Huỳnh Uyển Ân trở thành 'cô dâu hào môn'
Câu hỏi được nêu ra tại hội thảo "Áp dụng bảng giá đất theo luật Đất đai 2024: Những vấn đề đặt ra" do Reatimes tổ chức chiều 9.1. Bày tỏ băn khoăn về bất cập trong định giá đất, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Tập đoàn GP Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, cho biết điều này đang gây ra ách tắc và bức xúc rất lớn cho doanh nghiệp. Ông dẫn chứng dự án đã có quyết định giao đất cách đây 9 tháng, nhưng đến nay vẫn chưa định được giá đất. Một dự án của doanh nghiệp khác 2 năm chưa định giá đất, thậm chí có dự án nhà xây xong vẫn chưa định được giá đất.Đặc biệt, ông Hiệp lo ngại giá đất lên cao ảnh hưởng sức hút của nền kinh tế. Các cụm công nghiệp hiện có 80 - 90% tỷ lệ lấp đầy, do chi phí nhân công rẻ, chi phí đất đai hợp lý, logistics thuận lợi. Nhưng nếu bớt đi yếu tố đất đai, trong khi nhân công ngày càng đắt lên thì Việt Nam có còn là điểm sáng thu hút đầu tư của Đông Nam Á nữa không?Chủ tịch Tập đoàn GPInvest cho rằng cách tính giá đất hiện nay chưa tính đến lợi ích của doanh nghiệp. "Ở đâu lại có chuyện chỉ trong 1 năm, quyết định giao đất ở trong cùng một khu vực, cùng một thửa đất cách nhau 4 tháng, giá đất tăng 40%, nhanh hơn cả tốc độ lạm phát?", ông Hiệp nói và đề xuất Bộ TN-MT có hướng dẫn cụ thể cho địa phương, nhất là tính giá đất theo phương pháp thặng dư.Chia sẻ quan điểm này, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, 25 địa phương đã tiến hành điều chỉnh bảng giá đất với mức tăng nhiều lần. Tại TP.HCM, mức tăng thấp nhất là ở Q.3 với 2,7 lần, trong khi H.Hóc Môn có mức tăng cao nhất, lên đến 38 lần. Lần điều chỉnh đầu tiên có thể chưa ảnh hưởng ngay đến thị trường bất động sản, tuy nhiên sau đó có thể nảy sinh ở khâu mua đất và bồi thường, khi đó giá đất sẽ bị đẩy lên rất cao, gây mất cân bằng thị trường. Nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư chưa được đảm bảo. Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, thực tế để bảng giá đất thấp hay cao đều có những ý kiến "kêu ca". Mấu chốt giải quyết vấn đề theo ông là bảng giá đất phải tương đương, phù hợp thị trường. Điều này được quy định từ luật Đất đai 2013 nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Ông Võ cho rằng đây là câu chuyện chính sách của nhà nước, áp dụng thế nào để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội chính là do chính sách điều tiết của Nhà nước.Từ góc độ quản lý nhà nước, ông Vương Duy Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho biết cần nhìn nhận những vướng mắc liên quan đến việc xác định giá đất và tính tiền sử dụng đất trong quá trình triển khai các dự án bất động sản nằm ở quy định pháp luật hay trong khâu triển khai thực hiện?"Với các quy định pháp luật đã được ban hành, không có vướng mắc nào về mặt pháp lý trong việc tính toán giá đất. Việc chậm trễ trong quá trình tính toán chủ yếu do khâu tổ chức triển khai thực hiện", ông Dũng nêu.Về thực tế giá đất tăng cao ảnh hưởng đến việc triển khai và giá các dự án bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng cần phân tích rõ hơn mức độ tác động. Theo ông Dũng, chi phí sử dụng đất chỉ là một phần, giá bất động sản tăng có thể do các yếu tố khác như chi phí đầu tư xây dựng, chi phí bán hàng... Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng), cho rằng khó nhất trong định giá đất là hài hòa được lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Người dân khi nhận bồi thường thì sẽ muốn giá cao, nhưng khi mua nhà lại mong muốn mua được nhà giá rẻ, vậy hài hòa ở chỗ này nên như thế nào?Về giá đất có doanh nghiệp nói chiếm 15%, doanh nghiệp nói 45% trong việc cấu thành giá bán sản phẩm. Do đó, theo ông cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nghiên cứu và có thể đưa các kiến nghị để có thể điều chỉnh các nghị định hướng dẫn thi hành.Choáng: Vàng SJC tiến lên 90 triệu đồng/lượng
Chiều 5.3, ông Lê Phan Duy, Phó giám đốc Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết đơn vị đã có công văn thông báo phương án tổ chức phân luồng giao thông trong thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới trên QL1, đoạn qua tỉnh Quảng Nam (đợt 2).Theo ông Duy, cầu Câu Lâu mới đã được Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt dự án sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông.Căn cứ văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam về phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường ven biển ĐT.603B và ĐT.619 tỉnh; các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.Khu quản lý Đường bộ 3 thông báo phương án phân luồng giao thông khi sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 2) thời gian cấm xe ô tô lưu thông qua cầu, phân luồng đảm bảo giao thông bắt đầu từ 8 giờ ngày 15.3 dự kiến đến 16 giờ ngày 30.3.Các phương tiện được phép lưu thông qua cầu trong thời gian phân luồng để sửa chữa cầu gồm:- Xe cứu thương (lưu thông qua cầu với vận tốc tối đa 20 km/giờ).- Xe buýt tuyến TP.Đà Nẵng - TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) có tải trọng dưới 5 tấn (chỉ được lưu thông qua cầu từ 6 giờ - 19 giờ hằng ngày, vận tốc tối đa 10 km/giờ và xe qua từng chiếc một).Phương án phân luồng giao thông với ô tô trên QL1 khu vực cầu Câu Lâu mới: Hướng từ Bắc vào Nam: Xe có tải trọng trên 24 tấn và xe sơ mi rơ moóc, xe kéo rơ moóc. Các phương tiện lưu thông trên tuyến hầm Hải Vân - Túy Loan sẽ di chuyển thẳng vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam hoặc có thể lựa chọn xuống tại các nút giao cao tốc Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Các phương tiện lưu thông trên tuyến QL14B khi đến nút giao Túy Loan, rẽ vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam hoặc có thể lựa chọn xuống tại các nút giao Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Các phương tiện lưu thông trên tuyến QL1 đến nút giao QL1 với QL14B (ngã ba Hòa Cầm) rẽ trái di chuyển lên QL14B, sau đó tiếp tục rẽ trái di chuyển vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam, có thể lựa chọn xuống tại các nút giao cao tốc Hà Lam, Tam Kỳ, Chu Lai.Hướng từ Nam ra Bắc:Từ QL.1 rẽ trái lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tại nút giao cao tốc Chu Lai, TP.Tam Kỳ, Hà Lam để đi ra bắc. Ngoài ra, các phương tiện có thể chọn từ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi về lại QL1 tại nút giao QL14B.Đối với xe con, xe khách, xe tải có tải trọng trên 10 tấn khi lưu thông từ Bắc vào Nam:Các phương tiện khi đến nút giao ngã tư giữa QL1 và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Bến xe khách phía nam TP.Đà Nẵng) tại Km939+561, rẽ trái vào đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tiếp tục đi thẳng đến nút giao với đường Trường Sa (đường ven biển), rẽ phải đi theo Trường Sa, đi thẳng đến đường Lạc Long Quân rồi rẽ phải vào đường Võ Chí Công qua cầu Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam), tiếp tục di chuyển theo hướng đường Võ Chí Công, sau đó rẽ phải vào các đường theo biển chỉ dẫn (để vào QL14E, QL40B, nút ra cầu vượt Trường Hải, ĐT.620) để ra QL1 đi vào Nam.Các phương tiện khi đến nút giao giữa đường tránh TT.Vĩnh Điện với đường QL1 (cũ) tại Km947+00 QL.1, các phương tiện trên đi vào QL1 (cũ) khoảng 1,15 km, sau đó rẽ phải vào đường Phan Thúc Duyện, đi tiếp đến ngã ba giao với đường ĐT609, tiếp tục di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam.Ngoài ra, đối với xe tải có tải trọng 10 tấn, xe tải dưới 24 tấn thì các phương tiện khi đến nút giao giữa đường tránh TT.Vĩnh Điện với đường QL1 (cũ) tại Km947+00, các phương tiện trên đi vào QL1 (cũ) khoảng 1,15 km, sau đó rẽ phải vào đường Phan Thúc Duyện, đi tiếp đến ngã ba giao với đường ĐT609, tiếp tục di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi vào phía nam.Hướng từ Nam ra Bắc:Đối với các loại xe con, xe khách, xe tải có tải trọng trên 10 tấn, các phương tiện di chuyển đến nút giao giữa QL1 và QL40B (TP.Tam Kỳ), rẽ phải vào QL40B, đi thẳng theo hướng biển, rồi rẽ trái vào đường Võ Chí Công (đường ven biển), đi thẳng đường Võ Chí Công qua cầu Cửa Đại, tiếp tục di chuyển theo hướng đường Võ Chí Công sau đó rẽ trái vào đường Lạc Long Quân, đi thẳng Lạc Long Quân, Trường Sa (đường ven biển) đến nút giao với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, rẽ trái vào đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi tiếp tục đi thẳng đến nút giao với QL1 rồi rẽ phải vào QL1 để đi ra phía bắc; hoặc đến nút giao QL1 và QL40B rẽ trái vào QL40B để lên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra bắc.Các phương tiện khi đến nút giao tại Km972+200 QL1 với QL14E (ngã ba Cây Cốc, TT.Hà Lam) rẽ trái lên QL14E di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Đối với xe tải có tải trọng 10 tấn và xe tải dưới 24 tấn thì các phương tiện khi di chuyển đến nút giao QL1 và QL40B (địa phận TP.Tam Kỳ) rẽ trái vào QL40B để di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Ngoài ra, khi các phương tiện khi đến nút giao tại Km972+200 QL1 với QL14E (ngã ba Cây Cốc) rẽ trái lên QL14E di chuyển lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đi ra phía bắc.Riêng đối với phương án phân luồng từ xa thì các phương tiện khi lưu thông trên tuyến QL1 không có nhu cầu nhận, trả hàng và đón, trả khách trên địa bàn các huyện, thị xã: Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình (Quảng Nam), khuyến cáo lưu thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường Hồ Chí Minh.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ trưa 23.12.2024, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam đặt rào chắn, biển cấm ô tô, xe khách, xe tải trên QL1 đoạn qua Quảng Nam để phân luồng, đảm bảo giao thông phục vụ cho việc sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1). Riêng xe buýt, xe cứu thương, xe công vụ được phép qua lại cầu bình thường.Sau thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1) đã hoàn thành các hạng mục chính của công trình theo hồ sơ thiết kế, và đảm bảo thông xe an toàn thông suốt nên đã thông báo các loại phương tiện được phép lưu thông qua cầu bình thường kể từ 8 giờ sáng 30.12.2024.
Không thể tắt Bluetooth hoàn toàn trên Android 15
Trong khi đó, Xpander cũng được đánh giá cao về độ thực dụng khi đã có bệ tì tay dành cho người lái. Hàng ghế trước trang bị chỉnh tay, trong khi hàng ghế 2 và 3 có cơ chế gập phẳng cực kỳ linh hoạt, vừa tối ưu để chở người, vừa có thể sử dụng để vận chuyển hàng hóa hay hành lý khi cần thiết
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành vui mừng thông báo thành tích đầu tiên của phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ dù chưa ra rạp. Nam đạo diễn tiết lộ tác phẩm có sự góp mặt của Tiểu Vy, Kỳ Duyên đã có hơn 45.000 vé được đặt trước, trở thành phim Việt chiếu tết có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại. Chia sẻ về thành tích này, Trấn Thành bày tỏ niềm hạnh phúc. Anh viết trên trang cá nhân: “Thành tích đầu tiên trước giờ khai quân. Cuối năm quý vị bận bịu sắm sửa, trang hoàng nhà cửa mà vẫn thương