Chuyển đổi số thúc đẩy nhu cầu phát triển giải pháp bảo mật mới
Sáng 21.3, Công an xã Thạnh Đức, H.Gò Dầu (Tây Ninh) phối hợp điều tra vụ phát hiện một người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ trong rừng cao su tại ấp Bến Đình.Khoảng 7 giờ cùng ngày, anh K. trên đường chở con đi học, phát hiện vật thể treo lơ lửng trên cây. Nghi ngờ có điều chẳng lành, anh K. đến gần để xem. Đến nơi, anh K. tá hỏa khi thấy một người tử vong trong tư thế treo cổ, thi thể đã phân hủy nặng, bốc mùi hôi. Ngay sau đó, anh K. hô hoán và trình báo cơ quan chức năng. Ngay lập tức, Công an xã Thạnh Đức đến hiện trường để xác minh vụ việc. Thông tin ban đầu, người này tử vong từ 4 - 5 ngày trước. Tại hiện trường, thi thể bị biến dạng, da đen sạm nên việc xác minh danh tính gặp khó khăn.Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.Từ vụ học sinh ngộ độc nghi ăn giò lụa bán dạo: Mua thức ăn nơi uy tín
Nhiều ý kiến chuyên gia nhận định, khu Đông, trong đó có TP.Thủ Đức có một hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ phát triển với nhiều công trình trọng điểm như các tuyến đường Vành đai và tuyến metro số 1 đã đi vào vận hành tạo cho khu vực có sự giao thương kết nối vùng cực kỳ tốt. Điều này giúp gia tăng giá trị BĐS và mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.Theo quy hoạch, không gian thành phố Thủ Đức được chia thành 9 phân vùng tương ứng với 11 trọng điểm phát triển gắn với giá trị văn hóa, lịch sử và tiềm năng lợi thế riêng.Đón đầu sự chuyển mình mạnh mẽ của khu Đông, nhiều khu vực thuộc TP.Thủ Đức được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Theo anh Hoàng Trọng - Môi giới lâu năm cho biết: "Thay vì chọn khu vực mới hình thành, hưởng lợi từ hạ tầng, công trình hình thành trong tương lai, nhà đầu tư hạn chế rủi ro bằng việc chọn khu vực cư dân đông đúc và tiện ích hiện hữu, điển hình như phường Bình Thọ. Nơi đây chứng kiến sự gia tăng dân nhập cư đến làm ăn và sinh sống đã thúc đẩy nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao, khiến thị trường nhà đất tại đây trở nên sôi động."Cùng với định hướng là khu đô thị đô thị hiện hữu gắn với đào tạo và trung tâm sản xuất, dịch vụ trung chuyển, phường Bình Thọ được hưởng lợi từ các dự án hạ tầng lớn như tuyến metro số 1, đường vành đai 3 và sự mở rộng của các tuyến giao thông huyết mạch. Chính vì vậy, những dự án nhà ở tại đây đang thu hút cả người mua để ở lẫn các nhà đầu tư bởi tiềm năng phát triển của nơi đây.Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia cho rằng, việc tìm đến những dự án đã và đang thành hình để kiểm chứng được chất lượng và pháp lý là cần thiết. Đó cũng là lý do vì sao thời gian gần đây, King Crown Infinity thu hút nhiều sự chú ý của khách hàng trong và ngoài nước, không chỉ sở hữu vị trí "trái tim" TP.Thủ Đức mà còn được lòng nhà đầu tư khi tiến độ xây dựng luôn đúng kế hoạch cam kết.King Crown Infinity tọa lạc tại tuyến đường huyết mạch Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, TP.Thủ Đức đang dần khẳng định vị thế biểu tượng kiến trúc mới ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM. Với tiện ích ngoại khu hiện hữu và phong phú, cùng 25 tiện ích nội khu hiện đại "ngay trước cửa" mang đến trải nghiệm "chuẩn resort" suốt 365 ngày dành cho cư dân. Đặc biệt, trung tâm thương mại đẳng cấp 14.000m2 nối liền hai tòa tháp căn hộ cao cấp, cư dân sẽ được tận hưởng trải nghiệm "an cư - mua sắm - giải trí" trong cùng một nơi.Thực tế, King Crown Infinity đã "vượt khó" sau thời kỳ dịch Covid-19 cũng như những biến động kinh tế để dần thành hình và trở thành biểu tượng an cư mới tại TP.Thủ Đức. Cụ thể, tháng 6.2024 dự án đóng nắp hầm, 05 tầng hầm được thi công bằng với phương pháp semi-topdown. Đến 18.2.2025, King Crown Infinity tổ chức sự kiện hoàn thành phần thô khối đế thương mại và sàn tầng chuyển, chính thức đánh dấu cột mốc mới của dự án và bắt tay vào xây dựng phần thân tháp căn hộ (30 tầng). Đặc biệt, biểu tượng mới ngay cửa ngõ phía Đông dự kiến cất nóc vào tháng 9.2025 trở thành điểm sáng của khu Đông thu hút nhà đầu tư khi nguồn cung 2025 dự báo vẫn khan hiếm.Đại diện đơn vị phát triển dự án BCG Land cho biết: "Bằng sự nỗ lực đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình tốt nhất, chúng tôi áp dụng phương pháp semi-topdown đòi hỏi chi phí, độ chính xác và kỹ thuật cao. Phương pháp này cho phép rút ngắn tiến độ, đồng thời giảm thiểu các rủi ro do việc hạ mực nước ngầm gây ra, đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận. Đây cũng là lý do giúp King Crown Infinity xứng đáng trở thành biểu tượng hiện đại và bền vững tại TP.Thủ Đức."Với tiến độ xây dựng đảm bảo, King Crown Infinity mở ra cơ hội sinh lời ngay cùng tiềm năng tăng giá mạnh mẽ trong tương lai. Giữa lúc nguồn cung khan hiếm, dự án trở thành tài sản bền vững, điểm tựa an tâm cho những chủ nhân xứng tầm.King Crown Infinity - Căn hộ hạng sang giữa lòng đô thị sáng tạo do BCG Land - Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital phát triển.Địa chỉ: Số 218 Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCMSở hữu ngay hôm nay với những chính sách hấp dẫn- Chiết khấu 8%- Thanh toán 5% ký HĐMB- Thanh toán giãn 55% đến Quý 2/2028. Tìm hiểu thêm thông tin tại:- Hotline: 090 2872727 - Website: www.kingcrowninfinity.com.vn
Đi chơi lễ 30.4 ở TP.HCM, nhiều người bất ngờ với tiệc thôi nôi hươu cao cổ Thảo Em
Ngáy, trằn trọc, kéo chăn và mất ngủ ở một người bất kỳ đều có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người còn lại. Và cuối cùng, điều này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến cả mối quan hệ, sức khỏe thể chất và tinh thần.
Nếu tiếp tục duy trì phong độ và tránh những chấn thương, Durant nhiều khả năng tiếp tục vươn cao trong tốp những vận động viên ghi điểm nhiều nhất trong thời đại của NBA. Xếp trên Durant trong danh sách này là Carmelo Anthony với 28.289 điểm và Shaquille O'Neal là 28.596 điểm.
Món 'nước chấm hoàng gia' xứ Huế từng được các vua ưa thích
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.