Công trình kéo dài, gây nguy hiểm
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.Honda Vario 160 2022 có gì khác ‘đàn anh’ Honda PCX 160 từng về Việt Nam?
"Món ăn Việt Nam có màu đỏ rực rỡ này được chế biến từ tiết động vật tươi trộn với một số nguyên liệu, trong đó có mắm. Phần nhân thịt được nấu chín sau đó đổ tiết vào và đông lại thành một loại bánh pudding sền sệt, thường được trang trí bằng đậu phộng, rau thơm… Món ăn này được chế biến theo truyền thống vào những dịp đặc biệt, mặc dù gây ra nhiều tranh cãi do nguy cơ vi khuẩn trong thịt, gây ngộ độc", Taste Atlas mô tả và xếp tiết canh vào vị trí 52 của danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới.Danh sách còn có món trứng vịt lộn rất phổ biến của người Việt nhưng được đưa vào ẩm thực của Philippines, xếp ở vị trí 42. "Trứng vịt lộn được phục vụ ở khắp mọi nơi từ các quầy hàng trên đường phố đến các nhà hàng cao cấp ở Phillippines. Vịt lộn được coi là 'thuốc bổ', thường được thưởng thức với một cốc bia lạnh. Món ăn có thể nêm thêm ớt, tỏi, dấm, muối, nước cốt chanh, tiêu xay, lá bạc hà; cũng có thể được nấu trong món trứng tráng hoặc dùng làm nhân cho bánh ngọt", Taste Atlas mô tả và cho biết thêm, mặc dù trứng vịt lộn gắn liền với ẩm thực Philippines và đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới nhưng vẫn bị coi là bữa ăn của người nghèo.Đứng đầu danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới năm 2024 là blodpalt, theo truyền thống gắn liền với các vùng phía bắc của Thụy Điển và Lapland của Phần Lan. Blodpalt là loại bánh bao màu nâu sẫm, được chế biến từ bột lúa mạch đen hoặc lúa mạch và máu động vật. Mặc dù theo truyền thống, chúng được làm bằng máu tuần lộc, nhưng ngày nay xuất hiện với nhiều loại trong vùng sử dụng máu của nhiều loài động vật, các loại gia vị khác nhau và đôi khi là khoai tây nghiền.Danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới cho đến ngày 8 tháng 1 năm 2025 có tới 596.403 đánh giá được ghi nhận, trong đó 385.835 được hệ thống công nhận là hợp pháp. Taste Atlas cho rằng, kết quả đánh giá không nên được coi là kết luận toàn cầu cuối cùng về món ăn.
Trường Phổ thông Năng khiếu bị 'tuýt còi', quyền lợi học sinh sẽ ra sao?
Điểm sáng là một số doanh nghiệp cơ khí trong nước đã có mặt trong nhiều dự án lớn, làm tổng thầu EPC các dự án nhiệt điện than, nhiệt điện, điện khí, thủy điện. Trong đó, đã tự chủ trong việc thiết kế, chế tạo các thiết bị cơ khí thủy công cho hơn 29 công trình thủy điện vừa và lớn trong nước, trong đó có công trình thủy điện Sơn La (2.400 MW) và Lai Châu (1.200 MW).