đặt vé cỡ này thì tụi em vô cùng biết ơn. Lỡ rồi, đặt nữa đi, tới đi anh em ơi”. Dưới phần bình luận, nhiều người gửi lời chúc mừng, đồng thời dự đoán phim mới của Trấn Thành sẽ gây sốt phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ tứ báo thủ quy tụ dàn diễn viên gồm nghệ sĩ Lê Giang, Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm, Uyển Ân, Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Quốc Anh… Phim mang màu sắc hài hước, hứa hẹn mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả trong dịp tết. Có thể thấy với tác phẩm lần này, Trấn Thành tìm hướng đi mới, khác với các phim mang màu sắc chính kịch về đề tài gia đình trước đó. “Với tôi, việc được đứng đây mỗi năm để giới thiệu một dự án tâm huyết và nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả là một niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Bà con mình ai cũng muốn tết nhiều niềm vui. Ba năm đã khóc rồi thì năm nay cười lại", anh chia sẻ. Trước đó, Trấn Thành là đạo diễn nghìn tỉ đầu tiên của thị trường phim Việt nhờ thành tích của Bố già (427 tỉ đồng), Nhà bà Nữ (475 tỉ đồng) và Mai (520 tỉ đồng). Trấn Thành nói anh không kỳ vọng nhiều về câu chuyện doanh thu mà đặt tinh thần thoải mái khi thực hiện Bộ tứ báo thủ. Thông qua đó, nam diễn viên mong muốn mang đến một tác phẩm vui vẻ, phù hợp với không khí ngày tết. “Và Thành đón nhận mọi kết quả đến từ Bộ tứ báo thủ. Nó như một trải nghiệm mới mà Trấn Thành muốn thử sức với ba diễn viên trẻ”, anh cho hay.Năm nay, thị trường phim tết được đánh giá sôi động vì ngoài Bộ tứ báo thủ còn có sự đổ bộ của Nụ hôn bạc tỷ (Thu Trang đạo diễn) và Yêu nhầm bạn thân (Nguyễn Quang Dũng - Diệp Thế Vinh đạo diễn). Cuộc chiến của 3 tác phẩm này khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Cầu không có lan can gây nguy hiểm
Ngày 30.12, ông Kaneda Hiroki, Tổng giám đốc công ty cung cấp số liệu trên tại Nhà máy Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM).Theo ông Kaneda Hiroki, Acecook là công ty đến từ Nhật Bản có 65 năm kinh nghiệm sản xuất mì ăn liền. Tới nay, công ty hoạt động tại thị trường Việt Nam 30 năm. Và từ năm 2013, Acecook bắt đầu mở cửa cho người tiêu dùng tham quan nhà máy miễn phí."Trung bình có 10.000 khách tham quan 4 nhà máy ở Hưng Yên, Đà Nẵng, TP.HCM và Vĩnh Long mỗi năm. Người tiêu dùng thường có cái nhìn tiêu cực về mì ăn liền. Vì vậy, hoạt động này giúp họ quan sát toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, qua đó, xây dựng được lòng tin", Tổng giám đốc chia sẻ.Ông Kaneda Hiroki cho biết, năm 2024, Việt Nam tiêu thụ hơn 8 tỉ gói mì ăn liền, trong tổng số 100 tỉ gói toàn thế giới. Dẫn đầu mức tiêu thụ là Trung Quốc, tiếp đó Indonesia, Ấn Độ. "Nếu lấy tổng tiêu thụ chia tổng dân số sẽ được trung bình tiêu thụ đầu người. Việt Nam có lượng tiêu thụ mì ăn liền đầu người cao nhất thế giới với khoảng 81 gói, Thái Lan 78 và Hàn Quốc 56", ông Kaneda Hiroki nhận định.Ông Kaneda Hiroki cho biết, đến tháng 6.2024, Acecook Việt Nam đã tiến hành đổi từ ly nhựa sang ly giấy cho dòng sản phẩm mì ly Modern, mì tô Nhớ, mì ly Caykay, mì ly Zeppin và sắp tới là mì ly Handy Hảo Hảo. Những cải tiến này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt."Năm 2025, Acecook Việt Nam đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch cho tất cả các nhà máy, đồng thời, sử dụng năng lượng xanh từ điện mặt trời để sản xuất mì ăn liền. Cụ thể, sản lượng điện trung bình khoảng 900.000 kWh mỗi năm, đủ để sản xuất 3,6 triệu gói mì Hảo Hảo", Tổng giám đốc cho biết.Chuyến tham quan nhà máy Acecook lần này do Trung tâm Báo chí TP.HCM tổ chức dành cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài tại thành phố.