Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Thủ Đức: 13 học sinh xuất viện
Trưa 17.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án giết người liên quan đến mâu thuẫn giữa những người hàng xóm vì nuôi chó, để chó phóng uế bừa bãi.HĐXX tuyên phạt Trương Văn Hùng (34 tuổi, ngụ 67 Đoàn Thị Điểm, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) 10 năm tù về tội giết người.Theo cáo trạng, tối 8.7.2024, Hùng cùng ông Lê Lộc (trú K104/61B đường Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) và một số hàng xóm của ông Lộc ăn nhậu trước nhà ông Lộc.Lúc này, giữa ông Lê Hữu Thơ (57 tuổi) và ông Nguyễn Bảy (61 tuổi) là hàng xóm ở gần đó cãi nhau về việc chó nhà ông Bảy phóng uế trước nhà ông Thơ.Một số người rời bàn nhậu đến can ngăn, trong đó Hùng vốn có mâu thuẫn trước trước với cha con nhà ông Thơ nên đến bênh vực ông Bảy.Con ông Thơ là Lê Trọng Khánh cầm dao từ trong nhà để bảo vệ cha thì bị Hùng chỉ vào mặt và thách thức Khánh: "Mi có ngon xuống đây, ta đâm mi luôn". Thấy Khánh cầm dao, Hùng quay lại bàn nhậu lấy 1 con dao và tiếp tục thách thức.Sau đó, Hùng xông vào trước nhưng bị vướng xe máy; ông Lộc thấy thế can ngăn, kéo Hùng ra. Lúc này, ông Thơ thấy con trai bị dọa nên dùng tay đánh Hùng. Hùng cầm dao đâm 2 nhát trúng ngực ông Thơ.Ông Thơ đấm trả vào miệng Hùng rồi gục tại chỗ, được người dân đưa đi cấp cứu. Hậu quả ông Thơ bị thủng ngực, gãy xương sườn, tràn dịch màng phổi…Theo HĐXX, việc Hùng dùng dao đâm vào ngực là vùng hiểm yếu của cơ thể ông Thơ, có khả năng gây chết người, ông Thơ không chết là nhờ cứu chữa kịp thời nhưng vẫn cấu thành tội giết người.Mì SiuKay làm mưa làm gió trong mùa Halloween với phiên bản giới hạn X2 ớt
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
Phụ huynh tố giáo viên mầm non đánh con 5 tuổi tím mặt vì 'bé ngủ ngáy'
Sau khi mất, mẹ của Anh Thư đã để lại một số tiền được bảo hiểm chi trả, cộng với học bổng, đi làm thêm và sự trợ giúp của chị gái đã giúp nữ sinh này có đủ chi phí để trang trải cho việc học. Sau khi tốt nghiệp, Anh Thư sẽ ở lại trường để công tác ở vị trí cán bộ hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng cá nhân.
