PUBG Mobile: Cấm thi đấu một năm tuyển thủ Rabiz
Trên sân Quy Nhơn, cả đội chủ nhà Bình Định lẫn CLB Bình Dương đều thi đấu cực kỳ cởi mở. Những sự bổ sung chất lượng ở giai đoạn giữa mùa như Trương Văn Thiết, Nguyễn Đức Hoàng Minh giúp đoàn quân của HLV Bùi Đoàn Quang Huy chơi khởi sắc, gây ra nhiều khó khăn về phía khung thành của Nguyễn Minh Toàn. Trong đó, pha bóng đáng chú ý nhất là cú sút xa đưa bóng trúng xà ngang của Mạc Hồng Quân ở phút 34. Bên kia chiến tuyến, CLB Bình Dương cũng tạo được không ít sóng gió cho Huỳnh Tuấn Linh dù không sử dụng Nguyễn Tiến Linh, tân Quả bóng vàng Việt Nam ngay từ đầu. Lần lượt Nguyễn Thành Nhân, Quế Ngọc Hải, Bùi Vĩ Hào đã có cơ hội dứt điểm nhưng đều thực hiện chưa sắc bén. Nhìn chung, chất lượng chuyên môn trong 45 phút đầu tiên khá ổn với tổng cộng 15 cú dứt điểm. CLB Bình Dương đang đứng ở vị trí thứ 5 và có nhiều cơ hội thăng tiến trên bảng xếp hạng. Vì thế, đầu hiệp 2, Tiến Linh được HLV Nguyễn Công Mạnh tung vào sân. Đây chính là khoảnh khắc thay đổi trận đấu. Phút 86, đương kim Quả bóng vàng Việt Nam thực hiện cú đánh đầu ngược chiến thuật, tạo điều kiện cho Abdurakhmanov băng vào bắt vô-lê mở tỷ số trận đấu. Đến phút 90+4, Tiến Linh suýt hoàn tất cú đúp kiến tạo. Tiền đạo sinh năm 1997 thả bóng thông minh để Thành Nhân băng xuống đối mặt với thủ môn đội Bình Định. Chỉ đáng tiếc là cú dứt điểm cuối cùng của cầu thủ CLB Bình Dương lại đưa bóng trúng xà ngang. Chung cuộc, CLB Bình Dương giành chiến thắng 1-0. Thầy trò HLV Nguyễn Công Mạnh có 24 điểm, leo lên vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng và kém đội đầu bảng Nam Định 6 điểm. Trong khi đó, CLB Bình Định chưa thể thoát khỏi khủng hoảng với 5 trận liên tiếp không biết đến mùi chiến thắng, đứng thứ 12 với 13 điểm. Họ chỉ xếp trên SLNA nhờ nhỉnh hơn ở hiệu số bàn thắng - bại (-10 so với -13). FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnQuán cơm tấm ở TP.HCM bán chỉ 1 tiếng của 3 anh em ruột: 'Sống thì nên biết đủ'
Doãn Ngọc Tân trả lời Tạp chí Bóng đá, hồi tưởng lại những ngày đầu theo đuổi bóng đá. Anh kể về tuổi thơ ở Sơn Tây, nơi anh cùng bạn bè đồng trang lứa say mê trái bóng. "Chỉ cần được đá bóng là thích lắm," anh nói. Đam mê này đã đưa anh từ các giải đấu nhi đồng, thiếu niên đến việc được tuyển chọn vào đội U.15 Thể Công – bước ngoặt đầu tiên đưa anh vào con đường chuyên nghiệp.Nhưng hành trình này không hề dễ dàng. Tân nhớ lại thời điểm được mời tham gia U.15 Thể Công ở tuổi 15 – một độ tuổi mà theo anh là khá muộn để bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp. Quyết định ấy không chỉ là thử thách cho anh mà còn cho cả gia đình. Bố mẹ anh, dù lo lắng vì điều kiện kinh tế gia đình, vẫn ủng hộ ước mơ của con trai. Anh kể lại lời bố anh dặn dò: "Nếu con muốn, bố mẹ đồng ý, nhưng nhà mình không có điều kiện. Con phải tự cố gắng". Thời điểm khó khăn nhất trong sự nghiệp của Doãn Ngọc Tân đến khi anh 19-20 tuổi (khoảng năm 2012-2013). Lúc ấy, anh thuộc biên chế CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên. Khi bầu Kiên gặp sự cố, CLB buộc phải dừng hoạt động, anh phải rời xa đồng đội và tạm biệt những giấc mơ đang dang dở. “Ngày cuối cùng phải rời bản doanh của CLB bóng đá Hà Nội em rất