Nền ẩm thực Việt Nam đứng thứ 22 thế giới
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".Vừa tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ đã nhận học bổng tiến sĩ toàn phần tại Úc
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20.1 chính thức mãn nhiệm và chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm, cũng chính là người tiền nhiệm, Donald Trump. Trước khi rời khỏi Nhà Trắng vào năm 2021, ông Trump đã để lại bức thư chúc mừng cho ông Biden như truyền thống của các nhà lãnh đạo Mỹ dù ông bỏ qua các truyền thống khác như không dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm.Ông Biden có thể trở thành tổng thống đầu tiên vừa nhận và vừa viết thư cho cùng một người.Truyền thống Tổng thống Mỹ viết thư tay cho người kế nhiệm bắt đầu từ thời Tổng thống Ronald Reagan, theo AP. Sau 8 năm tại nhiệm (1981-1989), ông Reagan viết một bức thư chúc mừng cho người kế nhiệm và cũng là cấp phó của ông, ông George H.W. Bush (Tổng thống Bush cha)."George thân mến, rồi sẽ đến lúc cậu muốn sử dụng loại văn phòng phẩm đặc biệt này. Cứ làm đi đừng ngại", ông Reagan nhắn nhủ ông Bush cha về việc viết thư cho người kế nhiệm. Trong thư, ông Reagan khuyên ông Bush không nên để những khó khăn làm nản lòng. "Tôi sẽ nhớ những bữa ăn trưa thứ năm của chúng ta", ông Reagan viết và ký tên Ron.Khi mãn nhiệm 4 năm sau đó, ông Bush cũng để lại thư cho ông Bill Clinton, chúc người kế nhiệm có những khoảnh khắc hạnh phúc tại Nhà Trắng và đừng nản lòng về những lời chỉ trích. "Thành công của ông giờ là thành công của nước ta. Tôi rất ủng hộ ông", ông Bush viết.Việc này trở thành một thông lệ diễn ra trong các đời tổng thống tiếp sau đó là ông Clinton, ông George W. Bush (Bush con), ông Barack Obama, ông Trump và ông Biden.Bức thư của ông Trump gửi ông Biden năm 2021 chưa được công bố. Một số người đọc được cho biết đó là bức thư viết tay dài và ông Biden tỏ ra ngạc nhiên về sự lịch thiệp và rộng lượng của nội dung thư dù giữa hai người có mâu thuẫn chính trị.Ông Trump từng nói rằng đó là bức thư dễ thương và ông đã mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Chưa rõ ông Biden có để làm thư cho ông Trump hay không nhưng các nhà nghiên cứu về truyền thống Tổng thống Mỹ cho rằng ông Biden sẽ tiếp tục thông lệ này."Đây là tình huống rất hiếm thấy, cũng như rất nhiều điều khác tại Washington thời hiện đại với ông Donald John Trump", ông Mark Updegrove, Tổng giám đốc Quỹ LBJ (quỹ di sản của cố Tổng thống Lyndon B. Johnson), nói về việc ông Biden sắp viết thư cho cùng người đã để lại thư cho ông.Ông Trump là tổng thống thứ hai trong lịch sử Mỹ làm việc trong 2 nhiệm kỳ không liên tiếp. Người đầu tiên là ông Grover Cleveland, làm từ 1885-1889 và 1893-1897.Ông Matthew Costello, quan chức lãnh đạo về giáo dục tại Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng, cho biết một số tổng thống sắp mãn nhiệm thời trước cũng viết thư tay cho người kế nhiệm nhưng không phải vào ngày nhậm chức và không phải luôn để chúc mừng mà là để mời ăn tối hoặc để báo tin. Tháng 2.1801, Tổng thống John Adams viết thư cho Tổng thống đắc cử Thomas Jefferson để thông báo về việc đi lại."Để giảm bớt trở ngại và tốn kém cho ngài trong việc mua ngựa và xe, điều không cần thiết, tôi phải thông báo với ngài rằng tôi sẽ để lại chuồng ngựa của Mỹ 7 con ngựa và 2 cỗ xe có dây cương thuộc sở hữu của Mỹ. Chúng có thể không hợp với ngài nhưng chắc chắn sẽ giúp ngài bớt một khoản chi phí đáng kể bởi chúng thuộc về gia đình tổng thống", ông Adams viết.
Tận hưởng cảm giác lái phấn khích tại sự kiện SpringFest 2024
Không ít người hâm mộ thắc mắc lý do khiến thủ quân Đinh Khải Tâm của CLB Saigon Heat phải ngồi dự bị ở cả 3 trận đấu đầu tiên của VBA 2023. Mới đây, anh đã tiết lộ nguyên nhân khiến mình chưa thể ra sân tranh tài.
