Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cách tính điểm mới, dạy và học cũng khác
Ngày 3.3, Công an Hà Nội đã thông tin về chức năng, nhiệm vụ của 30 cơ sở công an thành phố tại các quận, huyện, thị xã.Theo Công an Hà Nội, từ ngày 1.3, cơ quan này đã chấm dứt hoạt động của 30 công an cấp huyện; các chức năng nhiệm vụ của cấp này được chuyển giao về cấp công an thành phố và công an cấp xã.Xuất phát từ tính chất, tầm quan trọng và đặc thù của Hà Nội, Đảng ủy và Ban giám đốc Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu triển khai cơ sở công an thành phố tại địa bàn 30 quận, huyện, thị xã và chính thức triển khai từ ngày 1.3.Theo đó, cơ sở Công an Hà Nội được đặt tại trụ sở công an cấp huyện trước đây để tận dụng hạ tầng vật chất, trang thiết bị tránh lãng phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân trong giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Phòng chức năng công an thành phố cũng như việc tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm, phản ánh kiến nghị của nhân dân. Công an Hà Nội cho hay, các phòng chức năng của công an thành phố sẽ bố trí tổ địa bàn gồm lãnh đạo phòng, chỉ huy cấp đội và cán bộ, chiến sĩ thuộc phòng trực tiếp về đóng quân, làm việc tại cơ sở công an thành phố để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự theo chức năng, nhiệm vụ trên địa bàn quận, huyện, thị xã.Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo công an cấp xã trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phối hợp giải quyết các vụ việc an ninh trật tự phát sinh; góp phần nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, quán xuyến toàn diện địa bàn của các phòng thuộc Công an Hà Nội.Công an Hà Nội khẳng định cơ sở công an thành phố không phải là một cấp công an thuộc hệ thống tổ chức bộ máy của Công an Hà Nội mà là cơ chế quản lý, điều hành chung, phối hợp, gắn kết chặt chẽ các lực lượng tại địa bàn quận, huyện, thị xã; hoạt động theo quy chế chung.Theo Công an Hà Nội, mỗi cơ sở sẽ do 1 lãnh đạo Phòng Tham mưu Công an Hà Nội làm Trưởng cơ sở và thực hiện chức năng giúp việc cho Ban giám đốc Công an Hà Nội từ đó kiểm tra, đôn đốc, điều hành, duy trì hoạt động chung của cơ sở, điều phối lực lượng trong tình huống cần huy động các tổ địa bàn; duy trì công tác trực ban, trực chiến, trực chỉ huy của các tổ địa bàn tại cơ sở theo đúng quy định."Đây là biện pháp, giải pháp sáng tạo, linh hoạt và cần thiết trong giai đoạn chuyển tiếp, bàn giao các nhiệm vụ của công an cấp huyện trước đây nhưng vẫn bảo đảm không phát sinh khâu trung gian; mọi công tác của tổ địa bàn đều được điều hành, trực tiếp từ các phòng chức năng, là "cánh tay nối dài" của các phòng bám sát địa bàn 24/7, sẵn sàng giải quyết các vụ việc ngay từ cơ sở", Công an Hà Nội cho hay.Hải Phòng: Khai bút, viết thư pháp tại Khu tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) đại diện 180 công ty kinh doanh lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, nhận xét quan hệ ASEAN-Mỹ đang duy trì bền bỉ suốt 47 năm qua và tiếp tục mở rộng ở mức độ chưa từng có sau khi nâng cấp qua quan hệ vào năm 2022. Ông Osius cho hay sau khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022, Mỹ đẩy mạnh nỗ lực hợp tác với ASEAN trong lĩnh vực kỹ thuật số, không gian mạng, y tế, môi trường và khí hậu, năng lượng, vận tải và trao quyền cho phụ nữ, trong khi mở rộng các kênh đối thoại sẵn có về đối ngoại, kinh tế và quốc phòng.Theo Chủ tịch USABC, với tổng GDP toàn khối 3.600 tỉ USD và gần 700 triệu người, Đông Nam Á là đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ tư của nước này. Năm ngoái thương mại song phương được sự thúc đẩy từ hàng hóa sản xuất và công nghệ cao lần đầu đạt đến ngưỡng 500 tỉ USD. Đầu năm nay, số liệu của quý 1 năm 2024 cho thấy Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đông Nam Á, với giá trị hàng hóa 67,2 tỉ USD.Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào khu vực Đông Nam Á đạt 480 tỉ USD, cao gấp đôi so với tổng đầu tư vào các thị trường Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. ASEAN còn là đối tác then chốt của Mỹ trong việc tạo ra các chuỗi cung ứng bền bỉ: 6 thành viên ASEAN chiếm gần 16% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu của linh kiện điện tử. Để so sánh, vùng lãnh thổ Đài Loan chiếm 7% số linh kiện điện tử xuất khẩu toàn cầu, Hàn Quốc (6%) và Nhật Bản (4%), theo báo cáo ASEAN Matters for America/America Matters for ASEAN của USABC và các đối tác.Từng là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2014-2017), ông Osius đánh giá Việt Nam góp phần đáng kể cho mối quan hệ thăng hoa giữa ASEAN và Mỹ. Kể từ khi Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9.2023, hợp tác song phương mở rộng khắp mọi lĩnh vực then chốt. "Việt Nam giờ đây là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN và lớn thứ 8 trên toàn cầu, và Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng trỗi dậy trở thành điểm đến của luồng đầu tư đến từ Mỹ, không chỉ giới hạn trong khu vực ASEAN mà còn mở rộng ở tầm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", theo Chủ tịch USABC.Trả lời Thanh Niên, ông John Goyer, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương mại Mỹ (trụ sở Washington D.C), Việt Nam lâu nay vẫn tập trung phát triển nguồn nhân lực và cần tiếp tục trong thời gian tới để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt từ Mỹ. Ông Goyer là người phụ trách các cuộc đối thoại và diễn đàn song phương để thúc đẩy tăng cường quan hệ thương mại với các nước Đông Nam Á, cũng như theo dõi tác động của căng thẳng thương mại đối với các chuỗi cung ứng và dòng chảy thương mại trong khu vực"Trong bối cảnh các công ty tìm kiếm nơi xây dựng những trung tâm dữ liệu hoặc nhà máy sản xuất chất bán dẫn, họ muốn vận hành những nơi này bằng năng lượng sạch, xanh hoặc năng lượng tái tạo. Ở nhiều trường hợp, áp lực này đến từ các cổ đông. Và tôi cho rằng trong khi Việt Nam thực sự có tỷ lệ năng lượng tái tạo lớn ở mức đáng kinh ngạc, Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lượng tiêu thụ than đá. Vì thế Việt Nam cần tìm cách giải quyết những vấn đề năng lượng này", theo ông Goyer. Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương mại Mỹ cũng cho biết các công ty Mỹ có nhiều cơ hội cung cấp công nghệ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều thách thức cần giải quyết, chẳng hạn như cần tạo điều kiện để môi trường đầu tư thông thoáng hơn cả ở Mỹ lẫn Việt Nam.Cuộc trao đổi với Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình tham quan và đưa tin về hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN-Mỹ do Phái bộ Mỹ tại ASEAN (trụ sở Indonesia) phối hợp Trung tâm Đông-Tây (trụ sở Hawaii) tổ chức vào cuối năm 2024.Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEANPhòng Thương mại Mỹ cho biết đại diện gần 3 triệu doanh nghiệp Mỹ trên toàn cầu, trong đó hơn 6.200 công ty Mỹ hoạt động tại Đông Nam Á với khoảng 1 triệu lao động tại các địa phương. Tất cả 50 tiểu bang Mỹ đều xuất khẩu đến ASEAN, tạo điều kiện việc làm cho 625.000 lao động tại Mỹ. Hơn 96% số doanh nghiệp mà Phòng Thương mại Mỹ đại diện là doanh nghiệp nhỏ dưới 100 nhân viên. Còn Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đại diện hơn 180 công ty lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, có văn phòng tại Việt Nam. Đây cũng là tổ chức duy nhất có trụ sở tại Mỹ được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN.
