Xe gia đình 7 chỗ tầm giá 600 triệu: Suzuki XL7 hay Mitsubishi Xpander?
"Chúng tôi không thể chấp nhận được việc Mỹ ra lệnh và đe dọa. Tôi thậm chí sẽ không đàm phán với họ. Hãy làm bất cứ thứ gì mà các ông muốn", truyền thông nhà nước Iran dẫn lời Tổng thống Pezeshkian nói ngày 11.3.Trước đó, Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei ngày 8.3 tuyên bố Tehran sẽ không bị ép buộc để ngồi vào bàn đàm phán. Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Trump cho biết ông đã gửi thư kêu gọi Iran tham gia đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân mới.Tổng thống Mỹ khi đó vừa bày tỏ sự cởi mở với một thỏa thuận với Tehran, vừa tái khởi động chiến dịch "gây sức ép tối đa" mà ông đã áp dụng trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên (2017 - 2021) để cô lập Iran khỏi nền kinh tế toàn cầu và đẩy kim ngạch xuất khẩu dầu của nước này xuống mức 0. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business tuần trước, ông Trump nói rằng có 2 cách để giải quyết vấn đề Iran: bằng quân sự hoặc ký một thỏa thuận để ngăn chặn Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân.Theo Reuters, Iran từ lâu đã phủ nhận việc muốn phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cảnh báo nước này đang "tăng tốc đáng kể" việc làm giàu uranium lên tới độ tinh khiết 60%, gần với mức để chế tạo vũ khí khoảng 90%.Iran đã đẩy nhanh hoạt động hạt nhân từ năm 2019, một năm sau khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) vào năm 2015 và áp đặt lại các lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế của nước này.Dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ họp kín vào ngày 12.3 để thảo luận về việc Iran mở rộng kho dự trữ uranium gần đạt đến cấp độ vũ khí. Các nhà ngoại giao cho hay họ mong muốn hội đồng thảo luận về nghĩa vụ của Iran trong việc cung cấp cho IAEA những thông tin cần thiết để làm rõ khúc mắc liên quan vật liệu hạt nhân chưa khai báo được phát hiện tại nhiều địa điểm ở Iran, theo Reuters.‘Bó tay’ tài xế lái ô tô vượt phải trên đèo, suýt lao xuống vực
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
Quang Lê tự tin sau khi giảm 12kg, mừng chồng Xuân Lan ra phim đầu tay
Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia bậc THPT năm học 2024-2025 diễn ra vào ngày 25-26.12.2024, TP.HCM có 236 học sinh tham gia ở 12 môn thi bao gồm: Toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật.Đây là học sinh của các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, Trần Phú, Trần Văn Giàu, Phú Nhuận, Tân Túc, Nguyễn Hữu Huân, Ngô Quyền, Lê Quý Đôn, Marie Curie, Trưng Vương, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hoàng Hoa Thám, Trung học Thực hành và THCS-THPT Đức Trí.Kết quả có 166 học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi trong đó có 6 giải nhất, gồm: Ba giải ở môn tiếng Anh thuộc về học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa; Một giải nhất môn ngữ văn là học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong; Một giải nhất môn hóa học là học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi; Một giải nhất môn sinh học là học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.Đây cũng là năm TP.HCM bội thu giải nhất ở nhiều môn thi, những năm trước giải nhất của thành phố hầu như chỉ tập trung ở môn tiếng Anh.Cũng theo thống kê kết quả kỳ thi, tiếng Anh, tin học là 2 môn TP.HCM có số học sinh đoạt giải nhiều nhất với 19 giải/môn. Kế đó là các môn vật lý, hóa học với 18 giải/môn; Môn toán có 16 thí sinh đạt giải. Tiếng Nhật là môn thi mới của kỳ thi năm nay thì học sinh TP.HCM đạt 13 giải. Còn sinh học và tiếng Pháp mỗi môn có 12 học sinh đoạt giải; Môn địa lý và tiếng Trung đạt 11 giải/môn; Môn ngữ văn có 9 giải và lịch sử có 8 giải.Theo kết quả thi của TP.HCM do Bộ GD-ĐT công bố, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa vẫn là những trường có số học sinh đoạt giải nhiều nhất. Kế đó là các trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hữu Huân, Lê Quý Đôn... Đặc biệt nhiều trường lần đầu tiên có học sinh tham gia dự thi và đạt giải: Trường THPT Trưng Vương (giải khuyến khích môn tiếng Nhật); Trung học Thực hành (giải khuyến khích môn tiếng Nhật); THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (giải khuyến khích môn tiếng Trung); THCS-THPT Đức Trí (giải nhì môn tiếng Trung); THPT Hoàng Hoa Thám (giải ba môn địa lý); THPT Phú Nhuận (giải khuyến khích môn lịch sử).
Phân khúc xe tay ga phổ thông nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam ngày càng đa dạng và cạnh tranh khi xuất hiện thêm những mẫu mã mới. Không lâu sau khi Honda BeAT cập nhật bản nâng cấp, mới đây Yamaha Gear 125 cũng được các đại lý xe máy không chính hãng nhập khẩu phân phối tại Việt Nam.