Mastaba là kiểu lăng mộ tiêu chuẩn ở Ai Cập cách nay vài ngàn năm, có phần đế hình chữ nhật, mái bằng và các bức tường làm bằng đá hoặc gạch bùn.Theo Tân Hoa Xã, ngôi mộ mastaba mới tìm thấy là của một bác sĩ hoàng gia sống dưới thời trị vì của vua Pepy II (khoảng năm 2278-2184 trước Công nguyên). Đây là vị vua cuối cùng của Vương triều thứ 6 ở Cổ Vương quốc Ai Cập.Tuyên bố của Mohamed Ismail Khaled, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập (SCA), cho biết phát hiện này là sự bổ sung quan trọng vào lịch sử của khu vực vì các văn bản và hình vẽ trên tường lăng mộ hé lộ những khía cạnh mới trong cuộc sống thường ngày của Cổ Vương quốc Ai Cập.Báo cáo cho biết thêm rằng các nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng mastaba có thể đã bị cướp phá từ thời kỳ đầu, nhưng các bức tường có khắc hình và chữ vẫn được bảo quản tốt.Đoàn thám hiểm cũng tìm thấy một chiếc quách (quan tài đá). Theo tuyên bố, các dòng chữ khắc trên trần ngôi mộ và bên trong quan tài tiết lộ tên và chức danh của chủ sở hữu ngôi mộ.Saqqara là một khu nghĩa trang lớn của người Ai Cập cổ đại, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.Tháng 3.2024, CNN đưa tin, những bức tranh đầy màu sắc về cuộc sống hằng ngày ở Ai Cập cổ đại được phát hiện trong một ngôi mộ có niên đại hơn 4.300 năm.Ngôi mộ, gọi là mastaba, được các nhà khảo cổ Ai Cập và Đức tìm thấy ở nghĩa địa kim tự tháp Dahshur, cách Cairo khoảng 40km về phía nam. Dahshur là cực nam của các nghĩa địa kim tự tháp vĩ đại của Cổ Vương quốc Ai Cập ở vùng lân cận cố đô Memphis. Điểm thu hút chính ở đây là 2 kim tự tháp lớn của Vua Sneferu: kim tự tháp Bent và kim tự tháp Đỏ.
Khởi công dự án tái định cư sau hơn 20 năm đền bù
0 giờ, ngày 20.1 (tức ngày 21 tháng Chạp) tại cổng chào Bình Dương (nằm trên quốc lộ 13), nơi giáp ranh tỉnh Bình Dương và TP.HCM nhóm tình nguyện viên đã có mặt để đón chờ những người về quê ăn tết bằng xe máy. Tại điểm hẹn, có mặt từ 6 – 8 tình nguyện viên tham gia. Đây đa phần là những "người con" của tỉnh Đắk Lắk đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Nhóm trưởng hỗ trợ về quê đêm 21 tháng Chạp lần này là Trần Văn Minh (20 tuổi, quê Đắk Lắk), đang làm công nhân ở Bình Dương. Nhiệm vụ trên hành trình của Minh là đi cùng, giúp đỡ, đảm bảo an toàn cho những người chạy xe máy đường dài. Rạng sáng cùng ngày, các thành viên nhóm của Minh đồng hành cùng 15 người đi xe máy, đang là sinh viên, người lao động ở TP.HCM. Hành trình này kéo dài khoảng 400 km, dọc quốc lộ 14, từ ranh giới TP.HCM – Bình Dương đến tận trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Đến 2 giờ, hầu hết những người đăng ký từ khắp nơi đều có mặt, chuyến xe máy về quê ăn tết rạng sáng 21 tháng Chạp bắt đầu xuất phát. Anh Võ Trọng Lam (31 tuổi), điều hành chính của nhóm "Đi xe máy về Đắk Lắk" cho biết, đây là ngày thứ 2 nhóm "Đi xe máy về Đắk Lắk" đưa người về quê ăn tết. Trước đó, vào ngày 19.1 (tức 20 tháng Chạp) nhóm đã đồng hành cùng 30 người đi xe máy về đến quê an toàn. Anh Lam chia sẻ, mỗi năm đến gần tết, nhóm tình nguyện viên quê ở Đắk Lắk đều lên kế hoạch đưa người về quê ăn tết. Các thành viên này thường chạy xe máy về quê, sau đó nãy ra ý tưởng sẽ giúp những người khác cùng nhau đi an toàn. Đa phần người được hỗ trợ là phụ nữ, người tay lái yếu đi xe máy một mình. Chưa kể, người không có điều kiện về quê cũng được chở miễn phí bằng xe máy. Ở đây, nhóm đồng hương sẽ đi cùng, tạo cảm giác thân quen, không đơn độc cho người về quê trong những ngày sát tết. Từ đầu tháng 12, Lam bắt đầu thông báo lên Fanpage cho những người cần "bạn đồng hành" khi về quê biết đến. Sau đó, nhóm nhận đăng ký, ngày về và phân bổ tình nguyện viên hỗ trợ. Sau 2 tuần thông báo, lượng người đăng ký ngày càng đông. Lam phải đóng bớt các cổng để các thành viên đăng ký trước được ưu tiên và hạn chế số lượng."Các thành viên sẽ đi cùng với mọi người trong 8 ngày, từ 20 - 28 tháng Chạp. Hễ ai đăng ký, đạt số lượng nhất định nhóm sẽ hẹn giờ và khởi hành", Lam chia sẻ.Để đảm bảo an toàn suốt hành trình, Lam đặt ra quy tắc phải đi đúng luật giao thông. Chạy chậm khi vào khu dân cư, không dàn hàng và nghỉ ngơi đúng giờ trước khi khởi hành. Hành trình di chuyển khoảng 10 tiếng, chia làm nhiều chặn, đi được 100 km sẽ nghỉ một lần. Thời gian nghỉ tùy thuộc vào sức khoẻ và quảng đường cụ thể. Trên đường đi, các tình nguyện viên sẽ dẫn đầu và "khóa đuôi" đoàn xe ở phía sau nhằm đảm bảo qua sát được hết những thành viên khi lái xe. Chưa kể, đây chỉ là việc giúp nhau về quê ăn tết nên suốt hành trình nếu xe bị hư, hoặc sự cố nào đó sẽ luôn có người giúp đỡ. Anh Lam thông tin, trong những ngày đầu, lượng người về quê bằng xe máy còn khá ít. Tuy nhiên, vào những ngày 25 – 28 tháng Chạp sẽ là cao điểm của nhóm khi đưa người về quê. Số lượng thành viên đăng ký về mỗi ngày đã vượt con số 200 xe máy. Tổng lượt đăng ký về lên hơn 500 người cùng về. "Đến trưa 21 tháng Chạp, đoàn hỗ trợ về quê cũng đã đến điểm cuối cùng ở TP.Buôn Ma Thuột, kết thúc hành trình trong ngày thứ 2. Những lúc này, chỉ cần thấy tin nhắn của những người đi chung đoàn thông báo đã về đến nhà an toàn tôi đều cảm thấy rất vui. Cũng như những năm qua, mọi người trên đường khi thấy chúng tôi chạy về đều nói đã thấy tết gần đến rồi", Lam bày tỏ.Còn Minh trước kia từng được nhóm đồng hương Đắk Lắk hỗ trợ đưa về quê bằng xe máy cách đây nhiều năm. Sau đó, Minh quay lại cùng nhóm để giúp đỡ những người đi xe máy mỗi khi tết đến. Lần này, Minh đưa mọi người về quê, sau đó trở lại Bình Dương làm việc. Đến ngày nghỉ tết chính thức, một lần nữa Minh vừa về nhà vừa giúp thêm người khác về quê ăn tết cùng gia đình. "Khi được giúp đỡ, đồng hành cùng mọi người về đến quê an toàn là tôi vui lắm. Trên hành trình tôi như được ăn tết cùng mọi người. Từng chặn nghỉ, rồi chạy dọc quốc lộ như có gì đó gắn kết tình người, tình đồng hương lại với nhau trong những ngày tết đến này", Minh cho biết.Vừa về đến nhà ở H.Ea H'Leo (Đắk Lắk) lúc 15 giờ 30, Dương Thị Thuỳ Trang Trường CĐ Y dược Hồng Đức, lập tức nhắn tin vào nhóm thông báo về đến nhà an toàn và cảm ơn mọi người. Trang cho biết vài ngày trước dự định chọn xe khách về nhà. Thế nhưng, khi biết được nhóm đồng hương này đã cùng bạn đăng ký tham gia. "Đây là năm đầu tiên tôi về quê ăn tết bằng xe máy. Dù cảm thấy mệt nhưng với tôi đây là một hành trình khá thú vị. Bởi mọi người vui vẻ hòa đồng, nhiệt tình. Điều này làm tôi gạt bỏ đi lo lắng trong suốt hành trình. Nó giống như đi phượt vậy, cho bản thân trải nghiệm khó quên trên hành trình về quê đón tết", Trang chia sẻ và nói thêm rằng dự định năm sau sẽ tiếp tục hành trình này. Để cảm nhận rõ hơn, trên mỗi cung đường cảnh quê hương trong những ngày cận tết thật đẹp.