Mang sự 'nhẹ nhõm' vào lối chơi, U.23 Việt Nam sẽ gây sốc
Chuyến bay MH370 chở 239 hành khách đã mất tích sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) để đến Bắc Kinh (Trung Quốc) vào ngày 8.3.2014. Vụ việc này đã trở thành một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại, theo The Mirror.Trong suốt nhiều năm qua, hàng loạt chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia được triển khai tiêu tốn hàng trăm triệu USD, nhưng đều không mang lại kết quả rõ ràng.Tuy nhiên, mới đây, nhà khoa học Vincent Lyne - từng làm việc tại Đại học Tasmania (Úc), tuyên bố đã phát hiện ra thứ mà ông cho là xác máy bay mất tích thông qua một điểm ảnh màu vàng, được mô tả là "dị thường" trong mô hình địa hình toàn cầu của đại dươngDữ liệu đo độ sâu của GEBCO - bản đồ kỹ thuật số của đáy đại dương do ông Lyne quan sát đã xác định chính xác đốm màu vàng ở vĩ độ: 33,02°N, kinh độ: 100,27°Đ, nằm thẳng hàng với trên kinh tuyến của phía tây nam sân bay Penang (Malaysia). Tiến sĩ Lyne gọi sự thẳng hàng này là hố sâu kinh độ Penang, là một miệng núi lửa sâu gần 6.000 m ở đầu phía đông của Broken Ridge - một khu vực gồ ghề và nguy hiểm ở Ấn Độ Dương."Ẩn sâu trong đại dương bao la, nơi Broken Ridge tiếp giáp vùng nứt gãy Diamantina, một điểm ảnh sáng duy nhất đã xuất hiện - xác định vị trí xác tàu với độ chính xác chưa từng có", ông Lyne giải thích. "Ở độ sâu 5.750 m, nó nổi bật như một điểm dị thường, chỉ ra vị trí có thể là nơi rơi của MH370. Tuy nhiên, sự không nhất quán trong dữ liệu sonar và máy đo độ cao vệ tinh đã gây ra một số không chắc chắn về vị trí, mặc dù điểm dị thường trên không thể nhầm lẫn", theo ông Lyne.Trước đây, ông Lyne từng đưa ra giả thuyết rằng sự mất tích của MH370 không phải là một tai nạn, mà là do cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, đến từ Penang, cố tình lao máy bay xuống Broken Ridge.Ông Lyne nhận định hố sâu này là "không phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của đáy biển", đồng thời cho rằng điều này ủng hộ lý thuyết của ông rằng sự mất tích của máy bay đã được "lên kế hoạch tỉ mỉ". Hồi tháng 2, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke xác nhận công ty rô bốt hàng hải Anh Ocean Infinity sẽ tham gia cuộc tìm kiếm mới đối với chuyến bay MH370 mất tích.Chùa Việt ở châu Âu đón Phật tử về dự đại lễ Phật đản
Ngày 3.1, tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định), Ban điều hành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định đã trao tiền hỗ trợ cho các tài năng trẻ lần thứ nhất.Theo đó, ban tổ chức đã trao hỗ trợ cho 7 tài năng trẻ, gồm 1 diễn viên được hỗ trợ A (3 triệu đồng/người) và 6 diễn viên, tác giả được hỗ trợ B (2 triệu đồng/người).Trong đó, 5 nghệ sĩ hoạt động sân khấu chuyên nghiệp và 2 nghệ sĩ không chuyên; có 4 nghệ sĩ thuộc thể loại hát bội, 2 nghệ sĩ thuộc thể loại bài chòi và 1 tác giả kịch bản. Đây là các nghệ sĩ và tác giả trẻ, có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích tốt trong các hoạt động sân khấu hát bội, bài chòi trong năm 2023 và 2024. Phát biểu tại buổi lễ, các nghệ sĩ trẻ không giấu được sự xúc động khi nhắc về nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và những đóng góp của ông cho nghệ thuật hát bội và bài chòi.Nghệ sĩ Nguyễn Thị Diễm Thy (Đoàn hát bội Nhơn Hưng, TX.An Nhơn, Bình Định) cho rằng, để được xướng tên tại lễ trao hỗ trợ của Quỹ Vũ Ngọc Liễn là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ trẻ. Cùng với sự truyền dạy, khích lệ của các nghệ sĩ đi trước, sự hỗ trợ từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã động viên các nghệ sĩ trẻ vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt hơn trong hoạt động sân khấu.Tác giả kịch bản Lê Công Phượng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định) cho rằng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đã trân quý dành cả cuộc đời mình tận hiến cho việc nghiên cứu, bảo tồn, phát triển hát bội và bài chòi. Thành quả ông đã để lại cho ngành sân khấu nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm quý như: Đào Tấn tuồng hát bội, Đào Tấn thơ và từ, Đào Tấn qua thư tịch, Góp nhặt dọc đường… Không chỉ để lại cho đời những tài liệu quý, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn còn để lại cho chúng ta cả một trái tim, một niềm khát vọng về sự trường tồn của nghệ thuật hát bội và bài chòi… Minh chứng cho điều này chính là việc ông đã đứng ra cùng với ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định; nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn An Pha… kêu gọi thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn với mục đích khuyến tài hát bội và bài chòi Bình Định. "Qua nhiều năm hoạt động, quỹ đã trao nhiều giải thưởng cho đội ngũ nghệ sĩ của loại hình nghệ thuật hát bội và bài chòi. Đây là nguồn động viên tinh thần quý giá cho các văn nghệ sĩ trẻ trong việc theo nghiệp tổ, giữ nghề", anh Lê Công Phượng nhấn mạnh.Năm 2012, nhân dịp được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn trích một phần từ giải thưởng này để thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Khuyến tài hát bội, bài chòi Bình Định, sau đổi tên thành Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn với sự tham gia đóng góp của nhiều người. Qua 10 năm hoạt động (2012 - 2022), Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn chuyển đổi thành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định từ ngày 20.6.2023. Số tiền tồn quỹ đến trước khi trao hỗ trợ lần thứ nhất hơn 271 triệu đồng.Theo TS Võ Ngọc Vĩnh, đại diện gia đình nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, giải thưởng trước đây và Quỹ Vũ Ngọc Liễn hiện nay đều có chung mục đích khuyến khích và hỗ trợ cho lớp nghệ sĩ trẻ của Bình Định về hát bội, bài chòi không phân biệt chuyên nghiệp hay nghiệp dư; nhằm kích thích sự phát triển tài năng, nuôi dưỡng sức sống nghệ thuật cho ngày mai, góp phần giữ gìn, vun đắp và phát huy nghệ thuật truyền thống ông cha để lại. Qua 7 lần giải thưởng và trao hỗ trợ lần thứ nhất từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã có 73 lượt nghệ sĩ trẻ (gồm 34 nghệ sĩ) được trao giải và hỗ trợ. Trong đó, 5 nghệ sĩ đã vinh dự đạt danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, gồm: Nguyễn Đức Thành, Thu Thẳm (hát bội), Dương Nữ Thùy Dung, Nguyễn Phương Phú, Hoài Tâm (bài chòi).Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (1924 – 2013) sinh ở TP.Quy Nhơn, tham gia đoàn hát và nghiên cứu hát bội từ khi còn trẻ. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, sau đó tham gia học tập, nghiên cứu tại Hý khúc Học viện (Bắc Kinh, Trung Quốc). Khi về nước, ông công tác tại Phòng Nghệ thuật thuộc Cục Biểu diễn, sau đó phụ trách Phòng nghiên cứu Nhà hát tuồng Đào Tấn. Năm 1986, ông nghỉ hưu và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch các tư liệu Hán Nôm liên quan đến văn hóa hát bội Bình Định.Các tác phẩm tiêu biểu của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn: Thư mục tư liệu Đào Tấn, Kẻ sĩ đất Thang Mộc, Góp nhặt dọc đường (1, 2), Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu – ông đồ nghệ sĩ… Đặc biệt, bộ ba sách về Đào Tấn: Đào Tấn – thơ và từ, Đào Tấn – tuồng hát bội, Đào Tấn – qua thư tịch được trao tặng giải A của giải Xuân Diệu – Đào Tấn (Bình Định) và Giải thưởng Nhà nước năm 2012.
Giá heo hơi hôm nay 27.3.2024: Đảo chiều giảm nhẹ
Lễ ra mắt Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam được tổ chức thành công với sự hiện diện đông đủ của đại diện bộ ngành có liên quan, giới truyền thông và đặc biệt đại diện các trường đại học, cao đẳng
NHS cảnh báo, bệnh này cần được điều trị nhanh chóng để ngăn chặn ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn, theo Express.
Facebook Messenger cảnh báo chụp ảnh màn hình khi nào?
Ngày 31.1, UBND tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh này vừa đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng dự án cầu An Lão với tổng kinh phí 129 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý và các nguồn vốn hợp pháp khác, thời gian thực hiện từ năm 2025 - 2027.Cụ thể, cầu An Lão được xây dựng dài 436 m, rộng 12 m, điểm đầu thuộc xã An Hòa, điểm cuối thuộc xã An Tân (H.An Lão, Bình Định), là công trình giao thông cầu đường bộ cấp 3.UBND tỉnh Bình Định giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Bình Định chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện các bước hồ sơ, thủ tục đầu tư, trình cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện dự án cầu An Lão.Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án xây dựng khu tái định cư Vĩnh Lợi, H.Phù Mỹ (Bình Định) với tổng kinh phí gần 100 tỉ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2024 - 2027, nguồn vốn từ vốn đầu tư công của tỉnh Bình Định, dự án do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư.Mục tiêu đầu tư dự án là xây dựng cơ sở hạ tầng để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và các khu vực lân cận về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi; từng bước hoàn thiện hạ tầng, bổ sung quỹ đất ở cho địa phương, kết nối các khu dân cư hiện hữu đã có tạo nên không gian mới, hình thành các khu dân cư có cơ sở hạ tầng đồng bộ. Khu tái định cư Vĩnh Lợi được xây dựng với diện tích xây dựng 6,21 ha (có 226 lô đất ở tái định cư), gồm các hạng mục: San nền mặt bằng, hệ thống giao thông kết nối, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống cấp nước và phòng cháy chữa cháy, hệ thống cây xanh cảnh quan, hệ thống cấp điện và chiếu sáng.Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu UBND H.Phù Mỹ quản lý vận hành công trình sau khi thi công xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng.