Lần đầu tiên lễ hội cà phê không tổ chức đua voi, tái hiện cảnh săn bắt voi...
Trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can ở 6 nhóm tội danh. Trong đó Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị 3 tội.Với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, C03 cáo buộc bị can Hậu đã gây thiệt hại 504,5 tỉ đồng tài sản nhà nước. Ở tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Hậu gây thiệt hại 459 tỉ đồng. Để được lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện, giúp Hậu làm dự án, bị can này đã đưa hối lộ tổng số tiền 132 tỉ đồng (gồm 72,5 tỉ đồng và 2,6 triệu USD) cho 9 người.Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD; ông Phạm Hoàng Anh, cựu Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy nhận 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD; ông Chu Quốc Hải, cựu Giám đốc Sở TN-MT nhận 100 triệu và 20.000 USD; ông Hoàng Văn Nhiệm, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.Tại Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở GTVT nhận 22,6 tỉ đồng và 240.000 USD. Trong đó, ông Minh hưởng lợi 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD, đưa 6 tỉ đồng và 40.000 USD cho ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; đưa 6 tỉ đồng cho ông Lê Viết Chữ, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh.Nhóm 17 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 459 tỉ đồng liên quan 10 gói thầu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Người gây thiệt hại ít nhất là Nguyễn Xuân Nhâm, cựu Hiệu trưởng Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, với số tiền 3,1 tỉ đồng.Các bị can Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm thiệt hại 289 tỉ đồng.Cùng tội này, ông Cao Đại Nghĩa, cựu Phó trưởng phòng Giá đất (thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ TN-MT); Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT Vĩnh Phúc) và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Nam Hà bị cáo buộc gây thiệt hại 200 tỉ đồng. Ông Đỗ Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại gần 55 tỉ đồng trong 4 gói thầu và ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, gây thiệt hại 33 tỉ đồng tại 3 gói thầu.Trong nhóm 5 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bà Nguyễn Thị Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 485 tỉ đồng tiền thuế.Riêng bị can Đặng Trung Hoành, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) bị đề nghị tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hưởng lợi 810 triệu đồng.Quá trình điều tra, C03 đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và sổ tiết kiệm của các bị can. Thu giữ 41,5 tỉ đồng, 534 lượng vàng SJC và 1,1 triệu USD; các bị can và người liên quan đã nộp khắc phục 118 tỉ đồng và 900.000 USD.Theo C03, ngoài 41 bị can bị đề nghị truy tố, một số cá nhân có hành vi vi phạm ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ hoặc chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan này đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định.Ngoài ra, quá trình điều tra, C03 còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Song do thời hạn điều tra đã hết, C03 tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.Từ chàng trai trường huyện thành giảng viên kinh tế học tại trời Âu
Bất an vì doanh nghiệp nổ mìn khai thác đá
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Sau gần 6 tiếng xét xử, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP.HCM (HĐXX TAND TP.HCM) đã đưa ra phán quyết trong vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh.Theo đó, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Võ Thị Hồng Loan, xác định bà Loan là con nuôi của nghệ sĩ Vũ Linh, là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và duy nhất đối với khối di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Khối tài sản này bao gồm nhà và đất tại số 5 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận (TP.HCM), 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung (TP.Thủ Đức, TP.HCM), một ô tô đứng tên nghệ sĩ Vũ Linh.Hàng thừa kế thứ 2 là bà Hồng Nhung và ông Võ Thành Nhiêu không được quyền thừa kế di sản.Tuy vậy, xét lúc sinh thời, nghệ sĩ Vũ Linh thường xuyên đi xa, bà Hồng Nhung đã có công trong quá trình chăm sóc gia đình, đóng góp, giúp nghệ sĩ tạo lập tài sản, HĐXX quyết định chia 15% giá trị tài sản. Từ đó, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn trả công sức tạo lập tài sản cho bà Nhung. Sau khi cơ quan thi hành án có kết quả thẩm định giá trị tài sản và thời hạn tự nguyện thi hành án, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn tiền cho bà Nhung 15% giá trị di sản.Sau khi hoàn thành nghĩa vụ hoàn tiền, bà Hồng Loan được toàn quyền sử dụng 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung, quyền sở hữu ô tô. Sau thời hạn quy định, nếu Hồng Loan không hoàn thành nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi số tài sản vừa nêu để hoàn thành nghĩa vụ thi hành án cho bà Nhung. Sau khi Hồng Loan hoàn trả xong thì có quyền yêu cầu bà Nhung và Hồng Phượng di dời khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.