Nắng nóng bất thường, kéo dài 14 ngày liên tiếp mà vẫn chưa dứt
Đến Việt Nam năm thứ ba, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Susan Burns cũng ba lần trải qua cái Tết truyền thống của người Việt. Tết Ất Tỵ 2025 càng thêm đặc biệt vì đây là sự khởi đầu của chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ.Trước gian trưng bày của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Đường hoa Nguyễn Huệ, bà Burns đã chia sẻ với Thanh Niên về thói quen ăn Tết cổ truyền ở Việt Nam. "Đây là lần thứ ba tôi ăn Tết ở Việt Nam. Đối với tôi, Tết là thời điểm tuyệt vời của năm. Tôi thật sự thích quan sát mọi người xúng xính trong bộ áo dài dạo phố, chụp ảnh", bà cho biết. Còn tại nhà riêng, bà có thói quen chưng quả vải, để sẵn tiền lì xì, và tất nhiên không thể thiếu việc trưng bày các chậu hoa ngày Tết trong nhà. "Hoa Tết cũng xuất hiện khắp nơi, mang đến không khí vui mừng của dịp lễ hội trên mọi góc phố. Không khí Tết sẽ là điều mà tôi nhớ nhất về thành phố", theo Tổng lãnh sự Mỹ.Bên cạnh đó, bà cho rằng chính quyền thành phố đã làm nên điều tuyệt vời khi tổ chức biểu diễn âm nhạc ngoài đường phố, tạo nên không khí vô cùng sống động cho dịp Tết đến Xuân về. "Tôi sẽ luôn nhớ đến tinh thần của thành phố này", bà Burns nói.Theo bà Tổng lãnh sự, thành phố đã hoàn thành Đường hoa Nguyễn Huệ một cách ấn tượng, thêm rằng bà rất thích đến đây để dạo bước trong những ngày Xuân và Tết năm nay cũng không ngoại lệ. Kể từ năm 2021, đường hoa bắt đầu có sự tham gia của các tổng lãnh sự quán tại TP.HCM, thể hiện qua các gian trưng bày. Và đây là năm thứ tư liên tiếp Tổng lãnh sự quán Mỹ góp mặt trong sự kiện quan trọng của TP.HCM vào những ngày Tết.Năm nay, gian trưng bày của Tổng lãnh sự quán Mỹ nổi bật với sắc màu chủ đạo là đỏ, vàng, trắng. Con số 30 khổng lồ ở phía trên đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ.Bà Burns giải thích: "Chúng tôi đang ăn mừng những thành tựu ấn tượng mà cả Mỹ và Việt Nam đã đạt được trong 3 thập niên, và mong chờ sẽ tiếp tục cùng nhau để giúp hai quốc gia an toàn và thịnh vượng hơn. Tôi thực sự hào hứng trước tương lai đang chờ đón hai nước ở phía trước. Và gian trưng bày là biểu tượng cho tất cả những niềm mong mỏi đó. Việc dùng hoa trang trí và sự hiện diện của Mỹ tại Đường hoa Nguyễn Huệ trong dịp Tết chính là biểu tượng về một tương lai đầy hy vọng. Tôi mong là sẽ có nhiều người đến tham quan và thưởng thức (gian trưng bày).Tổng lãnh sự Mỹ cũng tiết lộ một điều bí mật đằng sau quá trình trang trí gian trưng bày. Theo tinh thần giảm thiểu dấu ấn môi trường ở TP.HCM, đặc biệt là giảm rác nhựa sử dụng một lần, đội ngũ Tổng lãnh sự quán Mỹ cố gắng không dùng đồ nhựa. Và gian trưng bày này cũng thế. "Thông qua việc giảm rác nhựa, chúng tôi muốn thể hiện hành động quan tâm đến môi trường của Việt Nam và trở thành công dân tốt của thành phố", bà cho biết.Bà Burns cũng đánh giá cao mặt lợi ích của đường hoa đối với hoạt động thu hút du lịch, nhất là khi Tết cũng là mùa cao điểm của du lịch ở Việt Nam. Theo bà, đường hoa là một cách thức tuyệt vời để phơi bày vẻ đẹp và không khí Tết của thành phố trước du khách đến từ khắp nơi trên toàn cầu. Vì thế, bà cũng chia sẻ đường hoa như một nét xuân đặc biệt cho các đồng nghiệp Mỹ vừa đến nhận nhiệm vụ ở tổng lãnh sự quán, và khuyên họ nên sớm đến đường hoa để thưởng thức.Vào thời điểm bà Burns bắt đầu nhiệm kỳ từ năm 2022, TP.HCM cũng như những vùng miền khác của Việt Nam vừa trải qua giai đoạn dịch Covid-19. Bà cho hay điều tự hào nhất của bà trong 3 năm trên cương vị Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM chính là thành tựu phát triển kinh tế song phương. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đạt hơn 130 tỉ USD trong năm 2024. Hai nước cũng chứng kiến sự tăng trưởng của một số ngành công nghiệp mới ở Việt Nam, chẳng hạn như chất bán dẫn vốn là ngành công nghệ cao. Và trong những năm gần đây các công ty Mỹ chuyển đến hoặc mở rộng hoạt động ở Việt Nam. "Tôi thật sự vui mừng vì những diễn biến trên mang đến các cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời cho giới trẻ Việt Nam, cũng như giúp tăng cường an ninh cho phía Mỹ. Đối với chúng tôi, việc xây dựng chuỗi cung ứng ổn định là điều vô cùng quan trọng, và rõ ràng đây là dấu hiệu lạc quan cho cả hai nước', theo bà Burns.Đẩy mạnh hoạt động trao đổi giáo dục song phương cũng là điểm nhấn trong nhiệm kỳ Tổng lãnh sự của bà Burns. Giờ đây, lĩnh vực giáo dục đã phản ánh sự hai chiều. Bên cạnh con số ấn tượng với hơn 30.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Mỹ, Việt Nam cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các đại học Mỹ, mở ra cơ hội đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa đại học hai nước. Bà sẽ tiếp tục ưu tiên cho nỗ lực này trong giai đoạn còn lại của nhiệm kỳ.Tổng lãnh sự Mỹ cũng đã tiết lộ với Thanh Niên kỷ niệm đáng nhớ nhất trong nhiệm kỳ. "Đó là những dịp gặp gỡ các bạn sinh viên của Việt Nam", bà cho biết.Ba năm qua, bà đã đi khắp nơi, từ TP.HCM đến những tỉnh thành khác trên cả nước. Ở mỗi địa phương, bà lại tiếp xúc với những sinh viên trẻ ở các giảng đường đại học, những người mà bà cảm thấy luôn hào hứng chờ đón những cơ hội phía trước. "Họ nói tiếng Anh hết sẩy", bà Burns tán thưởng, và tỏ lời khen ngợi tinh thần lạc quan, đầu óc luôn tràn trề ý tưởng và nguồn năng lượng dồi dào của giới trẻ Việt Nam."Đối với tôi, sức mạnh thật sự của Việt Nam đến từ những con người trẻ tuổi, từ sự năng động, tinh thần kinh doanh của họ. Đó sẽ là ký ức mà tôi sẽ mang theo", bà chia sẻ một cách không giấu diếm sự thưởng thức đối với giới trẻ Việt Nam. "Qua những cuộc gặp như thế, tôi lại cảm thấy vô cùng lạc quan không những cho tương lai của Việt Nam mà cả tương lai của toàn cầu", theo lời tổng lãnh sự.Bà cũng bày tỏ niềm yêu thích đối với những bãi biển tuyệt đẹp của Việt Nam. Theo bà, Việt Nam là đất nước thật may mắn với địa hình và đường bờ biển đáng kinh ngạc, và bà thật sự yêu thích những chuyến đi đến Phú Quốc, Cam Ranh trong năm ngoái."Vì vậy, thật thú vị khi quan sát Việt Nam có thể phát triển năng lực cảng biển đến mức nào, cũng như khai thác những tiềm năng khác dựa vào vị trí địa lý đầy thuận lợi được trời ban", bà nhận xét.Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ, Tổng lãnh sự quán Mỹ đã lên kế hoạch triển khai nhiều sự kiện đặc sắc, như các lễ hội hữu nghị ở 4 thành phố lớn, bao gồm TP.HCM. Người dân các thành phố đều được mời tham gia lễ hội dành cho công chúng này.Hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục cũng được triển khai thông qua các chương trình YSEALI dành cho các thủ lĩnh trẻ ASEAN, chương trình Fulbright tập trung vào giáo dục STEM và khoa học. Phía Mỹ cũng tiếp tục thực hiện công tác xử lý dioxin tại khu vực Biên Hòa, vốn là dự án vô cùng quan trọng, và một số hoạt động hợp tác với Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở TP.HCM.Trên hết, hoạt động hoạt động kinh tế và thương mại sẽ là trọng tâm của chuỗi sự kiện ăn mừng 30 năm thiết lập quan hệ. "Nói tóm lại, 2025 sẽ là năm vô cùng bận rộn. Tôi sẽ nói với đội ngũ Tổng lãnh sự quán Mỹ hãy trong tư thế sẵn sàng để triển khai ngay sau Tết", bà cho biết.Tổng lãnh sự Mỹ cam kết không ngừng làm việc để vun bồi cho quan hệ song phương Việt Nam – Mỹ cho đến tận ngày cuối cùng lên máy bay rời khỏi. "Đó sẽ là ngày vô cùng khó khăn đối với tôi. Thế nhưng, cho đến lúc đó, tôi sẽ làm việc tận tụy mỗi ngày", bà nhấn mạnh.Gửi lời đến bạn đọc và bạn xem đài Thanh Niên, bà Burns chúc mọi người một mùa Tết thật vui vẻ. "Chúc mừng năm mới. Tôi hy vọng năm con rắn sẽ mang đến sự thịnh vượng, thành công và hòa bình. Và tôi thật sự mong đợi quan hệ Việt Nam-Mỹ tiếp tục thăng hoa", bà kết luận.