buồn, phải viết dòng trạng thái chia tay anh em, đồng đội, bạn bè. Biết chắc chắn là phần trăm là để quay trở lại tiếp tục cùng nhau rất là khó. Trong lòng lúc đấy suy nghĩ là buồn, cánh cửa của mình đến đây rồi nó lại đóng lại, nếu tâm trạng lúc đấy nó thật sự rất khó tả. Em biết cơ hội quay trở lại là rất khó”, Tân nhớ lại. Chia tay CLB, Tân trở về quê, phụ giúp bố làm việc. Anh làm đủ mọi việc, từ xúc cát, bốc gạch đến hỗ trợ công việc chở vật liệu xây dựng. Nhưng trong tâm trí anh, giấc mơ bóng đá vẫn luôn cháy bỏng. Anh luôn mang theo đôi giày và sẵn sàng tham gia các trận bóng phủi bất cứ khi nào được gọi.“Trong đầu vẫn mong muốn là mình cứ duy trì để xem nếu mà có cơ hội thì mình sẽ lại tiếp tục, còn không thì mình phải chấp nhận”, Doãn Ngọc Tân hồi tưởng. Có thời điểm, gia đình đã tính đến chuyện cho Tân đi xuất khẩu lao động để ổn định cuộc sống. Anh kể lại: "Bố em từng bảo hay là bố vay tiền để con đi Hàn Quốc xuất khẩu lao động. Nhưng em từ chối. Em vẫn muốn gắn bó với bóng đá”. Với anh, bóng đá không chỉ là một công việc mà còn là niềm đam mê không thể từ bỏ, dù hoàn cảnh lúc ấy rất khó khăn.“Ở trong gia đình, bố em là trụ cột, mẹ lại hay ốm đau. Bố cũng rất là thương con, bố muốn là bấy giờ không theo bóng đá nữa thì về học hành gì đó. Nhưng em chỉ học hết cấp 3, giờ đi học cao hơn cũng rất khó vào, chỉ có nước đi học nghề thôi. Để duy trì đam mê đá bóng, em luôn sẵn sàng tham gia bất cứ trận nào khi được gọi, dù một ngày phải đá hai, ba trận ở các địa phương khác nhau. Trong thời gian đó, em cũng phụ giúp bố công việc, nhằm san sẻ bớt gánh nặng, vì bố vẫn là trụ cột chính của gia đình, lo cho tất cả mọi người, bao gồm cả em. Trước đây, khi còn tập luyện, emnhận được một khoản phụ cấp nhỏ. Em luôn cố gắng tiết kiệm để tự lo các khoản chi tiêu, hạn chế phải xin tiền từ bố mẹ".Năm 2015, Doãn Ngọc Tân chính thức bước chân vào V-League trong màu áo CLB Hải Phòng. Tuy nhiên, phải đến mùa giải 2017, anh mới có cơ hội ra sân thường xuyên với hơn 20 trận đấu trong một mùa giải. Ngọc Tân vươn lên đội một ở CLB Hải Phòng trong thời kỳ bất ổn và suy tàn, khi đội bóng đất Cảng chỉ còn là "cái bóng" sau mùa giải á quân (2016). Bước ngoặt sự nghiệp của Tân đến vào năm 2020, khi anh gia nhập CLB Thanh Hóa và được dẫn dắt bởi HLV Velizar Popov. Dưới sự huấn luyện của chiến lược gia người Bulgaria, anh nhanh chóng trở thành nhân tố quan trọng. Với lối chơi bền bỉ và khả năng thích nghi linh hoạt, Tân được mệnh danh là "người không phổi", đủ sức đảm nhiệm mọi vị trí trên sân, ngoại trừ thủ môn.Trong quãng thời gian khoác áo Thanh Hóa, Doãn Ngọc Tân gần chạm mốc 100 trận và là nhân tố chủ chốt giúp đội bóng giành 2 chức vô địch Cúp Quốc gia liên tiếp, khẳng định vai trò không thể thay thế của mình trong đội hình.Vượt qua những thử thách, Tân đã kiên trì bám trụ với bóng đá. Sự nỗ lực không ngừng nghỉ của anh cuối cùng cũng được đền đáp khi anh trở lại thi đấu chuyên nghiệp và gặt hái thành công. Năm 2024, ở tuổi 30, anh không chỉ giành danh hiệu cùng CLB mà còn lên ngôi vô địch AFF Cup cùng đội tuyển quốc gia – giấc mơ mà anh từng nghĩ là xa vời.Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Chưa đến tuổi nghỉ hưu có được nhận lương hưu sớm?