Giá trị của “nền kinh tế dưới ánh đèn điện” đã không ngừng tăng trưởng các năm qua. Trong khi tại Việt Nam, đây vẫn là mỏ vàng chưa được khai thác triệt để và hiệu quả. Khái niệm “kinh tế đêm” (night-time economy) từng được nhắc đến vào những năm 1970 ở Anh - quốc gia tiên phong trong phát triển kinh tế ban đêm, với một tổ chức chuyên trách theo dõi và phát triển ngành này mang tên NTIA (Night Time Industries Association). Theo NTIA, nền kinh tế đêm ở Anh hiện là ngành công nghiệp lớn thứ năm, chiếm 8% số việc làm và đạt doanh thu 66 tỷ bảng Anh mỗi năm, tương đương 6% GDP.London là trung tâm của nền kinh tế này, đóng góp 40% doanh thu toàn quốc, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm trong các lĩnh vực như khách sạn, nghệ thuật, giải trí. Để thúc đẩy kinh tế đêm, London đã triển khai các chính sách như bổ nhiệm chức danh "Night Czar" (Thị trưởng ban đêm), mở tuyến tàu điện ngầm "Night Tube", tạo ra hàng trăm triệu bảng Anh mỗi năm, thử nghiệm "Khu doanh nghiệp ban đêm" tại Walthamstow, hỗ trợ các doanh nghiệp mở cửa muộn…Một điển hình khác về phát triển kinh tế đêm là Trung Quốc. Vào đầu thập niên 90, “kinh tế đêm” đã manh nha xuất hiện tại đất nước tỷ dân này. Đến cuối năm 2020, quy mô thị trường kinh tế đêm tại Trung Quốc ước đạt 2.400 tỉ USD. Để kích hoạt thị trường, các tỉnh, thành phố tại Trung Quốc sẵn sàng giảm giá tiêu thụ điện, mở thêm nhiều hàng quán, dịch vụ.Không chỉ là phố đi bộ, khu ẩm thực, để phát triển kinh tế đêm, Trung Quốc còn đào sâu "mỏ vàng” bằng “mũi khoan” văn hóa. Ví dụ điển hình là “Tám phường mười ba ngõ”, khu du lịch - văn hóa - thương mại - giải trí trọng điểm của thành phố Lâm Hạ (tỉnh Cam Túc), tiếp đón hơn 12 triệu lượt khách khi đi vào vận hành. Mô hình này xác định đẩy mạnh phát triển văn hóa và kinh tế đêm, với việc tối ưu hóa thiết kế quy hoạch không gian, làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ, đưa nghệ thuật ánh sáng vào kiến trúc của toàn khu, để ánh đèn lung linh huyền ảo tôn lên vẻ đẹp của đền đài miếu mạo, những ngôi nhà cổ, cây cầu và dòng suối... Qua đó thu hút du khách đến trải nghiệm, chi tiêu mua sắm. Trong khi đó, Thái Lan, “đối thủ” hàng đầu của du lịch Việt Nam, lại vận hành vô cùng hiệu quả mô hình du lịch dựa trên các hoạt động tổ chức sự kiện, tiệc tùng. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, doanh thu du lịch đã tăng 44% chỉ trong tháng cuối năm 2023, thu về tới 1,6 tỉ USD sau khi quốc gia này nới thời gian mở cửa cho các địa điểm giải trí đến 4 giờ sáng. Thực tế, kinh tế đêm là “phao cứu sinh” cho ngành du lịch Thái Lan kể từ sau đại dịch SARS năm 2003. Năm 2016, Bangkok đã vượt qua London và New York để đứng đầu danh sách "Thành phố đáng tham quan nhất" của Euromonitor, với gần 35 triệu lượt khách và doanh thu 71,4 tỉ USD. Theo Bloomberg, mỗi du khách trung bình ở lại Bangkok 4,8 ngày và chi tiêu 184 USD/ngày, vượt xa các thành phố như New York và London. Chi tiêu của du khách là yếu tố quan trọng để đo lường tác động của ngành du lịch đối với nền kinh tế. Mặc dù du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong khu vực và được xếp vào top quốc gia phục hồi du lịch nhanh nhất sau đại dịch, nhưng mức chi tiêu của du khách quốc tế tại Việt Nam vẫn còn thấp. Cụ thể, trong vòng 9 ngày, du khách chi tiêu 96 USD/ngày tại Việt Nam, trong khi con số này ở Thái Lan là 163 USD. Một trong những nguyên nhân khiến chi tiêu du khách tại Việt Nam chưa cao là “lỗ hổng” kinh tế đêm.Sự thiếu hụt các dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động đêm khiến du khách rời đi sau khi kết thúc các tour du lịch ban ngày. Điều này không chỉ làm giảm thời gian lưu trú của họ mà còn ảnh hưởng lớn đến mức chi tiêu. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang đều sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế đêm nhờ văn hóa phong phú, ẩm thực đặc sắc và kết nối giao thông thuận tiện. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế đêm tại đây vẫn chưa được phát triển đồng bộ và bền vững, nguồn thu mang lại chưa cao, dù các tuyến phố đi bộ nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bùi Viện (TP.HCM) đã thu hút khá đông du khách. Theo các chuyên gia, kinh tế đêm tại Việt Nam hiện vẫn còn manh mún và thiếu quy hoạch rõ ràng. Nếu coi kinh tế đêm là "các hoạt động kinh doanh từ 18 giờ đến 6 giờ sáng trong lĩnh vực dịch vụ", thì hiện tại, nhiều chợ đêm chỉ bán hàng vặt, các khu vực đô thị thường vắng vẻ sau 22h, các dịch vụ công cộng như xe buýt, nhà vệ sinh công cộng cũng dừng hoạt động sớm. Hơn nữa, việc thiếu cơ chế kiểm soát và quản lý bài bản, không quy hoạch khu vực riêng, không có tổ chức chuyên trách quản lý kinh tế đêm… khiến hoạt động này chưa thể phát triển như kỳ vọng.Trong khi thế giới đã thu về hàng tỉ USD từ kinh tế đêm, thì tại Việt Nam, mô hình này vẫn phát triển manh mún, chưa được quan tâm đúng mức. Trên phương diện chính sách, phải đến tận năm 2020, Chính phủ mới ban hành "Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam". Tiếp đó, năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới ban hành đề án "Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm". Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và thiếu chiến lược phát triển lâu dài.“Thắp sáng” kinh tế đêm không chỉ là cơ hội thúc đẩy ngành du lịch mà còn là cơ hội để nâng cao giá trị văn hóa, xây dựng thương hiệu quốc gia. Để kinh tế đêm bừng sáng, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ cơ chế, chính sách, quy hoạch. Qua đó, sẽ tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành du lịch, góp phần tăng thu ngân sách và cải thiện hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Hướng đến mục tiêu đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2030 đón 35 triệu khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 - 15%/năm, đóng góp trực tiếp từ 13 - 14% trong GDP.
Lợi thế hơn người không giúp U.23 Trung Quốc thoát thua U.23 Nhật Bản
Theo thông tin từ Trung tâm tiêm chủng VNVC, ngay từ ngày 1.2 (mùng 4 tết), khi hệ thống tiêm chủng này hoạt động trở lại, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin cúm tăng hơn 50% so với những ngày cận tết, cao điểm nhất là ngay sau thông tin một nữ diễn viên qua đời vì mắc bệnh cúm mùa, biến chứng viêm phổi.Bác sĩ Chính cho biết, cúm mùa do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi năm có khoảng một tỉ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong. Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý 4 hằng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong. Mầm bệnh có thể tồn tại hàng giờ ở bên ngoài môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0 đến 4 độ C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20 độ C và đông khô, virus sống đến vài năm.Theo bác sĩ Chính, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn. Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi. Bác sĩ Chính giải thích bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do virus cúm hoặc kèm theo bội nhiễm virus, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong. Cũng theo bác sĩ Chính, cách phòng bệnh cúm hiệu quả là tiêm chủng vắc xin hằng năm, đặc biệt ở nhóm có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vắc xin giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nguy cơ trở nặng, tử vong do cúm. Các nghiên cứu cho thấy, những người đã tiêm vắc xin cúm có nguy cơ phải vào viện chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do cúm thấp hơn 31% so với người chưa tiêm. Ở người cao tuổi và mắc bệnh nền, vắc xin giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Tiêm cúm giúp thai phụ giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.Bác sĩ Chính lưu ý ngoài phòng cúm, các bệnh như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản… cũng có xu hướng gia tăng vào mùa xuân, người dân nên chủ động phòng ngừa.Để tăng hiệu quả phòng bệnh lây qua đường hô hấp, bác sĩ Chính khuyến cáo bên cạnh biện pháp vắc xin, người dân cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Mỗi người giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, tránh tự điều trị theo mẹo dân gian khiến bệnh trở nặng.