Lo sợ bị quấy rối, sàm sỡ khi đi xe khách
Bất chấp vẫn còn hàng loạt khó khăn bủa vây, thị trường ô tô Việt Nam vẫn khép lại năm 2024 với những tín hiệu đầy lạc quan. Nỗ lực của các nhà sản xuất, phân phối cùng với sự trợ lực từ chính sách… đã góp phần vực dậy sức mua trên thị trường sau khi đã sụt giảm đáng kể vào năm 2023. Cùng với việc tăng mua sắm ô tô mới, sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng ô tô Việt Nam càng được thể hiện rõ trong năm 2024.Sau bước chạy đà doanh số không mấy khả quan trong giai đoạn đầu năm, cùng phong độ doanh số khá phập phù kéo dài đến hết quý 2/2024. Bắt đầu từ quý 3/2024 thị trường ô tô bắt đầu cho thấy tín hiệu hồi phục khi doanh số bán ô tô mới liên tiếp tăng trưởng, qua đó khép lại năm 2024 với thành tích đáng khích lệ. Theo số liệu bán hàng được Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố, trong năm 2024, doanh số bán ô tô các loại của các thành viên thuộc VAMA đạt tổng cộng 340.142 xe ô tô các loại, tăng 38.153 xe tương đương 12,6% so với năm 2023. Kết quả này, cộng với 67.168 xe ô tô Hyundai do TC Motor lắp ráp, phân phối ra thị trường, tổng lượng ô tô sử dụng động cơ đốt trong, cũng như hybrid và Plug-in hybrid… tiêu thụ tại Việt Nam năm 2024 đạt 407.310 xe, cao hơn khoảng 12% so với năm 2023.Thậm chí, nếu tính luôn cả doanh số bán ô tô điện của VinFast (đạt hơn 87.000 xe), trong năm 2024 người Việt đã mua sắm khoảng 500.000 xe ô tô mới các loại. Con số này còn chưa bao gồm doanh số bán hàng của các thương hiệu ô tô nhập khẩu như Mercedes-Benz, Audi, Jaguar Land Rover, Volvo, Nissan, MG… cũng như gần chục thương hiệu ô tô Trung Quốc đã gia nhập thị trường Việt Nam.Như vậy, sau khi sụt giảm trong năm 2023, bước sang năm 2024 thị trường ô tô đã tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số. Kết quả này một phần đến từ chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ khi lần thứ tư ban hành chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, áp dụng theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 9 - 11.2024. Chỉ trong khoảng thời gian này, các doanh nghiệp phân phối ô tô đã bán ra thị trường hơn 86.000 ô tô mới các loại. Trong khi đó, ô tô thuần điện chạy bằng pin cũng được ưu đãi lệ phí trước bạ ở mức 0%. Đặc biệt cũng phải kể đến nỗ lực của các nhà sản xuất, phân phối trong việc liên tục tung ra thị trường những mẫu mã mới, đồng thời liên tục áp dụng chương trình ưu đãi, giảm giá xe để thu hút khách hàng.Cùng với nhu cầu mua sắm ô tô mới gia tăng, năm 2024 cũng cho thấy sự thay đổi rõ nét về thị hiếu cũng như xu hướng chọn mua ô tô của người Việt. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, người Việt không còn đổ tiền vào các dòng ô tô hạng sang, thay vào đó ô tô tầm giá từ 400 - 800 triệu đồng là những dòng xe được chọn mua nhiều nhất. Cụ thể, các phân khúc như SUV đô thị, Crossover hạng B, sedan hạng B hay MPV có tầm giá dưới 800 triệu đồng là những phân khúc hút khách nhất thị trường.Bên cạnh đó, trong xu hướng chuyển đổi xanh, người Việt cũng không còn quá e ngại với các dòng ô tô năng lượng mới như ô tô thuần điện, xe hybrid lai xăng - điện, hay xe hybrid cắm sạc - Plug-in hybrid. Theo VAMA, gần 10.000 xe ô tô hybrid mới đã đến tay khách hàng Việt Nam trong năm 2024. Trong khi ô tô thuần điện đạt doanh số bán gần 90.000 xe, trong số này ô tô điện VinFast vẫn chiếm đa số. Ngoài việc giảm khí thải ra môi trường, tính kinh tế trong quá trình sử dụng cũng là yếu tố tạo động lực để người Việt chuyển sang sử dụng ô tô điện, hybrid…Xét về kiểu loại, năm 2024 tiếp tục cho thấy sự áp đảo ngày càng lớn của các dòng ô tô gầm cao. Trong số hơn 340.000 ô tô mới được các thành viên VAMA phân phối đến tay khách hàng, có đến gần 188.000 xe ô tô gầm cao thuộc dòng SUV (chiếm 83.002 xe), Crosssover (28.923 xe), MPV (52.723 xe) và xe bán tải (23.163 xe)… Trong khi đó, dòng sedan truyền thống chỉ đạt 47.521 xe, giảm hơn 5.000 xe so với năm 2023.Bước sang năm 2025, xu hướng người Việt mua sắm ô tô chuộng xe gầm cao đa dụng được dự báo sẽ tiếp diễn. Trong khi đó, ô tô điện cũng như xe hybrid dự kiến cũng sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng.Giải bóng rổ VBA 2023: CLB Danang Dragons gây khó cho Saigon Heat