Trước đó, ngày 24.2, Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24.2.2025 về việc tăng cường các giải pháp giảm lãi suất để thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.Tại cuộc họp, NHNN chỉ đạo các TCTD quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi; tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơ cấu, tổ chức lại bộ máy hoạt động hiệu quả hơn nữa, tăng cường trách nhiệm xã hội, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả; thường xuyên báo cáo NHNN việc công bố và thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay. Thời gian tới, NHNN cho biết bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay, NHNN điều hành các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ TCTD đưa nguồn vốn huy động thành vốn tín dụng tập trung cho đầu tư phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.Theo đó, NHNN điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ và đảm bảo thanh khoản cho các TCTD cung ứng vốn ra nền kinh tế. Điều tiết tiền tệ chủ động, linh hoạt để hỗ trợ ổn định tỷ giá trong trường hợp cần thiết. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, chủ động sẵn sàng can thiệp thị trường nhằm ổn định thị trường ngoại tệ trước biến động của kinh tế thế giới và chính sách, chiến tranh thương mại, củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào đồng nội tệ. NHNN tập trung theo dõi sát động thái của hệ thống TCTD để điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiếp tục tăng cường đẩy mạnh tiết giảm chi phí hoạt động hơn nữa, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để phấn đấu hạ lãi suất cho vay; đồng thời tiếp tục yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc, công bố công khai lãi suất cho vay bình quân. Đồng thời kiểm tra đối với các NH đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi thời gian vừa qua; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các TCTD, nhất là việc công bố lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng của các TCTD. Cũng như xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, nhất là các trường hợp TCTD không công bố công khai thông tin lãi suất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN, các TCTD cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định của pháp luật. NHNN cho biết tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Chủ động, kịp thời điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế mà không cần TCTD phải đề nghị để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bất chấp tín dụng tăng thấp, nhiều ngân hàng vẫn thu lợi nhuận khủng
Sáng sớm hôm nay, nhiều người dân cảm thấy trời trở lạnh bất thường dù đang giữa tháng 2. Nguyên nhân do ảnh hưởng không khí lạnh cường độ mạnh ở phía bắc tăng cường khuếch tán sâu xuống Nam bộ. Kèm theo nhiệt độ thấp khoảng 20 - 21 độ C là gió đông bắc hoạt động mạnh và liên tục; sự kết hợp giữa nhiệt độ thấp và gió mạnh khiến nhiều người có cảm giác lạnh hơn bình thường. Nhiều người ra đường vào sáng sớm đều phải mặc thêm áo ấm. Tuy nhiên, nhiệt độ được cải thiện nhanh khi mặt trời xuất hiện và đến sau 8 giờ sáng mức nhiệt tăng thêm 2 độ lên 23 độ C.Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết: Tại TP.HCM, nhiệt độ thấp nhất vào sáng nay là 20,5 độ C (tại trạm Nhà Bè), còn trên khu vực Nam bộ, nhiệt độ thấp nhất là 17,6 độ C tại Tà Lài (Đồng Nai). Nhiều nơi khác ở miền Đông cũng ghi nhận mức nhiệt dưới 20 độ C như: Phước Long (Bình Phước) là 19,5 độ C, Long Khánh (Đồng Nai) 18,4 độ C, Biên Hòa (Đồng Nai) là 19,6 độ C và Trị An (Đồng Nai) là 19,5 độ C. Dự báo trong ngày hôm nay, vùng biển TP.HCM có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7 giật cấp 8 - 9, biển động mạnh. Thời tiết có mưa rào và giông rải rác, trong cơn giông đề phòng có lốc xoáy.Không khí lạnh sẽ tiếp tục khuếch tán, làm nhiệt độ Nam bộ và TP.HCM trong một vài ngày tới tiếp tục duy trì mức thấp. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 20 - 22 độ C và cao nhất từ 32 - 33 độ C. Do gió mùa đông bắc hoạt động mạnh mang mưa giông từ biển vào nên từ ngày 10 - 13.2, có khả năng xuất hiện mưa trái mùa rải rác với lượng nhỏ. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, không khí lạnh tiếp tục tăng cường và ảnh hưởng đến một số nơi ở nam Trung bộ. Còn khu vực Bắc bộ và bắc Trung bộ trời tiếp tục rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ; ở khu vực bắc Trung bộ phổ biến 11 - 13 độ C, ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C. Khu vực Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10 - 12 độ C.