Một năm 2024 nhiều sự kiện ngập tràn cảm xúc đã khép lại, những người hùng vô địch AFF Cup 2024 đang tranh thủ dành vài ngày nghỉ quý giá bên gia đình, người thân đón cái Tết Ất Tỵ. Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh như mọi năm lại cùng bố mẹ từ Bình Dương trở về quê nhà Hải Dương đón mừng năm mới bên gia đình, họ hàng.Sau thời khắc giao thừa, chân sút ghi đến 23 bàn thắng cho CLB Bình Dương và đội tuyển Việt Nam trong năm 2024 đã chia sẻ tấm ảnh anh đi dạo ở quảng trường gần nhà kèm lời chúc chân thành: "Kính chúc mọi người năm mới an khang thịnh vượng!".Trong khi đó, không có lời dẫn cụ thể nhưng tiền đạo trẻ Bùi Vĩ Hào nhận được nhiều lời tấm tắc khi khoe những tấm ảnh hạnh phúc bình lặng bên bà xã trẻ của mình, sau 1 năm đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trên sân cỏ.Hiện Bùi Vĩ Hào đang là ứng viên sáng giá cho giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm 2024, với 5 bàn thắng tại V-League 2023 - 2024, 1 bàn thắng ở Cúp quốc gia 2023-2024, cùng đội tuyển U.23 Việt Nam vào tứ kết giải U.23 châu Á 2024.Ở cấp độ đội tuyển Việt Nam, chân sút trẻ sinh năm 2003 tham dự vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, đặc biệt có đóng góp khá hiệu quả trong hành trình vô địch AFF Cup 2024 với nhiều trận được HLV Kim Sang-sik sắp đá chính.Trong khi đó, hậu vệ Vũ Văn Thanh nhận được nhiều trầm trồ khi khoe bộ ảnh đẹp lung linh, vừa thể hiện được khí chất mạnh mẽ lẫn sự tinh tế, quyến rũ của chàng "trai chưa vợ" trong bộ đồ truyền thống màu sáng khỏe mạnh."Chúc mừng năm mới 2025. Xin chúc cả nhà thật nhiều sức khỏe, vạn sự như ý, bình an và gặp thật nhiều may mắn", Văn Thanh chia sẻ trên trang cá nhân.Về phần mình, thủ thành Nguyễn Filip gây ấn tượng với tấm ảnh tập luyện đăng vào ngày 29 Tết Ất Tỵ, cho thấy anh đang rất quyết tâm rèn luyện, giúp giữ phong độ cao cho năm mới sẽ rất bận rộn trong màu áo CLB Công an Hà Nội và đội tuyển Việt Nam."Cầu thủ chuyên nghiệp không có 1 kỳ nghỉ đúng nghĩa. Dù là Tết hay Giáng sinh thì chúng tôi cũng thường không có quá nhiều điều kiện để làm những công việc khác. Rời ra chiếc găng tay và sân cỏ thì sẽ là quãng thời gian cho những buổi chạy bộ và tập gym thế này đây. Chúc mọi người chiều 29 Tết vui vẻ. Tối nay cùng quây quần xem Táo quân nhé!", thủ môn sinh năm 1992 chia sẻ.Phát hiện của HLV Kim Sang-sik trong năm 2024, khi từ vị trí hậu vệ biên bó vào trong trở thành sự lựa chọn số 1 trong vai trò trung vệ lệch phải, Phạm Xuân Mạnh cũng có lời chúc giản dị mà ý nghĩa gửi đến mọi người sau thời khắc giao thừa."Chúc mọi người năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an. Chào xuân 2025. Chúc mừng năm mới", Phạm Xuân Mạnh chia sẻ trên trang cá nhân.Được biết, phần lớn những người hùng AFF Cup 2024 sẽ chỉ có vài ngày ngắn ngủi nghỉ ngơi bên gia đình, khi nhiều đội bóng V-League nhanh chóng tập luyện trở lại từ ngày 31.1 (nhằm mồng 3 Tết Ất Tỵ).
Phát hiện gần 2 tấn lòng, bì lợn thối đang trên đường đi tiêu thụ
Chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 27 tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) sáng mai có sự tham gia tư vấn trực tiếp của các khách mời đại diện Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và các chuyên gia đến từ các trường ĐH, CĐ… trên toàn quốc. Các khách mời sẽ giới thiệu, cung cấp, giải đáp những thông tin mới nhất về quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2025. Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, Trường THPT Phan Châu Trinh có sự đồng hành của hơn 30 đơn vị giáo dục.Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 22.2, ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết vào cuối tháng 1.2025, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng đã có văn bản gửi đến các trường THPT trên địa bàn thông báo, hướng dẫn cho khoảng 5.000 học sinh (HS) tham dự trực tiếp chương trình tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh. Ngoài ra, đối với các trường không có điều kiện dự chương trình trực tiếp, nhà trường sẽ tổ chức theo dõi chương trình truyền hình trực tuyến trên các kênh Thanh Niên trong khi chương trình diễn ra.Với sự hỗ trợ đường truyền internet siêu tốc độ cao - công nghệ XGSPON của VNPT Đà Nẵng, chương trình sẽ được truyền hình trực tuyến xuyên suốt trên nhiều kênh của Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên... Năm 2025 được xem là cột mốc đặc biệt khi lứa HS đầu tiên học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ với nhiều đổi mới. Lần đầu tiên sau nhiều năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT có những điều chỉnh lớn và công tác tuyển sinh ĐH-CĐ cũng thay đổi theo để phù hợp tình hình mới. Tại chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra cả ngày mai 23.2 ở TP.Đà Nẵng, GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), sẽ cung cấp những thông tin mới, "nóng" nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2025. Ngoài việc chia sẻ thông tin định hướng ra đề thi năm 2025, GS-TS Huỳnh Văn Chương sẽ hướng dẫn các thí sinh tự do học chương trình cũ (chương trình 2006) dự thi và công tác ra đề thi đảm bảo quyền lợi cho mọi thí sinh.Việc đại diện Bộ GD-ĐT trực tiếp cung cấp thông tin chính xác, giải đáp thắc mắc về quy chế tuyển sinh và những băn khoăn về nghề nghiệp của HS sẽ giúp HS an tâm trước khi bước vào kỳ thi. Tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, nhiều thông tin quan trọng liên quan đến việc chọn ngành, chọn nghề ở các khối ngành như khoa học tự nhiên - kỹ thuật, kinh tế - khoa học xã hội - sư phạm… của HS sẽ được các chuyên gia đến từ các trường CĐ, ĐH trên cả nước tư vấn chuyên sâu. Chương trình sáng 23.2 có các chuyên gia tư vấn gồm: - GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT. - TS Nguyễn Đức Quận, Phó trưởng ban Đào tạo - ĐH Đà Nẵng. - TS Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân. - TS Lê Văn Tường Lân, Trưởng ban Đào tạo và công tác sinh viên - ĐH Huế. - TS Đinh Thị Thu Hồng, Phó hiệu trưởng Trường Kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM. - Thạc sĩ Ngô Văn Sơn, phụ trách Phòng Đào tạo và công tác sinh viên, Trường Du lịch - ĐH Huế. - TS Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing. - TS Phạm Xuân Hùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế). - ThS Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn. - TS Nguyễn Duy Nghiêm, Giám đốc ĐH Greenwich Việt Nam - cơ sở Đà Nẵng. - TS Trần Đăng Khải, Trưởng khoa Xây dựng Học viện Hàng không Việt Nam.Chương trình chiều 23.2 sẽ được chia thành 2 phần.Phần 1: Đại diện các trường ĐH, CĐ sẽ giải đáp, giới thiệu thông tin, định hướng cho HS chọn ngành, nghề "hot" trong thời gian đến. - PGS -TS Trần Viết Long, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật -ĐH Huế. - TS Huỳnh Trung Phong, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và phát triển khởi nghiệp - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. - TS Nguyễn Đức Mận, Phó trưởng khoa Đào tạo quốc tế ĐH Duy Tân.- TS Đỗ Trọng Tuấn, Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Đông Á. - Th.S Trần Thị Hương Quỳnh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Phú Xuân. - TS Trần Văn Anh, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt.Phần 2: Học sinh giao lưu, trò chuyện cùng nhân vật truyền cảm hứngĐể giúp các em HS tự tin hơn trong lựa chọn và quyết định, tại phần 2 chương trình, PGS-TS Nguyễn Thành Đạt, Phó trưởng ban Đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục, Bí thư Đoàn ĐH Đà Nẵng (gương mặt tiến sĩ trẻ truyền cảm hứng ở Tư vấn mùa thi 2023) sẽ quay lại với chương trình để cùng trao đổi, chia sẻ với HS về việc học tập, chọn ngành, chọn nghề. PGS-TS Nguyễn Thành Đạt cũng sẽ có dịp động viên, lưu ý các em vững tâm, ổn định sức khỏe để bước vào kỳ thi quan trọng nhất của đời HS.Bên cạnh đó, tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, điểm nhấn của chương trình ở TP.Đà Nẵng là gần 5.000 HS sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi tại hơn 30 gian hàng triển lãm của các trường ĐH, CĐ, trung tâm du học… Các tư vấn viên tại gian hàng sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của HS để có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và hy vọng nghề nghiệp tương lai.