Mâm cúng ông Công ông Táo trang trọng, chỉn chu khiến dân mạng xuýt xoa
Ngày 5.1, Ban Quản lý dự án (BQLDA) 85 - Bộ GTVT phối hợp tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ hợp long cầu Đại Ngãi 2, thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên QL60 bắc qua sông Hậu, nối 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.Tại buổi lễ, đại diện BQLDA 85 cho biết, Dự án cầu Đại Ngãi gồm 2 gói thầu xây lắp. Trong đó, gói thầu số 11-XL (cầu Đại Ngãi 2 và phần tuyến) khởi công xây dựng từ tháng 10.2023 và gói thầu số 15-XL (cầu Đại Ngãi 1) triển khai xây dựng từ tháng 12.2024.Qua hơn 1 năm triển khai xây dựng, đến nay, hạng mục công trình chính cầu Đại Ngãi 2 đã cơ bản hoàn thành và tổ chức lễ hợp long cầu đúc hẫng Đại Ngãi 2 (vượt tiến độ khoảng 6 tháng).Cầu Đại Ngãi nằm trong quy hoạch trục dọc ven biển kết nối TP.HCM với các tỉnh duyên hải ĐBSCL, kết nối các cảng biển và khu kinh tế ven biển. Tuyến đường có ý nghĩa quan trọng không chỉ phục vụ việc phát triển kinh tế, thực hiện thành công chiến lược biển mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về an ninh quốc phòng cho khu vực ven biển phía nam.Dự án cầu Đại Ngãi được đầu tư hoàn thành và nối thông toàn tuyến QL60 sẽ nâng cao năng lực vận tải cho vùng ĐBSCL, tạo sự kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh duyên hải phía nam với nhau và với TP.HCM, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương và bỏ thế độc đạo của QL1, rút ngắn khoảng 80 km so với tuyến QL1 khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TP.HCM.Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, đánh giá cao nỗ lực của BQLDA 85, nhà thầu và các đơn vị thi công đã có nhiều nỗ lực để hợp long cầu Đại Ngãi 2 vượt tiến độ so với kế hoạch ban đầu. Đồng thời, ông đề nghị các đơn vị tiếp tục tập trung nhân lực, máy móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ để kịp thông xe vào ngày 30.4.2025 như cam kết.Trước đó, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi cơ bản hoàn thành vào năm 2027, hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2028 (kế hoạch ban đầu là năm 2026).Dự án cầu Đại Ngãi có tổng mức đầu tư gần 8.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 446 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị hơn 5.446 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác hơn 629 tỉ đồng; chi phí dự phòng hơn 1.439 tỉ đồng.Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 15,14 km. Điểm đầu giao với QL54, thuộc xã Hùng Hòa, H.Tiểu Cần, Trà Vinh. Điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu, thuộc xã Long Đức, H.Long Phú, Sóc Trăng. Dự án gồm 2 công trình cầu chính là cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2.Dự án do BQLDA 85 làm chủ đầu tư. Đây là cầu dây văng thứ 3 bắc qua sông Hậu, sau cầu Cần Thơ và cầu Vàm Cống.Cúp truyền hình gay cấn: Lê Nguyệt Minh khiến Petr Rikunov lỡ cơ hội chiếm áo vàng
Theo Công an TP.Hà Nội, vào 0 giờ 2 phút ngày 21.3, Trung tâm thông tin chỉ huy Công an thành phố nhận được tin báo cháy tại địa chỉ số 49 đường Giáp Bát (Q.Hoàng Mai).Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, đơn vị đã điều động 1 xe chỉ huy, 2 xe chữa cháy đến hiện trường tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.Tại hiện trường, lực lượng chức năng xác định khu vực xảy ra cháy tại tầng 3 của ngôi nhà 6 tầng. Tuy nhiên, phương tiện chữa cháy khó tiếp cận do tuyến đường vào hiện trường cháy nhỏ hẹp.Khi tiếp cận hiện trường, nhận định có người mắc kẹt trong đám cháy nên lực lượng chức năng lập tức triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ để nhanh chóng tiếp cận và khẩn trương đưa người bị mắc kẹt ra vị trí an toàn.Thời điểm xảy ra cháy, người dân xung quanh đã nhanh chóng sử dụng bình chữa cháy tại điểm chữa cháy công cộng nằm trong ngõ để hỗ trợ lực lượng chức năng chữa cháy ngay từ ban đầu.Sau một thời gian tổ chức chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, đến 0 giờ 22 phút cùng ngày, đám cháy đã được lực lượng chức năng cùng người dân dập tắt hoàn toàn, kịp thời đưa 8 người trong cùng gia đình thoát nạn ra ngoài an toàn. Trong số 8 nạn nhân được giải cứu có cả trẻ sơ sinh.Vụ cháy không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản đang thống kê. Nguyên nhân vụ cháy hiện đang được cơ quan chức năng xác minh, điều tra, làm rõ.
