Ơi người giữ mảnh hồn quê!
Sau lễ dâng hương tưởng niệm tại miếu thờ Huyền Trân công chúa, đoàn di chuyển về sân khấu chính tại chùa Quán Thế Âm để thực hiện nghi lễ tế xuân cầu quốc thái dân an.Nhiều món ăn quen thuộc của người Việt bất ngờ bị xếp hạng 'tệ nhất'
Ngày 5.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Sở TN-MT Cà Mau vừa có thông báo kết quả kiểm tra, rà soát tình hình quản lý và sử dụng đất tại dự án (DA) xây dựng Trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao, do Công ty TNHH XNK TM Độc Lập (Công ty Độc Lập) làm chủ đầu tư.Công ty Độc Lập có trụ sở tại TP.HCM, do ông V.T.Đ.N làm Giám đốc. Công ty được Sở KH-ĐT Cà Mau cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tại Cà Mau, do bà N.T.H.G là người đại diện.Ngày 22.7.2009, Công ty Độc Lập được UBND tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận đầu tư. Mục tiêu của DA là sản xuất 4 triệu cây giống (cây rừng) chất lượng cao mỗi năm, kế hoạch khởi công vào tháng 6.2009 và đưa vào hoạt động tháng 3.2010.Ngày 19.6.2009, UBND tỉnh Cà Mau quyết định cho Công ty Độc Lập thuê 10 ha đất tại xã Khánh An, H.U Minh, thời hạn thuê 30 năm. Công ty được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất trong 9 tháng đầu. Tuy nhiên, từ năm 2014, chi nhánh Công ty Độc Lập tại Cà Mau đã ngừng hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đăng ký với cơ quan thuế.Ngày 30.10.2024 và ngày 20.11.2024, đoàn kiểm tra tiến hành khảo sát thực tế khu đất (không có mặt chủ DA) và làm việc với người được thuê giữ đất là ông H.H.T. Ông T. cho biết, trước đây, Công ty Độc Lập cho ông C. vào ở giữ đất và trồng thanh long, chuối, rồi ông C. thuê ông làm công với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Sau đó, ông V.T.Đ.N trực tiếp thuê ông T. giữ đất, giao ông quản lý, khai thác và hưởng lợi trên phần đất này. Từ trước đến nay, ông V.T.Đ.N không trực tiếp xuống quản lý mà chỉ chỉ đạo qua điện thoại, thời gian gần đây thì không liên lạc được.Ngày 5.11.2024, đoàn kiểm tra làm việc với ông V.T.G, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Độc Lập. Ông G. trình bày: Năm 2009, ông có góp vốn vào Công ty Độc Lập, với tư cách là Chủ tịch HĐQT. Đến năm 2011, ông rút hết cổ phần và không còn liên quan với Công ty Độc Lập.Còn bà N.T.H.G cho biết, khi được Sở KH-ĐT Cà Mau cấp giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh tại Cà Mau, bà chỉ đứng tên trên hồ sơ để hợp thức hóa thủ tục thuê đất.Sở TN-MT Cà Mau xác định, hiện trạng trên khu đất được ông H.H.T trồng một số loại cây như: chuối, dừa... và không có các hoạt động của DA đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao. Công ty Độc Lập chỉ sản xuất giống cây rừng trong giai đoạn đầu DA. Từ đó cho đến nay, công ty không có các hoạt động sản xuất theo DA đã được UBND tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thay vào đó, công ty sử dụng đất cho mục đích không đúng mục tiêu DA. Việc Công ty Độc Lập thực hiện các hoạt động nêu trên là không đúng quy định tại điều 2, điều 6 và điều 8 Giấy chứng nhận đầu tư đã được UBND tỉnh cấp.Đồng thời, Công ty Độc Lập hiện nợ 246 triệu đồng tiền thuê đất, vi phạm nghiêm trọng quy định về sử dụng đất theo điều 170 luật Đất đai 2013 và các quy định liên quan.Sở TN-MT Cà Mau yêu cầu Công ty Độc Lập liên hệ Sở KH-ĐT và Cục Thuế tỉnh Cà Mau để hoàn thành nghĩa vụ tài chính, bao gồm tiền thuê đất và các khoản phạt chậm nộp (nếu có). Thực hiện DA đúng mục tiêu và quy định pháp luật, sử dụng đất theo đúng mục đích được giao. Báo cáo kết quả thực hiện về Sở TN-MT trước ngày 28.2.2025. Nếu sau thời hạn trên, công ty không thực hiện, Sở TN-MT sẽ báo cáo UBND tỉnh xử lý theo quy định pháp luật. DA Trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao từng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển lâm nghiệp địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai không đúng mục tiêu đang đặt ra nguy cơ lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
10 đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia SSEAYP 2023 gồm những ai?
“Phần lớn thành viên đội tôi đều trẻ nhưng chúng tôi không cảm thấy áp lực. Cầu thủ ai cũng có thể phạm sai lầm, tôi chỉ muốn thi đấu và cố gắng hết sức trong khả năng của mình. Những cầu thủ quốc tế có mặt tại giải rất giỏi. Họ rất nhanh, giàu kỹ thuật và cũng dày dặn kinh nghiệm. Vì thế đây là trải nghiệm rất tốt cho tôi cùng các đồng đội”, Caleb Nguyễn nói.
Buổi lễ ký kết được diễn ra trang trọng tại văn phòng ANPG với sự chứng kiến của ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola.Angola là quốc gia khai thác dầu lớn thứ hai châu Phi. Khu vực nghiên cứu Etosha/Okavango có diện tích khoảng 200.000 km² và được chính phủ Angola đánh giá giàu tiềm năng dầu khí, có thể mang lại sản lượng khai thác lớn. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của một tập đoàn tại Angola. Dự án đồng thời đánh dấu bước tiến chiến lược của Xuân Thiện vào ngành thăm dò khai thác dầu khí.Xuân Thiện là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực thủy điện, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, vật liệu xây dựng và hạ tầng. Việc hợp tác với ANPG thể hiện tầm nhìn chiến lược và cam kết của Tập đoàn trong việc tham gia vào thị trường năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Phi. Xuân Thiện hiện cũng đang đầu tư sản xuất thép xanh tại Nam Định và Huế nên rất cần nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu và quặng sắt.Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, ông Nguyễn Văn Thiện cho biết: "Chúng tôi tự hào khi là doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ tại Angola trong nhiều lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy điện và khai khoáng, hiện đã tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Việc ký kết dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí ngày hôm nay là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của tập đoàn, trở thành một Tập đoàn năng lượng quốc tế, cũng như mở ra sự hợp tác phát triển của hai quốc gia trong một lĩnh vực mới".Tập đoàn Xuân Thiện hiện đang xây dựng hai tổ hợp dự án thép xanh lớn tại Nghĩa Hưng (Nam Định) dự kiến năm 2028 ra sản phẩm và Khu kinh tế Chân Mây (Huế). Nhà máy không sử dụng than cốc để luyện thép mà dùng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo tiêu chí thép xanh, được sản xuất giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong thời gian qua, tập đoàn đầu tư vào Angola, với nhiều dự án lớn như trồng bạch đàn, khai thác quặng sắt, nghiên cứu khai thác dầu mỏ… nhằm có nguồn nhiên liệu (khí LNG và LPG có trong dầu khí), nguyên liệu về Việt Nam phục vụ sản xuất thép xanh.Ông Dương Chính Chức - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola chia sẻ: "Nhiều năm qua, quan hệ tốt đẹp hai nước được duy trì nhưng hợp tác kinh tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, Chính phủ và các cơ quan hai bên đã rất cố gắng. Trong các cuộc làm việc giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đều nhất trí thúc đẩy hợp tác hai nước, sớm có những thành tựu cụ thể. Tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Angola lần thứ 7 vào tháng 3.2024, hai bên cũng nhất trí như vậy. Sau thời gian thúc đẩy, Tập đoàn Xuân Thiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam đến Angola đầu tư trong nhiều lĩnh vực và nay cùng với ANPG ký Dự án đầu tư dầu khí với quy mô lớn".Đại diện ANPG đánh giá rất cao tiềm lực và khả năng triển khai dự án của Tập đoàn Xuân Thiện, đồng thời tin tưởng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu khí tại bồn trũng Etosha/Okavango, là khu vực được đánh giá có tiềm năng dầu khí rất lớn.Đại diện ANPG hy vọng Tập đoàn Xuân Thiện sẽ sớm có được giấy phép cần thiết từ Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.Tập đoàn Xuân Thiện được thành lập từ những năm 2000. Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển, tập đoàn hiện là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng và nông nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng. Với chiến lược phát triển bền vững và mô hình quản trị hiện đại, tập đoàn nỗ lực đầu tư chuyên sâu và mở rộng tầm nhìn ra quốc tế.Tầm nhìn của Xuân Thiện là xây dựng một hệ thống phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, dựa trên triết lý sản xuất xanh - sạch - bền vững. Tập đoàn Xuân Thiện cũng hướng tới việc hợp tác, đầu tư vào các dự án có quy mô lớn, với mục tiêu không chỉ phát triển kinh tế đất nước mà còn bảo vệ môi trường bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.
Tranh cãi chuyện làm đẹp trên mạng xã hội, cả hai đều bị thiệt
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.