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
Game Việt Ninja Huyền Thoại chính thức ra mắt
Liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân, đến nay Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với H'Nguyên Niê Kdăm (40 tuổi), Nguyễn Thanh Nhàn (37 tuổi), Nguyễn Trần Trung Hiếu (25 tuổi) cùng trú tại xã Ea Phê (H.Krông Pắc, Đắk Lắk và Nguyễn Thị Bích Ngọc (36 tuổi, trú TP.Bến Tre, Bến Tre) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Bước đầu, các bị can khai nhận từ đầu năm 2024, thông qua ứng dụng Telegram, H'Nguyên đã liên hệ với một đối tượng không rõ lai lịch để nhận cầm đầu nhóm này tổ chức hoạt động lừa đảo trên không gian mạng và phân chia cho Nhàn, Hiếu và Ngọc nhiệm vụ quản lý.Sau đó, H'Nguyên lên mạng xã hội tuyển nhân viên. Với mỗi cuộc gọi thành công, nhân viên sẽ được trả công 30.000 đồng, mỗi ngày 1 nhân viên được trả khoảng 300.000 - 600.000 đồng.Hàng ngày, các nhân viên gọi điện cho khách hàng với kịch bản do H'Nguyên cung cấp, giả danh nhân viên Công ty TNHH công nghệ TikTok gọi điện cho khách hàng với nội dung "khách hàng may mắn trúng thưởng phần quà từ TikTik" và đề nghị cung cấp thông tin cá nhân để nhận quà tri ân 0 đồng; tham gia làm việc tại nhà bằng cách xem video, like tăng tương tác để nhận tiền thưởng. Sau đó, yêu cầu kết bạn Zalo với tài khoản của "công ty" để gửi địa chỉ nhận quà. Khi đã tạo được lòng tin, các đối tượng sẽ đưa các nhiệm vụ "thương mại điện tử" và hứa hẹn khách hàng sẽ được nhận tiền hoa hồng khi mua các sản phẩm của "công ty" cung cấp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, "công ty" sẽ trả lại số tiền ban đầu và trả thêm từ 20 - 30% tiền hoa hồng.Đối với các giao dịch có số tiền nhỏ thì khách hàng được nhận lại đầy đủ như thỏa thuận đề tạo lòng tin. Nhưng khi thực hiện các giao dịch với số tiền lớn thì các đối tượng lại đưa ra nhiều lý do như sai cú pháp, sai lệnh… để khóa tài khoản của khách hàng và chiếm đoạt tiền.Các nhóm nhân viên Telesale của H'Nguyên quy định sau 15 ngày sẽ xóa toàn bộ dữ liệu để tiêu hủy chứng cứ.Cảnh sát xác định hàng ngày các đối tượng sử dụng thông tin trái phép của khoảng 50.000 người dân, thực hiện trên 100.000 cuộc gọi để thực hiện hành vi lừa đảo.Qua thống kê sơ bộ, các đối tượng trong đường dây đã chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng. Nhiều người dân đã bị nhóm lừa đảo trên chiếm đoạt số tiền rất lớn, thậm chí có người đã bị lừa mất hơn 1 tỉ đồng. Và nhóm đối tượng ở tỉnh Đắk Lắk đã được trả công hơn 200 tỉ đồng.Từ tháng 8.2024 đến nay, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với A05 đấu tranh, triệt phá đường dây này. Quá trình điều tra, ban chuyên án đã làm rõ 57 đối tượng liên quan, thu 45 máy tính các loại, 63 điện thoại, 41 xe máy, 180 GB dữ liệu cùng nhiều tang vật liên quan.Bộ Công an đề nghị những ai bị chiếm đoạt tiền theo phương thức nêu trên thì liên hệ điều tra viên Phạm Tú Anh theo số điện thoại 0966639569 hoặc Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk tại 58 Nguyễn Tất Thành (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để được hướng dẫn giải quyết.
Đội danh dự rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ khai mạc
Sát hại hai mẹ con người tình rồi tự tử bất thành
Bước sang năm 2024, các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động bán lẻ và ứng dụng số hóa như là kênh giao tiếp then chốt và tiếp cận khách hàng. Trong nhóm các ngân hàng tư nhân, SHB cũng như nhiều các ngân hàng khác đều chú trọng đầu tư chọn lọc công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và phát triển các sản phẩm dịch vụ số.