Tại chương trình, 200 phần quà, mỗi phần trị giá 1 triệu đồng gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm, đã được trao tận tay các hộ gia đình khó khăn ở 3 xã Qui Đức, Phong Phú và Đa Phước (H.Bình Chánh). Tổng kinh phí 200 triệu đồng do Công ty VWS tài trợ. Nhận được phần quà ý nghĩa, anh Trà Văn Vạn (49 tuổi, ở xã Đa Phước) cho biết, do bị khuyết tật chân nên anh phải di chuyển bằng xe lăn để bán vé số, mỗi ngày kiếm được khoảng 100.000 đồng nuôi vợ và con nhỏ. Biết được hoàn cảnh của anh Vạn, Phó tổng giám đốc VWS Huỳnh Lan Phương đã gửi thêm lì xì để anh Vạn mua sữa cho con.Phát biểu tại chương trình, bà Phương cho biết, ngay khi VWS bắt đầu đầu tư và hoạt động tại Việt Nam đã tâm nguyện rằng phải hỗ trợ, chung tay cùng địa phương chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn. "Nhiều năm liền, VWS thường xuyên phối hợp cùng chính quyền H.Bình Chánh chăm lo cho người nghèo mỗi dịp tết đến xuân về. Năm qua, dù VWS vẫn còn gặp không ít khó khăn nhưng vẫn giữ nguyên các hoạt động chăm lo đến bà con, các hộ gia đình cần giúp đỡ. Được chia sẻ khó khăn và góp phần chăm lo vật chất cho người dân có một cái tết vui tươi, đầm ấm là niềm hạnh phúc của chúng tôi", bà Phương nói.Gửi lời cám ơn đến VWS, ông Đỗ Văn Thảo, Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã Đa Phước (H.Bình Chánh) cho biết, đây là những phần quà mang rất nhiều ý nghĩa về tinh thần tương thân tương ái, mang nhiều tình cảm của đơn vị tài trợ. Đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo TP.HCM với mong muốn giúp bà con đón một mùa xuân đầm ấm, nghĩa tình.Cũng trong ngày 14.1, các đoàn công tác của HĐND TP.HCM và Liên đoàn Lao động H.Bình Chánh đã đến thăm, chúc tết và động viên tập thể lãnh đạo, công nhân viên và người lao động đang làm việc tại VWS. Đồng thời các đơn vị đã lì xì cho những công nhân làm việc xuyên tết, góp phần làm đẹp môi trường thành phố.Ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM bày tỏ sự trân trọng với những nỗ lực gắn kết của VWS với Công đoàn Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội - HĐND TP.HCM và Ban Văn hóa - Xã hội trong việc thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa. "Các chương trình thiết thực như thăm hỏi các gia đình chính sách, hỗ trợ những hộ khó khăn, tổ chức khám chữa bệnh và trao quà cho đoàn viên Công đoàn thuộc các gia đình chính sách trên địa bàn thành phố đã đem lại nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm chân thành mà VWS dành cho cộng đồng, dù là những người đang công tác hay đã về hưu", ông Bình nói.Còn ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động H.Bình Chánh nhấn mạnh, việc thăm hỏi doanh nghiệp và người lao động vào dịp tết đã trở thành truyền thống ý nghĩa của tổ chức Công đoàn. Đây không chỉ là đợt cao điểm trong việc chăm lo cho người lao động, mà còn thể hiện sự gắn bó giữa người lao động và ban lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp. Liên đoàn Lao động H.Bình Chánh cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến VWS vì sự đồng hành và hỗ trợ tạo điều kiện để Công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả.
Có nhiều lý do để marathon đang ngày càng trở thành bộ môn thể thao “con cưng” của các đô thị. Thứ nhất là bởi những lợi ích không thể chối cãi về kinh tế và du lịch mà giải chạy mang lại cho các điểm đăng cai. Theo một thống kê năm 2013, trung bình mỗi VĐV tham gia giải chạy New York Marathon đã chi tiêu tới 1.800 đô la tại thành phố này chỉ trong 2 ngày cuối tuần, đóng góp cho ngân sách thành phố gần gần 400 triệu đô la. Và thực tế những năm gần đây, các giải chạy đang trở thành những “lễ hội” thể thao, văn hóa và du lịch đặc trưng của nhiều thành phố, mang lại nguồn thu lớn cho thành phố chủ nhà.
Ngại chi nắng hè nhờ những loại sinh tố hoa quả giải nhiệt, đầy năng lượng
Chiều 8.2.2025, theo ghi nhận của phóng viên Báo Thanh Niên tại nhiều giao lộ ở TP.HCM, đường sá khá thông thoáng, ít kẹt xe ngay cả khung giờ cao điểm. Người dân kiên nhẫn đợi hết đèn đỏ, không lấn làn, leo lề.Gần 6 giờ tối tại ngã tư Hàng Xanh, lượng xe vẫn khá đông vì đây là trục đường chính nhưng không xảy ra tình trạng ùn ứ. Người đi bộ thong dong qua đường. Khung cảnh dễ thở hơn rất nhiều so với cảnh ken đặc xe cộ thường thấy ở khu vực này.Cảnh tượng này là khá dễ hiểu, một phần vì chỉ mới qua Tết Nguyên đán, vẫn còn nhiều sinh viên và người đi làm chưa trở lại thành phố. Phần khác, có thể vì sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, ý thức người dân cải thiện, chấp hành tốt các quy định giao thông nên giảm hẳn cảnh chen lấn, leo lề, vượt đèn đỏ,…Ông Dương Vinh Đống (làm bảo vệ một quán cà phê ngay góc ngã tư Hàng Xanh) chia sẻ từ sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, ông không còn thấy cảnh người đi đường vượt đèn đỏ, chạy lên lề. "Tại tôi làm bảo vệ ở đây nên tôi biết, tôi canh thấy cũng có nhiều người không còn dám chạy ngược chiều hướng đây nữa", ông Đống nói. Còn với một tài xế như anh Võ Văn Phú (35 tuổi), đường sá thông thoáng, không kẹt xe, không tắc đường khiến công việc hàng ngày dễ thở hơn hẳn. "Tôi chạy xe công nghệ cũng hơn cả năm nay. Trước tết chạy xe tốn xăng lắm. Ví dụ bình thường mình chạy chỉ tốn có 100.000 đồng cho 13 đến 14 tiếng chạy. Tại kẹt xe với tắc đường mà lắm khi phải hết 130.000 - 150.000 đồng tiền xăng. Mà đó là trước tết thôi, sau tết đường sá thông thoáng mình đi cũng tiện, tiền xăng cũng ít đi", anh Phú chia sẻ.Theo ghi nhận của phóng viên chiều 8.2, tại các tuyến đường như Điện Biên Phủ, Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng, Đinh Bộ Lĩnh,… khá thông thoáng trong những ngày làm việc đầu năm. Đây là những tuyến đường thường xảy ra tình trạng ùn tắc, nhất là vào khung giờ cao điểm. Theo chia sẻ của nhiều người dân, phố phường thông thoáng cũng phần nào khiến tinh thần thoải mái, việc đi làm hay đón đưa con cái cũng vì thế đỡ vất vả hơn nhiều.