Phiên bản mới Võ Thánh Giáng Thế khuấy đảo cộng đồng Tân OMG 3Q - VNG
Mới đây, sau khi tiếp nhận phản ánh của bạn đọc (BĐ) thông qua Báo Thanh Niên về tình trạng nút giao lớn nhất khu nam TP.HCM (nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ) đã thông xe nhưng đường vẫn chưa thoáng, các đơn vị chức năng đã có điều chỉnh.Cụ thể, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết cán bộ thuộc Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ của sở đã trực tiếp khảo sát thực tế. Qua ghi nhận sơ bộ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ vừa thông xe đã bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ chủ yếu do hệ thống đèn tín hiệu chưa phù hợp.Trước đó, nhiều BĐ phản ánh sau khi 2 hầm chui hướng Nguyễn Văn Linh đưa vào khai thác, lượng phương tiện lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh qua giao lộ đã giảm rất nhiều, trong khi lượng phương tiện di chuyển trên trục Nguyễn Hữu Thọ vẫn đông như cũ. Tuy nhiên, hệ thống đèn tín hiệu vẫn để thời lượng đèn ưu tiên cho dòng xe chạy từ hướng Nguyễn Văn Linh, dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện trên đường Nguyễn Hữu Thọ phải dừng chờ đèn đỏ rất lâu và không đủ thời gian đèn xanh để vượt qua nút giao, dẫn đến ùn ứ.Trong sáng 7.2, theo quan sát của PV Thanh Niên, hệ thống đèn tín hiệu tại nút giao đã có sự điều chỉnh, giúp tình hình lưu thông qua khu vực này trở nên thông thoáng.Nhận xét về một thao tác điều chỉnh nhỏ thời lượng đèn tín hiệu có thể giúp giao lộ nhanh chóng thông thoáng, BĐ Khải nêu: "Theo tôi, việc này rất đơn giản và dễ làm. Chịu khó đi quan sát, kiểm tra sẽ thấy thôi. Còn nhiều ngã tư kẹt cứng trong việc phân luồng vì đèn giao thông chưa hợp lý". BĐ namnguyen0144 nhận xét thêm: "Không chỉ đèn tín hiệu, tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ việc phân làn đường chưa khoa học cũng tạo nhiều xung đột".Từ những ý kiến trên, BĐ Thủy đặt vấn đề: "Thời lượng đèn tín hiệu giao thông phải căn cứ từ khảo sát thực tế lưu thông". Cùng suy nghĩ, BĐ Thành Phạm nhận xét: "Không chỉ riêng ở nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ mà nhiều nút giao khác cũng cần khảo sát, điều chỉnh sao cho phù hợp thực tế. Các đơn vị quản lý nên chủ động tăng kiểm tra chứ đừng để "con khóc mẹ mới cho bú".Tán thành, BĐ Nguyen Anh Nghi cho rằng: "Rất cần thiết để có thêm những điều chỉnh nhỏ như trên nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo an toàn, thuận lợi lưu thông trên cả nước".Đa số BĐ hoan nghênh việc các cơ quan quản lý đã nhanh chóng tiếp nhận, khảo sát, phối hợp xử lý những bất cập trong giao thông được người dân phản ánh. Tuy nhiên, không ít BĐ tỏ ý ngại ngần vì "nhiều lúc muốn phản ánh mà sợ không có ai nghe".BĐ Tuấn An nêu: "Bên cạnh việc khảo sát thực tế thì chính ý kiến từ người dân sử dụng hệ thống giao thông mỗi ngày sẽ giúp thu thập thông tin hiệu quả nhất. Tôi cho rằng cơ quan quản lý hạ tầng giao thông của TP.HCM cần có thêm nhiều kênh tiếp nhận đóng góp của người dân"."Chỉ cần kiểm tra hình ảnh camera giao thông là ngồi nhà cũng có thể nắm bắt tình trạng ra sao, cần gì phải đợi báo chí phản ánh mới biết", BĐ Duc Bui nhận xét. BĐ Huỳnh Khư ý kiến thêm: "Lần trước đọc báo, mình có thấy thông tin về quy trình rườm rà chỉ để xử lý việc thay đổi đếm giờ của đèn tín hiệu. Điều này cũng cần được giải quyết thấu đáo".