Tăng mạnh, giá cà phê tiến đến mốc lịch sử
“Chúng mình cùng quê ở tỉnh Quảng Ninh rồi cùng nhau vào TP.Đà Nẵng lập nghiệp. Hiện tại, mình làm nhiếp ảnh còn Dung là thợ trang điểm. Bộ ảnh được chúng mình tự chụp bằng điện thoại. Vì đã có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh nên mình chỉ cần đặt điện thoại lên tripod (gậy chụp hình) và ấn chế độ tự động chụp. Bộ ảnh mang màu sắc trẻ trung, đơn giản, đúng với tinh thần và quan điểm trong tình yêu của chúng mình”, anh Khang chia sẻ.TOP 5 serum dưỡng trắng da được tìm mua nhiều đầu năm 2024
Ngày 9.3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án giao thông kết nối từ sân bay Long Thành đến Hồ Tràm (H.Xuyên Mộc).Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc đầu tư tuyến đường này là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đối ngoại, giúp phát triển mạnh mẽ ngành du lịch dịch vụ theo hướng đẳng cấp quốc tế (sau khi sân bay đưa vào vận hành) cho khu vực Hồ Tràm nói riêng và tỉnh Bà Rịa ⁃ Vũng Tàu nói chung.Thúc đẩy phát triển kinh tế ⁃ xã hội các khu vực mà tuyến đường đi qua, giúp đẩy mạnh đô thị hóa, sẽ đóng góp và tạo ra nguồn thu nhiều hơn cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở các giai đoạn tiếp theo, hướng tới mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế 2 con số trong thời gian tới.Cũng theo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc đầu tư xây dựng mới một tuyến đường cao tốc sẽ mở ra không gian phát triển đô thị mới, dịch vụ, công nghiệp, góp phần thực hiện tốt quy hoạch du lịch quốc gia, phát huy tối đa lợi thế về tiềm năng kinh tế du lịch biển của H.Xuyên Mộc cũng như các địa phương ven biển…Hiện nay, việc đi lại của nhà đầu tư, du khách từ các tỉnh, vùng Đông Tây Nam bộ, các khu vực du lịch Long Hải, Phước Hải (H.Long Đất) và Hồ Tràm, Bình Châu (H.Xuyên Mộc) đến cảng hàng không Long Thành theo tuyến đường hiện trạng đi qua nhiều khu vực đông dân cư, khu đô thị hiện hữu; tốc độ lưu thông của các tuyến đường chưa cao do mật độ xe đông đúc, đang khai thác hỗn hợp, không kiểm soát được thời gian di chuyển…Tuyến cao tốc nối sân bay Long Thành đến Hồ Tràm mà UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất có điểm đầu kết nối với Dự án đường Vành đai 4 - TP.HCM (lý trình Km8 + 00) thuộc địa bàn H.Châu Đức và có điểm cuối kết nối với đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận thuộc địa bàn H.Xuyên Mộc với tổng chiều dài là 41 km.Đây là tuyến cao tốc đô thị được xây mới hoàn toàn với quy mô 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh (quy hoạch 6 làn xe); vận tốc thiết kế là từ 100 km/giờ. Ước tính tổng mức đầu tư tuyến cao tốc nối sân bay Long Thành đến Hồ Tràm là khoảng 17.000 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 4.500 tỉ đồng.
