Tại sao nhiều người ao ước sở hữu hoa linh lan trong ngày cưới?
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.Tư vấn mùa thi ở ngôi trường 106 tuổi tại TP.HCM
Ra đời năm 2001 tại Thượng Hải, CHANDO Himalaya đã tạo được dấu ấn tại thị trường quốc tế nhờ những bước đi tiên phong về công nghệ và thành phần tinh khiết từ tự nhiên. Sau 23 năm phát triển, thương hiệu đã có mặt tại 10 quốc gia, trong đó Việt Nam là thị trường thứ 10 với nhiều tiềm năng bứt phá. Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm của CHANDO Himalaya nhanh chóng nhận được sự yêu thích của khách hàng nhờ công dụng vượt trội, đem lại hiệu quả khác biệt trên làn da của người tiêu dùng Việt. Theo thống kê, doanh số của CHANDO Himalaya tại Việt Nam tăng trưởng dương mỗi tháng trong quý gần nhất.Những sản phẩm làm nên "tên tuổi" của CHANDO Himalaya có thể kể đến: mặt nạ chiết xuất thảo mộc, Himalayan Essence, tinh chất trẻ hóa New Time Frozen… Không chỉ vậy, CHANDO Himalaya còn chủ động nghiên cứu tính chất và nhu cầu riêng biệt của làn da phụ nữ Việt để cho ra những sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam: kem chống nắng phổ rộng, kem nâng tông 5 trong 1, dòng sản phẩm làm sạch sâu.Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc, thương hiệu CHANDO Himalaya gia nhập thị trường như một tên tuổi đầy triển vọng. Đến với Việt Nam, CHANDO Himalaya định vị rõ sứ mệnh và giá trị mang lại cho cộng đồng - tôn vinh vẻ đẹp độc bản, hài hòa trong sự kết nối với thiên nhiên và bền vững với thời gian. Chính vì vậy, định hướng phát triển của CHANDO Himalaya được xây dựng dựng trên ba yếu tố: "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".Thiên thời - xu hướng đổi mới thành phần, công nghệ của ngành mỹ phẩm toàn thế giới; sự thành công của chuyển đổi số giúp khách hàng tiếp cận được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu hơn. Địa lợi - sự cộng hưởng của văn hóa phương Đông, thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng và nhu cầu nâng cấp tiêu dùng nói chung. Điều này định hình rõ nét ngành mỹ phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho CHANDO Himalaya thấu hiểu khách hàng nhiều hơn, từ đó nghiên cứu các dòng sản phẩm thực sự phù hợp.Nhân hòa - sự kết nối sâu rộng các kênh bán, giúp CHANDO Himalaya tạo được mạng lưới bán hàng và chăm sóc khách hàng chặt chẽ, cam kết đem đến trải nghiệm mua hàng tốt nhất.Có thể nói, với những thành tựu đã đạt được và định hướng phát triển dựa trên những yếu tố cốt lõi, CHANDO Himalaya hoàn toàn có tiềm năng để phát triển ở thị trường Việt Nam. Thông qua sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, con người và tầm nhìn chiến lược, CHANDO Himalaya hứa hẹn sẽ góp phần tăng trưởng vững chắc cho ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam trong tương lai.
ĐHCĐ 2024: VietCredit mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn
Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe và tinh thần; ngủ kém, như đi ngủ quá muộn hoặc ngủ không đủ giấc, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc kiểm soát lượng đường trong máu.Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Luqi Shen, Phòng thí nghiệm khoa học sự sống và y sinh học Westlake, Hàng Châu và thạc sĩ Bang-yan Li, Trường Y tế Công cộng, Đại học Tôn Dật Tiên, Quảng Châu (Trung Quốc), dẫn đầu, đã tìm hiểu xem thời điểm đi ngủ và thời gian ngủ ảnh hưởng như thế nào đến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở người trung niên và cao tuổi. Họ cũng kiểm tra xem đi ngủ muộn và thời gian ngủ ít có tác hại đến mức đường huyết hay không.Những người tham gia có độ tuổi từ 46 - 83, với độ tuổi trung bình là 63 và được đeo thiết bị để đo chỉ số glucose liên tục trong 14 ngày. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu này để tính toán các số liệu kiểm soát glucose, bao gồm các biến động về lượng đường trong máu (biến động đường huyết), tỷ lệ thời gian lượng đường trong máu được duy trì trong phạm vi bình thường từ 3,9-10 mmol/L (thời gian trong phạm vi) và mức glucose trung bình hằng ngày.Họ cũng thu thập dữ liệu về thời điểm đi ngủ và thời gian ngủ của người tham gia. Trong số 2.345 người tham gia, có 1.156 người được phân tích thời gian ngủ và 1.109 người được phân tích thời điểm đi ngủ.Tùy vào kiểu ngủ mà những người tham gia được chia thành 6 nhóm, gồm 4 nhóm dựa trên thời gian ngủ, như sau: Nhóm ngủ đủ giấc: 8 - 8,4 giờ mỗi đêm. Ngủ không đủ giấc nhẹ: 6,8 - 7,2 giờ mỗi đêm. Ngủ không đủ giấc vừa phải: 5,5 - 6 giờ mỗi đêm.Ngủ không đủ giấc nghiêm trọng: 4,1 - 4,7 giờ mỗi đêm. Và 2 nhóm dựa trên thời điểm đi ngủ: Ngủ sớm liên tục và ngủ muộn liên tục.Kết quả đã phát hiện như sau:Các nhà nghiên cứu nhận thấy người thiếu ngủ nghiêm trọng (4,1 - 4,7 giờ mỗi đêm) có hệ số biến động đường huyết cao nhất và các chỉ số chênh lệch đường huyết cũng lớn hơn, với thời gian đường huyết duy trì trong phạm vi bình thường giảm 3,11%, theo trang tin y khoa News Medical.Thậm chí, thiếu ngủ nhẹ cũng gây biến động nhỏ trong đường huyết và các chỉ số chênh lệch đường huyết.Như vậy, ngủ đủ giấc (8 - 8,4 giờ mỗi đêm) là tốt nhất để ổn định đường huyết.Về thời điểm đi ngủ, Những người ngủ muộn cũng có sự biến động đường huyết cao hơn. Đáng chú ý, những người đã ngủ muộn mà còn ngủ ít sẽ có sự biến động đường huyết tệ nhất, với hệ số biến động cao nhất, các chỉ số chênh lệch đường huyết cũng lớn nhất. Điều này làm nổi bật vai trò của nhịp sinh học đối với sức khỏe chuyển hóa.Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng muốn lượng đường trong máu ổn định để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hãy đi ngủ sớm hơn và ngủ lâu hơn, theo News Medical.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nghiên cứu thêm để xác nhận kết quả ở những nhóm dân số trẻ hơn hoặc đa dạng hơn.
