài trợ chế tác và lắp đặt công trình tượng danh nhân Trần Đại Nghĩa.Đây là công trình tượng danh nhân thứ 11 được dựng trên các tuyến đường ở Q.Ngũ Hành Sơn. Các tượng dựng trên các tuyến đường trước đó gồm tượng các danh nhân: Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Hiến, Hồ Xuân Hương, Sư Vạn Hạnh, Mai Đăng Chơn, Huyền Trân Công Chúa, Trần Đại Nghĩa, Minh Mạng, Võ Chí Công, Nguyễn Duy Trinh, Phan Tứ. Ngoài ra, còn có bảng chỉ dẫn địa danh Ngũ Hành Sơn.Các tác phẩm do Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Q.Ngũ Hành Sơn) thực hiện nhằm phát huy truyền thống làng nghề hàng trăm năm và tôn vinh các nghệ nhân điêu khắc đá.Anh hùng lao động, giáo sư, viện sĩ, thiếu tướng Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ (1913 – 1997), quê quán H.Tam Bình (Vĩnh Long), có quá trình học tập xuất sắc với các môn khoa học tự nhiên, sau 11 năm du học và làm việc tại Pháp, ông theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, về nước phục vụ cách mạng.Bác Hồ đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và giao ông làm Cục trưởng Cục Quân giới (nay là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng).Năm 1948, ông được phong thiếu tướng, là 1 trong 11 vị tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam và là 1 trong 3 người được phong danh hiệu anh hùng lao động đầu tiên của Việt Nam vào năm 1952.Trước đó, cuối tháng 12.2024, Đồn Biên phòng Phú Lộc (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng) khánh thành tượng Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng nhân dịp 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày quốc phòng toàn dân.Tượng Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng được chế tác bằng đá nguyên khối, nặng 1,5 tấn, cao 1,27 m, rộng 1 m, tổng chiều cao của tượng và phần đế là 3,83 mét.Mặt trước bệ tượng khắc ghi câu thơ Bác Hồ tặng cán bộ chiến sĩ tại Đại hội chiến sĩ thi đua lần thứ nhất của lực lượng công an nhân dân vũ trang (nay là bộ đội biên phòng) ngày 2.3.1962 tại Hà Nội.Tượng được phỏng theo tác phẩm "Nghe lời non nước" của tác giả Vũ Trọng Khôi, khắc họa hình tượng Bác Hồ đang ân cần căn dặn dò chiến sĩ biên phòng trân trọng, nâng niu từng tấc đất biên cương, quyết tâm giữ gìn trọn vẹn bờ cõi non sông. ️
Lần đầu tiên, Liên hoan phim Sinh viên quốc tế (ISMA 2025) diễn ra tại Việt Nam do Trường ĐH Văn Lang đăng cai tổ chức, thời gian từ nay tới tháng 6, nhấn mạnh vai trò của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong lĩnh vực nghệ thuật, truyền thông.Sự kiện này quy tụ sinh viên của gần 100 trường ĐH từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, có nhiều trường nổi tiếng như Học viện Nghệ thuật điện ảnh Bắc Kinh, ĐH Nghệ thuật Trung Quốc (China Academy of Art), ĐH New York, ĐH Michigan State... cùng nhiều trường từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Úc, Brazil...ISMA 2025 gồm 3 hoạt động chính nhằm thúc đẩy sự kết nối giữa sinh viên và chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật. Thứ nhất, cuộc thi nghệ thuật truyền thông (Media Art Contest) diễn ra trực tuyến dành cho sinh viên từ các trường ĐH trên thế giới. Cuộc thi này bao gồm 4 hạng mục chính: Phim ngắn (10-30 phút), nghệ thuật hoạt hình (3-10 phút), nghệ thuật tương tác (1-10 phút) và tự sự bằng AI (1-4 phút). Hạn chót nộp bài là 30.6. Mỗi hạng mục đều nhấn mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật mới mẻ.Thứ hai, 72-Hour Workshop là một hoạt động thực tế diễn ra tại TP.HCM, trong đó sinh viên được phân thành 20 đội để tham gia một cuộc thi làm phim kéo dài 72 giờ. Các đội sẽ thực hiện phim với các chủ đề xoay quanh "Con người – Dòng sông – Môi trường”. Cuối cùng là diễn đàn học thuật dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thiết kế (Academic Forum) thảo luận về xu hướng truyền thông trong tương lai.Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết: "ISMA 2025 có chủ đề 'Truyền thông Tương lai: Con người – Dòng sông – Môi trường' khuyến khích sinh viên khám phá các mối liên kết con người, thiên nhiên và xã hội. Liên hoan phim ISMA 2025 được tổ chức tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông số". Theo tiến sĩ Tuấn, sinh viên các trường ĐH có thể gửi tác phẩm tham gia cuộc thi, so sánh kỹ năng với bạn bè quốc tế và tiếp cận những xu hướng công nghệ mới nhất. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm thành phố kéo dài 72 giờ là cơ hội để sinh viên học hỏi, phát triển kỹ năng, thúc đẩy mạng lưới và giao lưu kiến thức giữa sinh viên, chuyên gia và nhà nghiên cứu trong ngành.Liên hoan phim Sinh viên quốc tế ISMA được thành lập tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào năm 2017, sau đó được tổ chức tại Quý Dương, Trung Quốc (2018); Thượng Hải - Malaysia (2019); ĐH Bang Middle Tennessee, Mỹ (2023); ĐH Kookmin, Hàn Quốc (2024) và lần thứ 6 được tổ chức tại Trường ĐH Văn Lang (2025). ️
Là học sinh lớp 11 nhưng Nguyễn Minh Nhựt (17 tuổi, ngụ An Giang ) chỉ cao 1,35 m, vóc dáng nhỏ bé khiến không ít người lầm tưởng cậu bạn là học sinh tiểu học. Đó cũng là lý do nam sinh được mọi người gọi với cái tên trìu mến: Nhựt Nhỏ. Cậu bạn còn được nhiều người biết đến trên mạng xã hội khi chia sẻ cuộc sống thường nhật bên ông bà.Mọi chuyện bắt đầu từ cuối năm 2024, Nhựt Nhỏ có ý tưởng dùng chiếc điện thoại cũ quay lại những clip cùng ông bà nội của mình. Nội dung clip thường xoay quanh những khoảnh khắc thường nhật bình dị, giản đơn như cùng ông bà ăn cơm, phụ bà nhổ cỏ, tổ chức sinh nhật cho ông bà nội…"Em chỉ mong lưu giữ kỷ niệm của mình với ông bà. Bên cạnh đó, em cũng muốn lan tỏa tới mọi người năng lượng tích cực về tình yêu thương, tình cảm gia đình. May mắn được mọi người yêu thương và ủng hộ", Nhựt Nhỏ cười, chia sẻ.Cách nói chuyện duyên dáng, dễ thương cùng ngoại hình nhỏ nhắn của nam sinh lớp 11 đã nhận được thiện cảm của cư dân mạng. Có những clip nhận về hàng triệu lượt xem, bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội. Không ít người dành lời khen cho sự ngoan ngoãn, hiếu thảo và tình yêu thương ông bà của cậu học trò. Nhựt Nhỏ nói bản thân vô cùng bất ngờ khi nhận được sự quan tâm lớn đến vậy. Đó cũng là động lực để em quay lại và chia sẻ nhiều hơn những khoảnh khắc bên ông bà.Bà Phạm Thị Bé Huệ (75 tuổi), bà nội của Nhựt Nhỏ, cho biết từ ngày cháu trai chia sẻ những clip cùng bà và được nhiều người yêu thương, bà vô cùng bất ngờ và hạnh phúc. Clip cũng chính là cầu nối, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp của gia đình.Theo lời kể của bà nội, vì hoàn cảnh gia đình, từ nhỏ Nhựt không sống cùng cha mẹ mà được ông bà yêu thương, nuôi nấng. Năm lên lớp 4, Nhựt mồ côi cha. Dù vậy, cậu bé lúc nào cũng ngoan ngoãn, biết vâng lời và yêu thương, hiếu thảo với ông bà.Người nhà cho biết từ năm lớp 9, Nhựt đã không thể phát triển bình thường như các bạn cùng trang lứa. Sau khi đi khám, bác sĩ cho biết Nhựt thiếu hormone tăng trưởng và gia đình cũng không có điều kiện để điều trị. Hiện tại cậu học trò 17 tuổi chỉ cao 1,35 m với vóc người nhỏ nhắn."Ban đầu, em cảm thấy tự ti, mặc cảm vì mình nhỏ xíu so với các bạn. Nhiều lúc em cũng bị bạn bè trêu chọc. Tuy nhiên dần dần, các bạn hiểu được tình trạng của em, yêu thương, giúp đỡ em. Thầy cô cũng tạo điều kiện để em học tập, thực hiện ước mơ của mình. Em cảm thấy vui và hạnh phúc", Nhựt chia sẻ.Cô Phan Bích Thủy, giáo viên Trường THPT Võ Thành Trinh (An Giang), cô giáo chủ nhiệm của Nhựt, nhận xét em là một học sinh ngoan ngoãn, chấp hành tốt nội quy của trường cũng như tích cực tham gia các hoạt động phong trào. Theo cô Thủy, dù có ngoại hình nhỏ nhắn so với các bạn cùng lớp nhưng Nhựt rất nghị lực, luôn cố gắng trong học tập, rèn luyện. Nhà trường, thầy cô và các bạn luôn hỗ trợ, tạo điều kiện cho Nhựt có môi trường tốt nhất để học tập, thực hiện ước mơ của mình.Nhựt tâm sự em mơ ước trở thành giáo viên tiếng Anh trong tương lai. "Ông bà nội của con ơi! Con sẽ cố gắng học thật giỏi, sau này kiếm thật nhiều tiền để báo hiếu cho ông bà, là niềm tự hào của ông bà. Con mong ông bà sống vui, sống khỏe, sống thật lâu cùng với con nhen!", Nhựt Nhỏ chia sẻ. ️