Bồi thường cho những hộ dân bị ảnh hưởng khi nâng cấp QL19
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.Đến lễ hội Dinh Cô, nhớ tham quan chùa Long Bàn, ghé Tổ đình Thiên Thai
Từ năm 1994, Chính phủ ra quyết định được cho là có tính "cách mạng", nhân văn: cấm đốt pháo. Nay, theo điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, có quy định sử dụng pháo hoa dành cho những ai có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và mua pháo hoa từ các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Vợ chồng bệnh tật, lay lắt nuôi con gái bị tâm thần
Để triển khai thực hiện công tác tổ chức giao thông phù hợp, tạo điều kiện cho người chạy xe gắn máy, mô tô lưu thông tuân thủ theo quy định của luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa giao nhiệm vụ cho Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ và Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị khẩn trương phối hợp các đơn vị liên quan rà soát tất cả các giao lộ trên địa bàn TP.HCM.Qua đó nghiên cứu phương án tổ chức giao thông cho phép các loại xe 2 bánh được phép lưu thông rẽ phải khi đèn đỏ để lắp đặt bổ sung hệ thống đèn tín hiệu giao thông phù hợp.Chia sẻ về đề xuất này, lãnh đạo Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, việc rà soát lại tất cả các giao lộ để đề xuất phương án tổ chức giao thông cho xe 2 bánh rẽ phải khi đèn đỏ là phù hợp. Theo CSGT, nhiều giao lộ ở TP.HCM có lưu lượng xe rất đông, đặc biệt vào giờ cao điểm sáng, chiều nên tình trạng ùn ứ còn xảy ra. Do đó, rà soát này phù hợp với lưu lượng xe, cơ sở hạ tầng của TP.Lãnh đạo một đội CSGT ở khu vực trung tâm cũng nêu ý kiến, từ ngày Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, phần đông người dân đã nâng cao ý thức khi tham giao thông, chấp hành nghiêm túc luật. Tại những tuyến đường trước đây xe máy chạy ầm ầm trên vỉa hè nay cũng giảm rõ rệt, thậm chí không ai vi phạm. Vị CSGT này nhìn nhận: "Hình ảnh tại các giao lộ bây giờ rất đẹp, người dân chủ động dừng chờ đèn trước vạch, không còn cảnh lộn xộn, lấn vạch hay vượt đèn".Theo ghi nhận sáng 9.1, tại giao lộ Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu, dòng xe rất đông hướng từ Gò Vấp về Q.1 nhưng cả xe máy và ô tô đều chấp hành dừng đèn đỏ. Trên đường Hai Bà Trưng, tình trạng rẽ phải khi đèn đỏ, chạy xe lấn dải phân cách đi ngược chiều cũng không còn. Đường Võ Thị Sáu (đoạn kế công viên Lê Văn Tám) sáng 9.1 cũng không còn cảnh dòng xe nối đuôi nhau leo lề.Còn trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) những ngày cuối năm xe cộ tấp nập hơn, nhưng tại các điểm giao lộ như: Lê Quý Đôn, Trần Quốc Thảo, Bà Huyện Thanh Quan, Trương Định... nhiều người đi xe máy chủ động dừng xe trước vạch khi thấy đèn chuyển màu vàng."Vài ngày trước, thấy đèn vàng có người còn ráng vượt, thậm chí vừa qua đèn đỏ nhưng ráng nối vào đuôi xe trước để vượt lên thì nay tôi thấy người ta đi chậm hơn, dè chừng hơn", bà Nguyễn Thị Hoa (48 tuổi) nhận xét.Tại TP.HCM, nhiều người đi xe máy có thói quen rẽ phải khi đèn đỏ. Trên các nhóm về giao thông cũng thường xuyên có các cuộc tranh luận nảy lửa về chủ đề này. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 168/2024 quy định, phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, thói quen này không còn xuất hiện tại nhiều giao lộ.Phải thẳng thắn nhìn nhận, khi người chạy xe máy dừng chờ đèn đỏ, không còn tình trạng ùn cục bộ giữa các giao lộ, nhưng ở phía sau vạch dừng chờ đèn tín hiệu, dòng xe lại nối dài.Do đó, việc rà soát, tất cả các giao lộ trên địa bàn TP.HCM; nghiên cứu phương án tổ chức giao thông cho phép xe máy (cũng như tất cả các loại xe 2 bánh) được phép lưu thông rẽ phải khi đèn đỏ được đa số người dân ủng hộ.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Hương vị quê hương: Mát lành canh mực nấu mồng tơi
