Những tấm lòng vàng 7.6.2023
Trước đó, tối 1.2, ngay sau khi kết thúc chương trình kiểm tra các dự án trọng điểm tại khu vực Đông Nam bộ, Thủ tướng và đoàn công tác đã bay ra Hà Nội và di chuyển ngay trong đêm về Lạng Sơn để thị sát cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có tổng chiều dài 121 km, được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 47.000 tỉ đồng.Giai đoạn 1, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được đầu tư với chiều dài hơn 93 km. Điểm đầu tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh (H.Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), điểm cuối tại nút giao QL3 (xã Chí Thảo, H.Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng).Dự án do UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với tổng mức đầu tư 14.114 tỉ đồng trong giai đoạn 1, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ 69,43%, tương đương 9.800 tỉ đồng, dự án này đã được hoạch định sẽ hoàn vốn trong khoảng thời gian 22 năm 4 tháng.Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Cao Bằng đến Hà Nội và ngược lại từ 6 - 7 giờ xuống còn khoảng 3,5 giờ. Dự án sẽ mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.Dự án khởi công từ ngày 1.1.2024, dự kiến hoàn thành năm 2026, song nhà đầu tư đang phấn đấu thông xe trong năm 2025.Theo báo cáo, đến nay đã cơ bản bàn giao mặt bằng toàn tuyến được 93,14/93,35 km, đạt 99,8% chiều dài tuyến. Các địa phương, cơ quan đang triển khai thủ tục xây dựng 6 khu tái định cư và thực hiện di dời hạ tầng kỹ thuật (22 vị trí đường điện cao thế), tiến độ cơ bản đáp ứng yêu cầu.Giai đoạn 2 của dự án gồm mở rộng tuyến hiện có dài 93,35 km và xây dựng mới tuyến kết nối cửa khẩu Trà Lĩnh dài 27,71 km.Cùng ngày, tại Cao Bằng, Thủ tướng đã dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm chiến thắng Biên giới năm 1950, xã Đức Long (H.Thạch An).Chiến dịch Biên giới là chiến thắng có ý nghĩa chiến lược trong kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận quan sát và chỉ đạo chiến dịch.Trăm ngàn du khách đến dự lễ dâng đăng lớn nhất trên đỉnh Bà Đen
Vòng chung kết toàn quốc:
Hồng Vân xót xa cảnh vợ chấp nhận tha thứ khi chồng ngoại tình
Ngày 20.1, Bộ Công thương cho biết, ngày 17.1 vừa qua, tại Washington (Mỹ), Bộ Công thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam.Trước đó, ngày 8.1.2020, Việt Nam chính thức khởi kiện Mỹ vi phạm các quy định của WTO khi áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gọi tắt là vụ việc DS536.Đến năm 2020, sau khi ban hội thẩm WTO có dự thảo phán quyết vụ việc gửi cho các bên liên quan trước khi công bố chính thức, phía Mỹ đã đề xuất Việt Nam cùng đề nghị hoãn ban hành báo cáo của ban hội thẩm để thương lượng một giải pháp song phương, nhằm giải quyết vụ việc DS536Như vậy, sau 7 năm khởi kiện và gần 5 năm thương lượng, với thỏa thuận đã ký, Mỹ và Việt Nam đã đạt được giải pháp song phương, chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại WTO.Cũng theo thỏa thuận được ký kết, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đủ điều kiện dỡ bỏ thuế theo quy định của Mỹ. Đây cũng là nhà xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ. Bộ Công thương cho biết, đây là lần thứ hai Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận song phương nhằm giải quyết vụ việc tranh chấp tại WTO, trước đó là vụ việc về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm (DS429), đã ký năm 2016.Bộ Công thương đánh giá, việc đạt được giải pháp song phương giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả hai phía Việt Nam - Mỹ. Việt Nam hoan nghênh tinh thần xây dựng, thái độ thiện chí và nỗ lực tìm kiếm giải pháp song phương của phía Mỹ, đặc biệt là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR). Mỹ thực thi phán quyết của WTO góp phần quan trọng trong việc thể hiện thiện chí tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ, khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam. Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ đạt 345 triệu USD, tăng 27% so với năm 2023.
Cả 2 đội cống hiến cho người hâm mộ trận đấu hấp dẫn với nhiều pha ghi điểm đẹp mắt. Kết thúc nửa đầu trận đấu, CLB Saigon Heat tạo khoảng cách 11 điểm trước đối thủ Nha Trang Dolphins. Các cầu thủ Nha Trang Dolphins, nhất là ngoại binh Robert Sampson nỗ lực trám vào vị trí mà Dominique Tham để lại.
Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vy - người mẹ thứ hai trong đời
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.