Chợ đêm Sơn Trà dừng hoạt động
Những ngày đầu năm 2025 này, sân Việt Trì đang là tâm điểm của bóng đá Đông Nam Á, với trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan lúc 20 giờ ngày 2.5. Riêng cá nhân Tiến Linh đang nung nấu quyết tâm rất đặc biệt.Cũng như mọi cầu thủ Việt Nam khác, chân sút sinh năm 1997 khao khát được ra sân và sút tung lưới "Voi chiến", để giúp thầy trò HLV Kim Sang-sik có lợi thế lớn nhất tạo đà cho trận chung kết lượt về sau đó 3 ngày.Đặc biệt, Tiến Linh càng có động lực lớn lao vì nếu một lần nữa ghi bàn vào lưới đối thủ Thái Lan ở trận đấu sắp tới, anh sẽ chính thức cán cột mốc 100 bàn thắng trong sự nghiệp của mình.Vào lúc này, Tiến Linh đã có 74 bàn thắng chuyên nghiệp cho CLB Bình Dương - đội bóng đầu tiên và duy nhất của anh, bao gồm 66 pha lập công tại V-League, 7 bàn ở Cúp quốc gia và 1 tại AFC Cup (nay là AFC Champions League 2).Ngoài ra, anh cũng đã có 25 bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam sau 56 trận, đứng thứ 3 trong lịch sử, chỉ kém 2 bàn so với người thầy cũ Lê Huỳnh Đức (27 bàn sau 52 trận) và đàn anh - người đứng đầu Lê Công Vinh (51 bàn, 83 trận).Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanSở hữu thành tích 99 bàn thắng ở tuổi 27 là sự ghi nhận cho tài năng và nỗ lực của chân sút sinh năm 1997, người từng nghĩ đến chuyện đi làm bảo vệ nếu không theo được nghiệp đá bóng, từng vượt qua chấn thương rất nặng để trở thành tay săn bàn hàng đầu đội tuyển Việt Nam.Trong màu áo đội tuyển Việt Nam danh sách "nạn nhân" của Tiến Linh trải dài từ Đông Nam Á với mọi đối thủ từng chạm trán như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore…, cho đến châu lục (Trung Quốc, UAE, CHDCND Triều Tiên, Oman…).Riêng đối thủ Thái Lan, đến bây giờ người hâm mộ vẫn còn nhớ khá rõ pha Tiến Linh lao người đánh đầu mở tỷ số trong trận chung kết lượt đi tại Mỹ Đình (hòa 2-2) ở AFF Cup 2022, để trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt Vua phá lưới (6 bàn).Tiến Linh từng lập cú đúp giúp đội tuyển U.22 Việt Nam hòa 2-2 và loại U.22 Thái Lan từ vòng bảng, sau đó đoạt tấm HCV SEA Games lịch sử tại Philippines 2019. Ở cuộc chạm trán gần nhất tại giải giao hữu hồi tháng 9.2024, Tiến Linh cũng xé toang hàng thủ Thái Lan để mở tỷ số cho đội tuyển Việt Nam.Đến AFF Cup 2024 lần này, Tiến Linh đã có cho riêng mình 4 pha lập công, trong đó có 3 bàn trong 3 trận gần nhất. Anh hiện như một quân bài tẩy đặc biệt lợi hại của HLV Kim Sang-sik, vào sân trong hiệp 2 khi đối thủ xuống sức để cùng Xuân Son tạo ra khẩu súng 2 nòng đã 8 lần khai hỏa trong 3 trận liền.Nhìn lại riêng trong năm 2024, Tiến Linh đã ghi đến 23 bàn thắng, giúp anh đang là đang là ứng viên hàng đầu cho cuộc đua Quả bóng vàng Việt Nam 2024, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh như Tuấn Hải hay Văn Toàn.Vào lúc này, chàng trai có 2 quê Hải Dương và Bình Dương đang tập trung cao độ để một lần nữa sút tung lưới Thái Lan, giúp đội tuyển Việt Nam đánh bại "Voi chiến" tại Việt Trì, tạo đà cho chiến thắng chung cuộc tại Rajamangala 3 ngày sau.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…
Lớp dạy vẽ miễn phí cho thiếu nhi yêu mỹ thuật