* Còn nhiều đèn giao thông hoạt động chưa hợp lý trong thành phố. Cần quan tâm thêm.Tân Thanh* Khi cài thời lượng đèn tín hiệu thì cũng phải từ thực tế như thế nào, chứ không phải khi dân phản ánh mới chỉnh sửa.Hieu Doan* Đa phần kẹt xe là do cài đặt thời lượng đèn đỏ nhiều hơn đèn xanh. Hieu Nguyen DuyGiám đốc điều hành Marketing của Vinamilk: Những gì tốt nhất phải dành cho người tiêu dùng
Năm 1994, Hội An yên bình và ít du khách quốc tế. Bộ ảnh của Simon O'Reilley, người Anh, trên báo Hồng Kông SCMP tái hiện vẻ đẹp cổ kính của Hội An 1994, trước khi nơi đây trở thành điểm đến phổ biến toàn cầu. Simon O'Reilley vừa trở lại Việt Nam, cụ thể là Hội An, trong chuyến đi gần đây đã nhận thấy đất nước này thay đổi mạnh mẽ như thế nào trong 30 năm qua.Hội An ngày nay là điểm đến yêu thích của khách du lịch. Phố cổ có từ thế kỷ 15 và là thương cảng quan trọng giữa châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc. Thời điểm 1994, Hội An còn là một thị trấn ven biển, được kiến trúc sư kiêm nhà bảo tồn người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski bảo tồn và UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 1999."Chúng tôi đến Hội An vào năm 1994, sau khi đi xe máy từ Đà Nẵng vào, chỉ có đúng hai khách du lịch trong thị trấn: bạn cùng phòng Andy và tôi. Chúng tôi thực sự không nhìn thấy bất kỳ người nước ngoài nào trong chuyến thăm của mình", Simon O'Reilley viết trên SCMP.Simon đi theo tiếng hò reo và phấn khích xuống sông. Có nhiều người ở trên bờ đang xem đua thuyền. Khi bị phát hiện, cả hai được gọi lại và người dân đưa cho họ hai chiếc ghế và khăng khăng bắt ngồi ngay cạnh bờ sông.Ngôn ngữ chung của anh lúc đó mở rộng thành "cảm ơn", "có", "không" và "xin chào". Có rất nhiều nụ cười, vỗ tay vào lưng và bắt tay. Sau đó, hai chai bia được đưa vào tay vị khách phương xa, họ trở thành khách danh dự của sự kiện.Các đội chèo thuyền bằng những mảnh gỗ, ván và một vài mái chèo, nhưng chúng rất chắc chắn và thuyền di chuyển khá nhanh. Với bia, hải sản và đám đông vui vẻ hò reo cổ vũ, huýt sáo, đây thực sự là sự kiện thể thao hoàn hảo."Chúng tôi đã đi tham quan bãi biển Cửa Đại. Ngày nay, nơi đây có rất nhiều khu nghỉ dưỡng, ghế tắm nắng, dù; hồi đấy chỉ là một bãi cát đẹp trải dài.Sau đó, chúng tôi đi bộ quanh thị trấn; nơi này chủ yếu là những ngôi nhà màu vàng đóng cửa, một vài xe bán bánh mì và những con đường cát vắng vẻ. Không có đám đông du khách, không có đèn lồng, không có quán bar, không có cửa hàng bán cà phê, thời trang hay nghệ thuật. Có người nói rằng điện chỉ mới có trong vài tháng", Simon nhớ lại.Anh kể, phải nói rằng các món ăn Việt Nam và các món ăn địa phương mà chúng ta thưởng thức tại các nhà hàng ngày nay đơn giản là không tồn tại vào thời điểm đó. Các món ăn được phục vụ không đáng nhớ lắm, ngoại trừ món bánh mì tuyệt hảo.Các xe bán bánh mì có tủ kính bằng gỗ đựng bánh mì nhỏ và nhân bánh bên trong. Một trong những nhân bánh là pa tê thịt heo. Khay bánh này được để ngoài nắng cả ngày mà không có tủ lạnh..."Thị trấn vắng vẻ, buồn ngủ này quyến rũ trong vẻ đẹp đã phai tàn của nó, và người dân Hội An, giống như mọi nơi khác mà chúng tôi đến trong cả nước, vô cùng thân thiện; họ luôn có vẻ vui khi thấy chúng tôi và muốn nói chuyện với chúng tôi", anh mô tả.Hồi đó, Hội An dường như chỉ có một khách sạn trong tòa nhà cũ. Người bảo vệ ngồi trong vườn với bạn bè của mình, chơi đàn ghi ta.Ngoài Hà Nội và TP.HCM, thời điểm đó giao thông thưa thớt. Có xe đạp, xích lô, xe tay ga, xe đẩy tay, xe tải và xe buýt cổ, và nhiều chiếc ô tô còn lại từ những năm 1960..."Một điều khác mà tôi nhớ rất rõ là rất nhiều lần các thanh niên Việt Nam tiến đến gần tôi, tươi cười và hỏi tôi có muốn đánh nhau không! Không phải theo kiểu đe dọa, mà giống như một bài kiểm tra sức mạnh hơn. Tôi cao 195 cm và có lẽ nặng gấp hai lần rưỡi họ.Kịch bản còn lại là "Hãy đến uống với chúng tôi!" nhanh chóng biến thành một cuộc thi uống rượu. Thường là bia hoặc một loại rượu mạnh kinh khủng nào đó được uống từ những chiếc bát nhỏ", Simon nhớ lại.
Bí quyết để có đôi chân dài miên man với chân váy siêu ngắn của sao Việt
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 12 giờ trưa 1.2 (mùng 4 tết), tại khu vực ga đến quốc nội của sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình, TP.HCM) đông đúc người. Nhiều người cho biết họ từ quê trở lại, cũng có người đi du lịch dịp Tết Nguyên đán và về sớm hơn 1 ngày để ổn định trước khi đi làm lại, trở về với cuộc sống thường nhật.
Mùa hội cỏ hồng Lang Biang 2022 diễn ra ở gần khu vực cây thông cô đơn
Sau mùa giải 2024 đầy tiếc nuối, đội Trường ĐH Cửu Long đặt nhiều quyết tâm trong lần trở lại vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO Cup 2025). Những ngày này, các cầu thủ tích cực đá giao hữu với nhiều đội bóng khác để duy trì phong độ và hoàn thiện lối chơi. Còn nhớ, ở mùa giải 2024, Trường ĐH Cửu Long chung nhóm đấu với Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Nam Cần Thơ. Trận đầu tiên gặp đội quán quân khu vực là Trường ĐH Cần Thơ, đội đã chơi ngang tài ngang sức trong suốt thời gian thi đấu chính thức. Tuy nhiên, vào phút bù giờ cuối cùng, từ tình huống tấn công của cầu thủ Trường ĐH Cần Thơ, đội đá phản lưới nhà, đành mất trọn 3 điểm. Với cục diện buộc phải thắng trận 2 để nuôi hy vọng đi tiếp, Trường ĐH Cửu Long đã thi đấu đầy nỗ lực để thắng thuyết phục 2-0 trước Trường ĐH Nam Cần Thơ. Song, với việc mất quyền tự quyết, đội phải chờ kết quả cặp đấu giữa Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Nam Cần Thơ. Cuối cùng, Trường ĐH