Khan hiếm căn hộ 2-5 tỉ đồng, đâu là cơ hội có nhà cho gia đình trẻ?
Nguyễn Hoàng Nhân (23 tuổi), đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, ngụ ở ấp Hòa Phúc, xã Hòa Khánh, H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, cùng người yêu sẽ đi du lịch ở tỉnh Bến Tre. Hoàng Nhân chia sẻ: “Ngày Tình nhân trùng vào dịp tết nên có nhiều thời gian bên nhau. Chúng mình đến khu du lịch sinh thái để trải nghiệm các trò chơi dân gian, thưởng thức đặc sản, trái cây. Ngoài ra, nơi này có không gian rộng, trang trí đẹp rất thích hợp để người yêu diện váy xúng xính chụp ảnh”.Một số tiệm vàng đóng cửa, di dời địa chỉ
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết. Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết. Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên. Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng. Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền. Sau khi hoàn tất các thủ tục mua bán, đất vợ chồng anh L. đã dọn đồ đạc để vào sinh sống tại căn nhà nói trên.Tuy nhiên, vợ chồng anh anh L. ở chưa đầy nửa tháng, bị chủ nhà là vợ chồng chị N. phát hiện Khánh bán nhà nên khởi kiện, tố cáo, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để cấm mua bán ngôi nhà. Anh L., chị N. phải dọn ra khỏi ngôi nhà ở chưa được bao lâu.Trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng còn tiếp nhận đơn của chị N.T.H (42 tuổi, ngụ xã Hòa Châu, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) tố cáo Vũ Quốc Khánh chiếm đoạt 600 triệu đồng.Theo điều tra, năm 2014, Khánh chung sống với chị N.T.L (là em gái chị H.) đến tháng 9.2018 thì cưới hỏi. Trong thời gian này, Khánh nhiều lần mượn tiền chị H. để làm ăn kinh doanh. Cơ quan điều tra xác định đây là vay mượn dân sự nên không xem xét trong vụ án.
Các cô gái Thông tin tạo cú ngược dòng kịch tính ở giải bóng chuyền VTV9-Bình Điền
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.
CLB Đà Nẵng từng vô địch năm 2009 và 2012, sau đó phong độ và thành tích đi xuống dần, kéo theo sự bất ổn trên băng ghế huấn luyện cho đến lúc này, khi HLV Lê Đức Tuấn vừa cập bến. Điều này thể hiện qua thành tích lận đận của họ (ngoại trừ hạng 3 năm 2016, còn lại đều xếp thứ 9 trở xuống với lần xuống hạng mùa 2023), kèm theo thống kê trong vòng 10 năm qua, đội bóng sông Hàn đã thay đến 9 HLV.Tính từ mùa 2015, rất nhiều tướng tài đã cập bến rồi phải ra đi như HLV Lê Huỳnh Đức (2 lần), Nguyễn Minh Phương, Phan Thanh Hùng, Phạm Minh Đức, Trương Việt Hoàng, Đào Quang Hùng, Cristiano Roland.Điều này cho thấy sự bất ổn đã âm ỉ từ rất lâu bên trong đại diện từng được coi là lá cờ đầu của bóng đá miền Trung.Từng chút một, những vấn đề của CLB Đà Nẵng cứ tích lũy dày dần mà không được giải quyết, với cao trào là bị rơi xuống hạng nhất ở mùa 2023. Đáng tiếc, hành trình trở lại V-League ngay mùa sau đó đã không đồng hành cùng việc thổi lại ngọn lửa chiến đấu cho đội bóng. Các nội binh đang sa sút phong độ nhưng không được tăng cường lực lượng một cách mạnh mẽ được xem là nguyên nhân khiến CLB Đà Nẵng không có kết quả tốt.Mùa bóng này, CLB Đà Nẵng đặt ra chỉ tiêu lọt vào tốp 5 nhưng đến bây giờ đang xếp cuối bảng sau 11 vòng, với hàng công và hàng thủ đang tệ nhất V-League 2024 - 2025. Kết quả bết bát khiến họ 2 lần trảm tướng" liên tiếp với HLV Đào Quang Hùng và Cristiano Roland trong vòng chưa đầy 1 tháng.Đến hôm nay, họ sẽ có HLV thứ 3 kể từ đầu mùa là HLV Lê Đức Tuấn cùng 2 trợ lý chuyên môn Nguyễn Quốc Long, Phạm Nguyên Sa cùng 2 trợ lý thủ môn Nguyễn Viết Nam và HLV thể lực Luis.HLV Lê Đức Tuấn chia tay CLB Hà Nội, có thể đến từ thất bại đầu tiên trên sân nhà trước CLB HAGL sau 13 năm, trong ngày Đình Hai nhận thẻ đỏ sớm và Tuấn Hải đá hỏng quả 11 m vào cuối trận. Trải nghiệm trong 2 lần dẫn dắt CLB Hà Nội sẽ là vốn quý cho nhà cầm quân sinh năm 1982 trong thử thách mới.Hai cánh tay đắc lực của ông Lê Đức Tuấn sẽ là Phạm Nguyên Sa và Nguyễn Quốc Long, 2 HLV trẻ đang đầy khát khao cống hiến trong lần đầu hít thở bầu không khí tại cabin kỹ thuật V-League.Nguyên Sa là biểu tượng chuẩn mực của bóng đá Đà Nẵng. Cựu tiền vệ trụ này là chỗ dựa theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong giai đoạn hoàng kim nhất của đội bóng sông Hàn. Đặc biệt, HLV trẻ sinh năm 1989 có kinh nghiệm nhờ những năm chinh chiến tại CLB Quảng Ninh.Trong khi đó Nguyễn Quốc Long từng là 1 trong những hậu vệ phải hay nhất Việt Nam, nổi danh trong màu áo CLB Hà Nội, Sài Gòn, Thể Công... với lối chơi máu lửa, tính chiến đấu cao.Nếu Nguyên Sa là sự ổn định trầm tĩnh thì ngược lại Quốc Long sở hữu cá tính mạnh mẽ của một thủ lĩnh, góp phần tạo ra bản sắc gắn kết, lì lợm của CLB Sài Gòn "ngổ ngáo" ngày nào.Hai trợ lý - một người địa phương "tĩnh", một người mới về "động" - sẽ cùng với HLV Lê Đức Tuấn tạo thành tổ hợp trẻ trung, với mong muốn sẽ thổi bùng được ngọn lửa khát vọng cho dàn nội binh đội bóng sông Hàn.Lẽ dĩ nhiên, ê kíp BHL trẻ này vẫn thiếu kinh nghiệm chinh chiến tại V-League. Nhưng họ sẽ có chỗ dựa từ Giám đốc kỹ thuật Phan Thanh Hùng, cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam sẽ có những cố vấn đúng lúc cho cho những học trò cũ của mình.
Tết của nữ CSGT TP.HCM: Đêm Giao thừa, chỉ có 2 chữ bình yên
Trao đổi với Thanh Niên, một giáo viên dạy thêm tại TP.HCM cho biết những ngày qua, cô "đứng ngồi không yên" bởi một điều khoản trong quy định mới là phải đăng ký kinh doanh nếu muốn tổ chức dạy thêm ngoài trường. Đó là vì cô cùng các thầy cô khác đang hoạt động theo mô hình "tự phát", tức "gom lớp" và dạy tại tư gia. "Tôi đang tìm luật sư để được tư vấn thêm để sớm đáp ứng yêu cầu của Thông tư 29", nữ giáo viên cho hay."Nếu được, tôi mong Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP.HCM hỗ trợ hay xây dựng kênh giải đáp về mặt pháp lý để các thầy cô có thể làm đúng quy định, trong bối cảnh thông tư ra mắt khá gấp gáp (một tháng rưỡi-PV) và lại trùng vào dịp nghỉ tết nên thực tế giáo viên chỉ có vài tuần để tìm hiểu, chuẩn bị", người này nói. "Một số thầy cô trong nhóm cũng muốn giảm thời gian dạy thêm để tránh lời ra tiếng vào khi phải báo cáo hiệu trưởng".Chung nỗi lo, một giáo viên chuyên dạy thêm trực tuyến ở TP.HCM cũng đang cân nhắc "đầu quân" vào một công ty chuyên tổ chức dạy thêm trực tuyến, thay vì hoạt động độc lập trong tình trạng không đăng ký kinh doanh như hiện tại. "Một phần tôi sợ thủ tục sẽ phiền phức, một phần cũng vì lo không thể giải quyết những vấn đề phát sinh sau đó và cả câu chuyện thu học phí, rồi báo cáo thuế ra sao", thầy chia sẻ.Trong khi đó, thầy Đặng Duy Hùng, quản lý hệ thống luyện thi Lasan - Helius Education (TP.HCM), thông tin trung tâm của nam giáo viên vẫn hoạt động phù hợp theo thông tư mới vì đã đăng ký kinh doanh ngay từ khi thành lập, xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu (tức dạy toàn thời gian tại trung tâm). "Các trung tâm đã định hướng mô hình từ sớm sẽ thuận lợi với thông tư mới", thầy Hùng nhận xét.Cũng theo nam quản lý, học sinh vẫn cần phải học thêm do các kỳ thi, nhất là những kỳ thi đánh giá năng lực và sắp tới là thi tốt nghiệp THPT "vẫn chưa giảm được độ khó và độ phức tạp". Song, thông tư mới đã đảm bảo được tính công bằng, nâng cao chất lượng của tiết học chính khóa ở trường phổ thông. "Chỉ cần giáo viên thật sự dạy tốt thì sẽ có học sinh không học chính khóa tìm và theo học", thầy Hùng chia sẻ.Ngoài các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường, Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT còn có nhiều điều khoản khác về vấn đề dạy thêm và học thêm trong nhà trường, cũng như nêu rõ các trường hợp không được dạy thêm hay tổ chức dạy thêm. Dưới đây là một số điểm nổi bật của quy định mới được ban hành vào ngày 30.12.2024 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2.Trước đó, vào ngày 7.2, UBND TP.HCM triển khai công văn đến Sở GD-ĐT TP.HCM và UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện về việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. Công văn yêu cầu các bên cần hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho trường học, tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn; tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.