Tại Việt Nam có tới khoảng 85% trẻ em Việt Nam bị sâu, sún răng sữa." Sâu răng có thể bắt đầu ngay khi chiếc răng đầu tiên mọc lên. Nếu không được điều trị, nó có thể gây đau, nhiễm trùng và phá hủy răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.Nhiều người cho rằng thói quen ăn vặt và đồ ngọt, cùng với vệ sinh răng miệng kém, là nguyên nhân chính gây ra sâu sún răng. Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thức được nguyên nhân sâu xa của vấn đề này.Mảng bám trên răng là lớp màng trơn nhầy không màu, chứa hàng tỷ vi khuẩn và liên tục hình thành. Khi trẻ ăn, đặc biệt là đồ ngọt, vi khuẩn trong mảng bám "ăn" đường, sản sinh axit ăn mòn lớp men răng, gây sâu răng. Đồ ngọt càng nhiều, mảng bám càng hình thành nhanh chóng, thường tập trung ở các vị trí khó quan sát như kẽ răng, viền nướu, mặt sau của răng, khiến việc làm sạch trở nên khó khăn.Răng sữa của trẻ cũng đặc biệt nhạy cảm, vì men răng mỏng và ít khoáng hóa, dễ bị ăn mòn nếu không vệ sinh kỹ lưỡng. Vì vậy, để phòng ngừa sâu răng cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất là làm sạch mảng bám.Theo Viện Nghiên cứu Nha khoa Quốc gia Hoa Kỳ, mảng bám không chỉ gây sâu răng mà còn dẫn đến viêm nướu và các bệnh về răng miệng khác. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ.Chưa hiểu rõ vai trò của làm sạch cơ học, nhiều phụ huynh chỉ tập trung vào việc chống lại vi khuẩn gây sâu răng. Trẻ nhỏ trong giai đoạn 1-3 tuổi thường không hợp tác, dẫn đến việc cha mẹ chọn các biện pháp đơn giản như xịt hoặc bôi mà bỏ qua khâu làm sạch mảng bám.Những biện pháp này không thể làm sạch răng triệt để. Nếu không thực hiện đúng cách, chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dù có sử dụng hoạt chất diệt vi khuẩn, nhưng nếu không làm sạch mảng bám và thức ăn thừa, chúng sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn khác, thúc đẩy hình thành mảng bám mới. Nếu cha mẹ không áp dụng các phương pháp làm sạch cơ học như đánh răng hay dùng gạc làm sạch bề mặt răng, sẽ vô tình tạo điều kiện cho mảng bám hình thành nhanh và dày hơn.Tốt hơn, cha mẹ cần tìm hiểu phương pháp làm sạch răng miệng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ và hướng dẫn con thực hiện đúng ngay từ khi những chiếc răng đầu tiên xuất hiện.Để làm sạch răng cho trẻ hiệu quả, việc đầu tiên là loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám trên răng. Nếu bỏ qua bước này, các biện pháp như xịt hay bôi sẽ không phát huy tác dụng bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây sâu răng.Có nhiều phương pháp làm sạch mảng bám, nhưng không phải phương pháp nào cũng phù hợp với trẻ em, do tình trạng răng miệng nhạy cảm. Kết hợp làm sạch cơ học và sinh học với các hoạt chất là cách đơn giản mà mẹ có thể áp dụng.Làm sạch cơ học cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh tổn thương nướu và men răng. Khi chọn sản phẩm làm sạch, mẹ nên chọn loại không gây kích ứng, tránh khiến trẻ sợ hãi và không hợp tác.Trong giai đoạn 1-3 tuổi, ngoài việc hướng dẫn trẻ đánh răng, mẹ có thể sử dụng gạc vệ sinh răng miệng. Sản phẩm này giúp kiểm soát lực tác động, vệ sinh răng, lưỡi và nướu một cách hiệu quả. Điều này không chỉ giúp giữ răng miệng sạch sẽ mà còn xây dựng thói quen tốt trong chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ nhỏ.Không thể ngăn cấm con ăn kẹo nhưng giúp con làm sạch răng đúng cách là việc hoàn toàn có thể trong tầm tay của cha mẹ để giúp con có răng miệng khỏe về lâu dài! Chăm sóc răng sữa là việc vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ. Gạc chống sâu sún răng Dr. Papie 1+ chính là giải pháp hoàn hảo mà mẹ cần để chăm sóc răng miệng cho bé yêu từ khi con tròn 1 tuổi.Trong mỗi miếng Gạc chống sâu sún răng Dr.Papie 1+ đều có thành phần Lactoferrin, Fibregum B, Xylitol, NaCl nên sẽ làm sạch và ngăn ngừa mảng bám cứng đầu, tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, tái khoáng hóa men răng. Từ đó giữ cho nướu và lưỡi luôn khỏe mạnh, men răng cứng cáp, đồng thời đem lại hơi thở thơm mát tự nhiên.Thành phần dịch chiết lá hẹ trong gạc là kháng sinh tự nhiên, có tác dụng giảm viêm, giảm đau khi bé đang trong giai đoạn mọc răng lại an toàn tuyệt đối, không lo tác dụng phụ. Nhờ vậy, việc vệ sinh răng miệng cho bé không còn là nỗi lo của mẹ.Mẹ muốn con có hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi tắn, đừng bỏ qua Gạc chống sâu sún răng Dr.Papie 1+!Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:Địa chỉ: Số 28-30 TT4A, Khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà NộiSố lưu hành: 240001154/PCBA-HN