Ngày 1.3, theo ghi nhận của PV, mưa trái mùa đã khiến cho mực nước trên sông Krông Ana đang ở mức khá cao, hàng trăm ha lúa vụ đông xuân của nông dân ở xã Bình Hòa (H.Krông Ana) và xã Buôn Triết (H.Lắk, Đắk Lắk) ngập trong "biển nước". Họ gần như mất trắng.Đứng ở trạm bơm chống ngập úng, ông Phạm Văn Thêm (trú tại xã Buôn Triết, H.Lắk) than vãn, nhìn xa xăm về 2 ha lúa vừa mới gieo sạ đang ngập trong "biển nước" do mưa trái mùa gây ra. "Tôi đi kinh tế mới ở Đắk Lắk vào những năm 90 nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy có mưa vào tháng giêng. Khi nghe dự báo thời tiết có khả năng ngập úng do mưa trái mùa, bà con trong thôn, xã hết sức lo lắng về vụ lúa đông xuân mới gieo xong", ông Thêm nói.Ông Thêm cho biết, đêm đầu tiên nước lên, bà con trong vùng đã cùng nhau chuẩn bị tư trang để đắp đê, ngăn nước lũ thượng nguồn đổ về cánh đồng. Mặc dù, bà con đã thức suốt đêm, nỗ lực đắp đê nhưng vẫn phải chịu thua, bất lực nhìn ruộng lúa bị ngập úng do nước lên nhanh bất thường…Cách nhau một con đường nhựa, cánh đồng Bàu Năm Niên của nông dân xã Bình Hòa (H.Krông Ana) cũng bị ảnh hưởng do mưa trái mùa, nhấn chìm 6 ha lúa. Những ngày qua, bà con dùng cọc tre, bao cát, cùng nhau đắp đê chống nước lũ tràn vào ruộng lúa. Thức trắng nhiều ngày đêm để đóng cọc, gia cố đoạn đê trên cánh đồng, nhiều người dân cho biết họ phải chạy đua với thời gian để đắp đê ngăn nước lũ. Tuy nhiên, tình cảnh của họ cũng giống như người dân xã Buôn Triết (H.Lắk), ngậm ngùi nhìn nước lũ xâm lấn, nhấn chìm lúa vụ đông xuân. "Mấy ngày nay, chúng tôi thay phiên nhau trực cả ngày lẫn đêm, vừa đắp đê, vừa phải đi kiểm tra các đoạn đê, kiểm tra máy bơm. Nước lũ chảy xiết nhưng chúng tôi vẫn phải gồng mình đắp đê, cố gắng được chừng nào hay chừng đó…", ông Nguyễn Hùng (trú tại xã Bình Hòa, H.Krông Ana) nói. Theo đánh giá của người dân, nếu để nước rút hết thì phải mất thêm khoảng 15 ngày. Họ sẽ khó gieo sạ lại vì phải gặt muộn trong khi vài tháng nữa là mùa mưa lũ. Trận mưa trái mùa vào tháng hai âm lịch là trận mưa chưa từng xảy ra trong hàng chục năm qua…Theo báo cáo của UBND xã Buôn Triết (H.Lắk), đợt mưa trái mùa vừa qua đã khiến hơn 200 ha lúa trên địa bàn bị ngập úng. Đáng nói, cánh đồng thôn Kiến Xương bị "biển nước" nhấn chìm ngay tại công trình trạm bơm chống úng.Theo đó, nguyên nhân do công trình trạm bơm chống úng thuộc dự án Đê bao ngăn lũ phía nam sông Krông Ana tại khu vực họng Eo Đờn thôn Kiến Xương chưa phát huy được công năng, không thể kéo cánh phải lên và xuống, để ngăn nước sông Krông Ana tràn vào qua họng Eo Đờn. Hiện trạng công trình đã thi công hơn 3 năm nhưng vẫn còn dở dang chưa thể hoạt động.Theo kết quả thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN H.Krông Ana, diện tích lúa nước bị ngập úng trên địa bàn huyện khoảng 136 ha. Cụ thể, thiệt hại tại cánh đồng Bàu Cụt 30 ha; cánh đồng Bàu Đen 70 ha; cánh đồng Bàu Năm Niên (xã Bình Hòa) 6 ha; cánh đồng A (TT.Buôn Trấp) 30 ha.Theo đó, UBND xã Bình Hòa chỉ đạo HTX và người dân sử dụng 11 máy bơm các loại để chống úng cho sản xuất; huy động lực lượng và bố trí 6 máy múc triển khai gia cố khoảng 3 km bờ bao để bảo vệ cánh đồng sản xuất lúa của người dân. Đồng thời, UBND TT.Buôn Trấp huy động người dân và lực lượng xung kích gia cố 2 cống thoát nước và huy động 2 máy bơm để bơm nước chống úng.