Ngày 17.1, thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm đại tá Phạm Thanh Hùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, đến nhận công tác và giữ chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (Bộ Công an) từ ngày hôm nay.Điểm qua những thành tích của đại tá Phạm Thanh Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ sinh năm 1974 tại H.Nam Đàn (Nghệ An), có nhiều thành tích nổi bật trong quá trình công tác, trưởng thành trong lực lượng của Công an Hà Nội.Trước những đóng góp này, từ tháng 7.2022 đến nay, đại tá Hùng được giao làm Phó giám đốc Công an Hà Nội.Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, việc điều động và bổ nhiệm đại tá Phạm Thanh Hùng giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thể hiện sự ghi nhận, tin tưởng của lãnh đạo Bộ Công an.Thượng tướng Lê Quốc Hùng đề nghị tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ bắt tay ngay vào công việc; cùng tập thể Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đoàn kết, thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh tiêu biểu..."Mục tiêu trước mắt trong năm 2025 đưa lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân tiến lên hiện đại theo Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị", thượng tướng Lê Quốc Hùng đề nghị.Phát biểu nhận nhiệm vụ, đại tá Phạm Thanh Hùng xác định đây là vinh dự và trách nhiệm to lớn, cam kết sẽ luôn cố gắng, phấn đấu, nỗ lực không ngừng cùng tập thể lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tập trung hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, để lực lượng thực sự là lá chắn vững chắc, kiên cường bảo vệ Đảng, bảo vệ lãnh tụ.
Nữ chính 'Vườn sao băng' tiêu xài hoang phí, không có nhà ở sau ly hôn?
Sáng 25.2, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư cầu Trần Hưng Đạo, Tứ Liên và Ngọc Hồi, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỉ đồng.Theo nội dung nghị quyết, 3 cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ thực hiện trong giai đoạn từ 2025 - 2030.Thẩm tra nội dung trên, HĐND TP.Hà Nội cho biết, việc đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo sẽ giảm áp lực giao thông, hoàn thiện mạng lưới kết nối đô thị, trong điều kiện các cầu vượt sông Hồng như Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì đang chịu áp lực giao thông rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giờ cao điểm.Đối với cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu, khi xây dựng sẽ cải thiện điều kiện giao thông kết nối qua sông Hồng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực làm tiền đề cho việc thực hiện chủ trương giãn dân số, giảm áp lực giao thông trong khu vực trung tâm Hà Nội.Còn việc xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường đầu cầu sẽ hoàn thiện theo quy hoạch tuyến đường Vành đai 3,5 của thành phố theo quy hoạch giao thông. Khi hoàn thiện cầu Ngọc Hồi và tuyến đường 3,5 tránh được tình trạng phương tiện đi về phía bắc, tây bắc phải đi qua nội thành.Theo tờ trình của UBND TP.Hà Nội, cầu Trần Hưng Đạo có chiều dài khoảng 5,6 km, điểm đầu tại khu vực đường Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (Q.Hoàn Kiếm), điểm cuối kết nối với phố Vũ Đức Thuận (Q.Long Biên).Cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng có kết cấu vòm gồm 6 nhịp, rộng 43 m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới. Đường dẫn 2 đầu cầu rộng khoảng 30 m, với tổng chiều dài khoảng 2,25 km.Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo khoảng gần 16.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2027.Cầu Tứ Liên và đường 2 đầu cầu từ nút giao đường Nghi Tàm đến nút giao đường Trường Sa với chiều dài khoảng 5,15 km. Dự án nằm trên địa bàn Q.Tây Hồ, Q.Long Biên và H.Đông Anh.Dự án gồm nhiều hạng mục, trong đó cầu Tứ Liên vượt sông Hồng có chiều dài 1 km, rộng 43 m; cầu vượt sông Đuống dài 0,3 km, rộng 44 m. Cạnh đó, cầu dẫn phía Q.Tây Hồ dài 1,4 km, rộng từ 27,5 - 44 m; cầu dẫn phía H.Đông Anh dài khoảng 0,4 km, rộng 35 m.Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2027.UBND TP.Hà Nội cũng trình HĐND thành phố thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND TP.Hà Nội làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu.Tổng chiều dài cầu Ngọc Hồi (nằm trên tuyến đường Vành đai 3,5 của Hà Nội) và đường dẫn 2 đầu cầu khoảng 7,5 km. Trong đó, chiều dài cầu chính và cầu dẫn 7,2 km, rộng 33 m; đường dẫn đầu cầu phía Hưng Yên khoảng 300 m, rộng 60 m.Hà Nội dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 11.800 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố và T.Ư. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2030.