Bất ngờ khi các 'ông lớn' điện, dầu khí lao dốc lợi nhuận
Năm 2024, Ukraine thực hiện chiến lược lớn nhằm giải quyết thách thức thiếu hụt binh sĩ bằng cách thành lập các lữ đoàn mới thay vì tăng cường các lữ đoàn sẵn có. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá chiến lược không mang lại hiệu quả và đã bị phá sản, theo trang Business Insider ngày 6.1.Nhà nghiên cứu cấp cao Michael Kofman thuộc chương trình Nga và Á-Âu tại viện nghiên cứu chính sách mang tên Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Mỹ) cho rằng chiến lược trên của Ukraine là "một trong những quyết định quản lý lực lượng khó hiểu nhất từng được triển khai"."Việc mở rộng lực lượng bằng cách lập các lữ đoàn mới, trong khi cực kỳ cần thêm binh sĩ để bù đắp những mất mát trong các đội hình giàu kinh nghiệm đã triển khai trên tiền tuyến, rõ ràng đã phải có những đánh đổi", ông Kofman viết trên mạng xã hội.Ông Kofman nhận định rằng vì thiếu kinh nghiệm, các đơn vị mới nhìn chung chiến đấu không hiệu quả cả trong vai trò tấn công lẫn phòng thủ. Và theo ông, đó là điều đã xảy ra trong năm 2023. Hậu quả là chiến lược bị sụp đổ phần nào khi cấp chỉ huy cuối cùng lại tách các tiểu đoàn từ những lữ đoàn mới để bổ sung cho các đơn vị cũ.Hồi tháng 5.2024, giới lãnh đạo Ukraine công bố ý định lập 10 lữ đoàn, mỗi đơn vị gồm hàng ngàn binh sĩ, với hy vọng đạt được khả năng luân phiên chiến đấu trên tiền tuyến. Giải thích cho ý định này, một phát ngôn viên quân đội Ukraine hồi tháng 11.2024 nói rằng không còn lựa chọn nào khác để đối phó với đối phương áp đảo hơn, trên một chiến tuyến dài 1.300 km.Một số lữ đoàn mới được huấn luyện tại phương Tây, trong đó có lữ đoàn cơ giới 155. Tuy nhiên, màn ra mắt của lữ đoàn 155 vào cuối năm 2024 đã gây ra cuộc khủng hoảng khi xuất hiện thông tin cho thấy tỷ lệ đào ngũ cao. Hơn nữa, đơn vị này còn thường bị rút bớt quân để bổ sung cho các lữ đoàn khác. Hậu quả là lữ đoàn 155 phải vá víu đội hình, một số binh sĩ chuyên về điều khiển thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái (UAV) bị chuyển sang vai trò bộ binh.Trung tá Bohdan Krotevych, tham mưu trưởng Lữ đoàn Azov, bình luận: "Có lẽ thật ngu ngốc khi lập các lữ đoàn mới và trang bị công nghệ mới cho họ trong khi các đơn vị cũ lại thiếu nhân lực".Ông Kofman nói rằng vấn đề của Lữ đoàn 155 là vụ việc nghiêm trọng nhất trong công tác quản lý lực lượng của Ukraine. Việc chia nhỏ các đơn vị mới đã dẫn đến sự rời rạc trong nỗ lực phòng thủ."Những đổi mới công nghệ, áp dụng chiến thuật và tích hợp tốt hơn là không đủ để bù đắp cho thất bại của việc xử lý các vấn đề nền tảng... Quân đội Ukraine cần giải quyết các vấn đề nhân lực, huấn luyện và quản lý lực lượng để duy trì cuộc chiến", ông Kofman nhận xét.
Ngày 13.3, ông Lê Văn Đang, Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi A, cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ hỏa hoạn làm 4 căn nhà bị thiệt hại gần như hoàn toàn.Theo thông tin ban đầu, khoảng 21 giờ ngày 12.3, tại ấp Thống Nhất, xã Ninh Thạnh Lợi A, bất ngờ xảy ra vụ cháy lớn xuất phát từ 4 căn nhà liền kề gồm: nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, bà Trần Thị Bé, ông Trần Văn Hơn và ông Lê Văn Thành.Nhận được tin báo, lực lượng chức năng xã Ninh Thạnh Lợi A và H.Hồng Dân nhanh chóng đến hiện trường phối hợp với hàng chục người dân tích cực tham gia chữa cháy. Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.Vụ cháy đã thiêu rụi nhà của bà Nhiên và bà Bé; nhà của ông Hơn và ông Thành cũng bị thiệt hại lớn. Nguyên nhân ban đầu được xác định do chập điện, đám cháy xuất phát từ căn nhà bà Nhiên, sau đó lan sang các căn nhà liền kề.Ông Lê Văn Đang cho biết thêm, tối 12, rạng sáng 13.3, xã Ninh Thạnh Lợi A đã huy động nhiều lực lượng giúp bà con khắc phục thiệt hại, hỗ trợ tiền, gạo tạm ổn định cuộc sống. Cơ quan chức năng của tỉnh Bạc Liêu và H.Hồng Dân đang điều tra, làm rõ nguyên nhân và thống kê thiệt hại vụ hỏa hoạn.
Giá vàng nhẫn ‘đứt phanh’, giảm hơn 1,2 triệu đồng/lượng
Nhiều du khách đã bày tỏ rất bất ngờ và ấm áp ngày mùng 1 tết khi được chào đón thịnh tình tại sân bay Đà Nẵng, mang lại sự ấm áp “như trở về nhà”.Du khách rất hào hứng khi được thưởng thức chương trình biểu diễn múa lân đặc sắc và nhận những món quà đặc sản mang đậm hương vị Đà Nẵng như nón lá, mứt gừng, bánh dừa nướng, khô mè,…Đặc biệt, du khách được tham gia chương trình hái lộc đầu xuân trên cành hoa đào, để nhận được những voucher tham quan, giải trí tại các điểm đến nổi tiếng của thành phố trong suốt thời gian lưu lại Đà Nẵng.Trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng chào đón hơn 140 chuyến bay nội địa và quốc tế, ước đạt hơn 20.000 lượt khách đến Đà Nẵng.Trong đó số chuyến bay quốc tế dự kiến 65 chuyến, ước đạt khoảng 10.000 lượt khách của các hãng Vietnam Airlines (đường bay Narita, Nhật Bản - Đà Nẵng); Vietjet Air (đường bay Incheon, Hàn Quốc); Air Asia (đường bay Bangkok, Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia); China Airlines (đường bay Đài Bắc, Đài Loan); Hongkong Express (đường bay Hong Kong),... đưa khách quốc tế đến Đà Nẵng tham quan du lịch.Theo Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, dự kiến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính từ ngày 25.1 – 2.2, tức ngày 26 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng), ước đạt 1.275 chuyến bay đến Đà Nẵng (tăng 58% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trong đó, có 577 chuyến bay quốc tế (tăng 45% so với kỳ nghỉ năm 2024); 698 chuyến bay nội địa (tăng 71% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trung bình đón khoảng 141 chuyến bay/ngày (trong đó có 64 chuyến bay quốc tế và 77 chuyến quốc nội), gồm 8 chặng bay quốc nội, 20 chặng bay quốc tế từ Hàn Quốc, Hong Kong, Macau, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Mông Cổ, Philippines, Cambodia, Ấn Độ.