Cần Thơ đã dập tắt niềm hy vọng đi tiếp của đội khi giành chiến thắng sít sao 1-0 trước ĐH Nam Cần Thơ. Kết quả này khiến nhiều cầu thủ Trường ĐH Cửu Long rơi nước mắt vì tiếc nuối.Trở lại với TNSV THACO Cup 2025, những lá thăm "định mệnh" một lần nữa đưa Trường ĐH Cửu Long rơi vào nhóm B, gặp lại 2 đối thủ đầy duyên nợ là Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Nam Cần Thơ và tân binh mới là Trường ĐH Đồng Tháp. Lần này, các cầu thủ Trường ĐH Cửu Long đang rất mong đợi ngày bóng lăn để chứng minh sự "lột xác" của mình và có kết quả tươi vui hơn năm ngoái. Theo HLV Trường ĐH Cửu Long Trần Tuấn Hải, việc bị loại đáng tiếc ở mùa giải năm 2024 đã cho đội rút ra bài học quý về sự chủ quan, lơ là, mất tập trung. Một năm qua, cả đội đã cố gắng khắc phục điều này và tập với nhau để có lối chơi nhịp nhàng, gắn kết hơn. Hiện, Ban huấn luyện cảm thấy rất hài lòng về trình độ chuyên môn của các cầu thủ. HLV Trần Tuấn Hải cho biết thêm, với phong độ tốt của các cầu thủ, đội đến với giải năm nay trên tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm biến ước mơ giành vé vàng tại khu vực Tây Nam bộ thành sự thật. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi năm nay đội hình đã trưởng thành hơn, phối hợp ăn ý hơn và lối chơi cũng có gắn kết hơn. So với năm 2024, lực lượng năm nay có sự biến động lớn khi chỉ còn khoảng 30% nhân sự cũ. Tuy nhiên, sự thay đổi này không khiến Ban huấn luyện lo lắng, bởi những trụ cột cũ càng chơi càng hay. Còn 70% nhân sự mới, đa phần là những sinh viên năm 2, năm 3, rất tự tin và có chiều sâu trong tư duy, kỹ thuật chơi bóng.Đáng chú ý hơn khi ngoài dàn nội binh, Trường ĐH Cửu Long tiếp tục chiêu mộ 4 ngoại binh là du học sinh đến từ Lào và Campuchia. Trong đó, HLV Trần Tuấn Hải đặc biệt đánh giá cao thủ môn Rin Chanrinthy và tiền đạo Khouannaphad Lanoy. Đây là 2 cầu thủ từng thi đấu mùa giải 2024 nhưng chất lượng đã mới. Hai ngoại binh này có sự phát triển vượt bậc và có điểm rơi phong độ ổn định, giúp hàng thủ và hàng công của đội mạnh mẽ hơn.Bên cạnh đó, Trường ĐH Cửu Long cũng có sự thay đổi môi trường tập luyện. Đội đầu tư tập sân 11 người, thường xuyên đá giao hữu với nhiều đội tuyển huyện của tỉnh Vĩnh Long để làm quen với sự đa dạng trong lối chơi. Qua mỗi trận đấu, đội cho thấy sự tiến bộ thấy rõ.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sở hữu nhân sự tốt, lãnh đạo Trường ĐH Cửu Long đang rất kỳ vọng đội nhà sẽ làm nên chuyện tại TNSV THACO Cup 2025. Đặc biệt, để khuyến khích tinh thần cho đội, nhà trường có phần thưởng đặc biệt một khi đội chạm tay tới tấm vé vàng. "Chúng tôi rất quyết tâm. Thậm chí, Ban giám hiệu, Ban huấn luyện đã treo thưởng. Nếu năm nay đội được dự VCK ở TP.HCM thì sẽ được thưởng rất cao. Trước mắt, mức thưởng của HLV là 15 triệu đồng. Với cả đội thì chưa thể tiết lộ, nhưng chắc chắn là hậu hĩnh hơn gấp nhiều lần như thế", HLV Trần Tuấn Hải phấn khởi chia sẻ. Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.