Đà Nẵng triển khai 2 khu 'đất vàng' từng thu hồi
Ngay sau trận thi đấu tứ kết tối ngày 30.9, đội ngũ nhân viên y tế phòng khám ACC đã tận tâm chăm sóc và trị liệu đau nhức mỏi cơ chuyên sâu với tại phòng vận động viên ở trung tâm thi đấu Nguyễn Du để phục hồi sức khỏe ổn định trước ngày chung kết.Mang sự 'nhẹ nhõm' vào lối chơi, U.23 Việt Nam sẽ gây sốc
Với khách hàng doanh nghiệp, SHB triển khai chương trình tín dụng với quy mô 10.000 tỉ đồng cho khách hàng sản xuất kinh doanh với lãi suất giảm chỉ từ 5,8%/năm và gói tín dụng 1.000 tỉ đồng dành cho doanh nghiệp có nhu cầu vay mua ô tô với lãi suất ưu đãi cũng chỉ từ 6,5%/năm.
Thăng trầm khoai Lệ Cần
từ Mèo Vạc
Ngày 4.2, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đã đưa ra cảnh báo về các chiêu trò lừa đảo dịp đầu năm 2025.Theo Cục An toàn thông tin, mê tín, dị đoan được hiểu là việc con người có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ như: bói toán, bùa chú, giải hạn… nhằm khiến người nghe tin vào các hiện tượng siêu nhiên, huyền bí. Vào dịp tết 2025, lợi dụng yếu tố tâm linh dịp đầu năm, nhiều người đi khấn bái với mong muốn năm mới bình an, phát tài, tình trạng xem bói online (trên mạng xã hội) liên tục nở rộ, các hội nhóm này có tới hàng trăm nghìn thành viên tham gia. Lợi dụng tâm lý đó, các đối tượng lừa đảo "tát nước theo mưa", dùng những lời lẽ đe dọa khiến nạn nhân sợ hãi và mong muốn được giải hạn. Nạn nhân của các chiêu trò trên thường đang bế tắc, mất niềm tin vào cuộc sống thực, dẫn đến mù quáng tin vào những yếu tố tâm linh. Nhiều người phải bỏ ra những khoản tiền lớn để giải hạn hoặc cầu vật chất. Thậm chí, có những trường hợp còn làm bùa, ngải để hãm hại người khác.Để có thể phòng tránh được thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo: "Người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng, không nên quá mù quáng tin vào hình thức liên quan đến tâm linh trên mạng xã hội. Chỉ nên lựa chọn và tìm đến những địa chỉ uy tín, không nên quá tin tưởng vào những hình thức biến tướng của hình thức xem tâm linh trên không gian mạng". Cạnh đó, người dùng cần tìm hiểu kỹ và xác minh chính xác danh tính đối tượng trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào trên mạng xã hội. Nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Trong trường hợp trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo, người dân cần báo ngay với cơ quan công an để có thể được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.Mới đây, ông L.V.M (trú tại Hà Nội) nhận được một cuộc điện thoại lạ tự xưng là nhân viên nhà mạng Viettel, thông báo về việc nợ cước viễn thông, đồng thời yêu cầu ông đóng khoản tiền hơn 10 triệu đồng để chấm dứt khoản nợ. Khi ông M. thắc mắc về khoản tiền quá lớn, đối tượng đưa ra hàng loạt các lý do như gọi điện nước ngoài... Thậm chí, đối tượng còn đe dọa ông nếu không thanh toán đầy đủ số tiền trong vòng 24 giờ sẽ cắt thuê bao và gửi đơn kiện, đồng thời sẽ có công an gọi điện đến để xác minh. Vì được cảnh báo kịp thời, ông M. đã không sập bẫy đối tượng, đồng thời trình báo công an về sự việc trên.Cục An toàn thông tin cho hay, thủ đoạn chung của các đối tượng chiêu trò trên thường là giả danh nhân viên nhà mạng lớn, gọi điện thông báo nạn nhân đang nợ cước viễn thông với số tiền lớn. Nếu nạn nhân không thanh toán sẽ khóa số thuê bao, tạm dừng liên lạc và khởi kiện ra tòa. Các đối tượng thường xin địa chỉ, tài khoản cá nhân với lý do để kiểm tra lại nhằm thu thập các thông tin cá nhân của khách hàng (tên, tuổi, địa chỉ, số CMND, hộ khẩu, tài khoản ngân hàng, mã OTP...) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau vài ngày các đối tượng sẽ gọi lại và thông báo tài khoản cá nhân của chủ thuê bao điện thoại trên bị sử dụng để làm những việc phi pháp và yêu cầu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản để điều tra hoặc chúng sẽ gọi điện để đe dọa và tống tiền các chủ thuê bao. Trước tình hình trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo, người dân, nhất là người cao tuổi cần cao cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo trên. Với các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ của các nhà mạng, người dân cần liên hệ đường dây nóng của nhà mạng hoặc đến các phòng giao dịch để được tư vấn, giải quyết kịp thời. Lưu ý, tuyệt đối không chuyển tiền và cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, tránh mắc bẫy lừa đảo của các đối tượng.
Hấp dẫn gánh gỏi cá Nam Ô hơn 30 năm ở Đà Nẵng
Ngày 13.2, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà có buổi buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan về tình hình cung ứng vật liệu xây dựng; giải quyết vướng mắc tại các dự án giao thông trọng điểm ở Đồng Nai nói riêng như sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và tổng thể các dự án trọng điểm ở miền Nam nói chung.Báo cáo với phó thủ tướng, ông Nguyễn Tiến Việt, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), nói dự án sân bay Long Thành đang đẩy nhanh tiến độ nên nhu cầu về đá xây dựng để thi công trong 2025 là rất lớn. "Cụ thể, dự án sân bay Long Thành cần hơn 7 triệu m3 đá, hiện chỉ mới đưa vào sử dụng hơn 2 triệu m3.Từ nay đến cuối 2025 cần gần 5 triệu m3, nhưng hiện các mỏ đá ở Đồng Nai chưa đáp ứng được nhu cầu", ông Việt trình bày.Vì vậy, ACV đề nghị tỉnh Đồng Nai tăng công suất, tăng năng lực khai thác tại các mỏ trên địa bàn. Đồng thời cho phép phương tiện vận chuyển được hoạt động xuyên đêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu thi công. "Tới đây mỗi ngày phải có khoảng 2.000 chuyến xe chở vật liệu ra vào công trường mới đáp ứng đủ nhu cầu thi công các gói thầu tại sân bay Long Thành", ông Việt cho hay.Về phía Bộ GTVT, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn thông tin thêm hiện khu vực phía Nam đang triển khai 15 dự án giao thông trọng điểm, tổng nhu cầu đá xây dựng hơn 21 triệu m3. Theo ông Lê Anh Tuấn, Đồng Nai được xem là "thủ phủ" khai thác đá của cả nước với 32 mỏ đã được cấp phép, tổng trữ lượng gần 400 triệu m3. Trung bình mỗi năm tỉnh có thể khai thác 22 triệu m3 đá. Tuy nhiên hiện các mỏ đá trên địa bàn Đồng Nai không đáp ứng đủ nhu cầu cho các dự án. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức nói rằng vấn đề gia hạn, điều chỉnh giấy phép và cấp phép khai thác đá đang gặp một số khó khăn vướng mắc. Vừa qua, Đồng Nai đã làm việc với Bộ TN-MT, chủ mỏ đá, chủ đầu tư các dự án; qua đó thống nhất sẽ thành lập 2 tổ nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý về gia hạn, nâng công suất khai thác mỏ và điều phối, phân bổ đá xây dựng phục vụ các dự án. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh: "Những vướng mắc về khai thác đá sẽ được xử lý trong những ngày tới, đảm bảo nguồn cung vật liệu phục vụ dự án giao thông trọng điểm tại Đồng Nai và khu vực phía nam".Kết luận tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Đồng Nai cần nhanh chóng thành lập tổ công tác xử lý vấn đề liên quan đến đá xây dựng. Trong tháng 2 này phải hoàn thành thủ tục, hồ sơ gia hạn khai thác, nâng công suất mỏ, điều phối đá cho các dự án. Các đơn vị liên quan cần lập tức xử lý phần việc được giao, không được đùn đẩy trách nhiệm.Theo phó thủ tướng, thời gian tới, số lượng phương tiện vận chuyển vật liệu lưu thông trên các tuyến đường tại Đồng Nai sẽ rất lớn, do đó tỉnh cần bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn, thông suốt. Phó thủ tướng cũng lưu ý chủ đầu tư các dự án là xác định rõ khối lượng đá phục vụ thi công và chịu trách nhiệm về con số đưa ra.