SEENSIO trở thành nền tảng kết nối nhiều metaverse
Ngoài ra, việc kết hợp với hoạt động thể chất thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp nam giới tuổi 50 yên tâm sống vui, sống khỏe.Nhận định Newcastle vs West Ham (18g30 tối nay 17.4): 'Ngựa ô' cất vó vào top 3
Đĩa thông gió/đĩa đặc
2 phụ nữ đặc biệt nhận danh hiệu ‘công dân danh dự’
Theo trang tin Avions Legendaires, 3 máy bay Mirage 2000-5F đầu tiên mang tên lửa có thể sẽ đến Ukraine vào ngày 20.1.2025. Một số nguồn tin thậm chí còn suy đoán rằng máy bay đã có mặt tại Ukraine và được sử dụng cho các chuyến bay huấn luyện.Số máy bay chiến đấu này từng thuộc về không quân Pháp, hiện đã được nâng cấp. Dự kiến có khoảng 10 máy bay loại này được chuyển giao cho Ukraine.Pháp đã tối ưu hóa Mirage 2000-5F để mang và phóng tên lửa hành trình SCALP-EG/Storm Shadow, giúp Ukraine mở rộng khả năng tấn công.Trang Avions Legendaires bình luận rằng “Mirage 2000-5F đã trở thành biểu tượng chính của viện trợ quân sự từ Pháp cho Ukraine, cùng với pháo Caesar và xe tăng AMX-10RC”.Các phi công Ukraine đã dành nhiều tháng học cách vận hành những máy bay này.Theo bài báo, “Mặc dù Mirage 2000-5F thoạt trông có vẻ nhỏ và nhẹ hơn so với máy bay phản lực MiG-29 và Su-27, các phi công Ukraine nhanh chóng nhận ra đây là một máy bay đáng gờm được thiết kế cho các nhiệm vụ thâm nhập sâu vào lãnh thổ của đối phương”.Vào ngày 25.12.2024, có thông tin cho biết các phi công và kỹ thuật viên mặt đất của Ukraine đã hoàn thành sáu tháng đào tạo tại Pháp để vận hành Mirage 2000-5F.Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đầu tháng 6.2024 tuyên bố nước này sẽ cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu Mirage và đào tạo phi công tại Pháp. Sau đó, tờ Le Monde đưa tin không quân Pháp đã cam kết đào tạo 26 phi công quân sự Ukraine trong hai năm.Đến tháng 10.20224, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu đã xác nhận việc chuyển giao máy bay phản lực Mirage 2000 cho Ukraine vào tháng 3.2025. Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot cũng xác nhận thông tin tương tự.Theo Avions Legendaires, Pháp có kế hoạch chuyển giao tới 20 máy bay chiến đấu Mirage 2000-5F cho Ukraine.
Ông Trần Văn Quỳnh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vị Trí Vàng
ĐBSCL bước vào giai đoạn cao điểm hạn mặn
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.