Vedan Việt Nam lần thứ 3 được vinh danh tại Giải thưởng Rồng Vàng 2024
Trong bối cảnh thị trường ô tô vẫn ảm đạm từ sau Tết Nguyên đán 2025, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam vẫn chưa thể tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số. Ngoại trừ Toyota Hilux, các mẫu mã còn lại đều bán ít hơn so với tháng "chạy đà" doanh số cho năm 2025, dù vậy cục diện cạnh tranh vẫn không có nhiều thay đổi.Tương tự kịch bản đã diễn ra trong nhiều năm qua tại Việt Nam, dù doanh số bán hàng giảm hay tăng, Ford Ranger vẫn áp đảo các đối thủ còn lại. Cụ thể, doanh số bán Ford Ranger đạt 1.111 xe, giảm 4 xe so với tháng đầu năm nhưng kết quả này vẫn giúp Ranger dẫn đầu doanh số đồng thời chiếm gần 73% thị phần phân khúc xe bán tải tại Việt Nam trong tháng 2.2025.Ford Ranger cũng là cái tên duy nhất ở phân khúc xe bán tải góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam. Nếu không tính Nissan Navara, doanh số bán Ford Ranger đạt được gấp gần 2,7 lần tổng lượng tiêu thụ của các mẫu xe còn lại trong phân khúc này cộng lại. Điều này cho thấy, sức hút của mẫu xe bán tải mang thương hiệu Mỹ nhưng cũng phơi bày một thực tế, các đối thủ còn lại vẫn chưa đủ sức thách thức Ford Ranger.Ở phần còn lại, Toyota Hilux là cái tên duy nhất ở phân khúc này có được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số. Cụ thể, mẫu bán tải của Toyota tại Việt Nam đạt doanh số 179 xe, tăng 13 xe so với tháng trước đó. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đủ để Toyota Hilux giữ vị trí thứ 3. Bởi Mitsubishi Triton dù bán ít hơn tháng 1.2025 tới 30 xe nhưng vẫn đạt doanh số gần 220 xe bán ra trong tháng 2.2025 qua đó tiếp tục nắm giữ vị trí thứ 2. Isuzu D-Max xếp cuối bảng với 24 xe bán ra, giảm 33 xe. Kết quả này khiến Isuzu D-Max trở lại top 10 ô tô bán ít nhất tháng tại thị trường Việt Nam. Tương tự nhiều phân khúc khác, doanh số bán xe bán tải vẫn đang chững lại trong tháng bán hàng vốn được xem là "nốt trầm" của thị trường ô tô Việt Nam.Số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại Việt Nam đạt 1.530 xe, giảm 54 xe tương đương 3,5% so với tháng 1.2025. Dù vậy, so với cùng kỳ năm 2024, doanh số bán xe bán tải trong tháng 1.2025 lại tăng 569 xe tương đương 37,2%.Tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, cùng với tháng 2 được xem là một trong những thời điểm trầm lắng nhất trong năm của thị trường ô tô Việt Nam khiến không chỉ phân khúc xe bán tải mà ngay cả những dòng xe hút khách như SUV đô thị, sedan hạng B… cũng không giữ được nhịp tăng trưởng doanh số. Hiện tại, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam chỉ còn sự góp mặt của 5 mẫu xe, gồm: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max, Toyota Hilux và Nissan Navara. Trong số này, ngoài một số phiên bản Ford Ranger chuyển sang lắp ráp trong nước, các mẫu xe còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại thị trường Việt Nam đạt 3.114 xe, tăng 838 xe tương đương 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất đông người dân, du khách đã đổ xô về trung tâm TT.Lao Bảo để tham quan, chụp ảnh với cặp đôi linh vật rắn đang rất “hot” trên mạng xã hội.Không chỉ người dân ở Lao Bảo mà còn có cả những du khách ở các huyện thị lân cạnh không quản ngại đường xa để lên vùng biên giới “check-in” với cặp linh vật rắn vô cùng đáng yêu."Tôi ở Đông Hà lên đây vì năm nay nghe Lao Bảo có một cặp linh vật rắn rất là đẹp nên từ sáng sớm đã lặn lội lên đây từ lúc 8 rưỡi ai ngờ lên thì đông quá, bon chén sáng giờ thì giờ mới chụp hình được, siêu đẹp luôn mọi người", chị Nguyễn Thị Trang (TP.Đông Hà) chia sẻ. Nhiều người dân đánh giá cao về vẻ đẹp ngoại hình của cặp đôi linh vật rắn cũng như ý nghĩa sâu sắc khi tượng trưng cho tình hữu nghị hai nước Việt – Lào.Bên cạnh tâm điểm là linh vật rắn, xung quanh khuôn viên cũng được trang trí cờ, hoa rực rỡ để người dân thỏa sức được tham quan, chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc đoàn tụ, ấm áp với gia đình, bạn bè ngày đầu năm mới.Dự kiến, cặp đôi linh vật rắn sẽ thu hút từ 5.000 – 7.000 lượt khách ghé thăm và là địa điểm lý tưởng để người dân du xuân, đón tết.
Điểm chuẩn lớp 10 Đà Nẵng: Trường cao nhất 58,13 điểm
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.