Hàng loạt xe máy ở TP.HCM bỗng không mở được khóa: Cách xử lý thế nào?
NCB và Miu Lê mang thông điệp ‘Mơ là phải Mở’ đến cộng đồng yêu nhạc
Tết đến, xuân về là dịp để mỗi người tận hưởng niềm vui đoàn tụ và khởi đầu một năm mới trọn vẹn ý nghĩa. Hiểu được tâm lý của khách hàng, BYD - thương hiệu xe năng lượng mới hàng đầu, đã chính thức khởi động chương trình ưu đãi đặc biệt mang tên BYD Đắc Lộc - Xe Đắc Ý. Chương trình này hứa hẹn mang đến những giá trị vượt trội và trải nghiệm hoàn hảo cho những ai lựa chọn đồng hành cùng BYD trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.Từ ngày 9.1.2025 đến hết ngày 28.2.2025, khách hàng mua các dòng xe BYD DOLPHIN, BYD ATTO 3 Premium và BYD SEAL Performance sẽ được tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn gồm 1 năm bảo hiểm vật chất, gói bảo dưỡng 6 năm, tặng ốp gầm bảo vệ pin chính hãng BYD và đặc biệt là lì xì tiền mặt lên đến 10 triệu đồng. Những phần quà hấp dẫn này không chỉ bảo vệ chiếc xe trong suốt quá trình sử dụng mà còn khẳng định cam kết của BYD về việc đồng hành cùng khách hàng trong mọi tình huống.Bên cạnh đó, khách hàng mua xe trong thời gian khuyến mại còn được hưởng ưu đãi 0% lệ phí trước bạ. Đây là cơ hội tuyệt vời để khách hàng tiết kiệm chi phí đáng kể khi mua xe mới. Không chỉ hỗ trợ tài chính, ưu đãi này còn giúp khách hàng dễ dàng sở hữu chiếc xe mơ ước mà không phải lo lắng về khoản lệ phí trước bạ thường thấy.Không chỉ dừng lại ở những ưu đãi hấp dẫn, chương trình BYD Đắc Lộc - Xe Đắc Ý còn mang đến một thông điệp sâu sắc: chọn BYD không chỉ là chọn một phương tiện di chuyển mà còn là chọn một phong cách sống hiện đại, thân thiện với môi trường. Với công nghệ tiên tiến và thiết kế đẳng cấp, các dòng xe BYD không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn khẳng định gu thẩm mỹ và giá trị cá nhân của người sở hữu.Trong bối cảnh thị trường ô tô đang ngày càng chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng xe điện, BYD đã và đang là cái tên nổi bật với những đột phá công nghệ và cam kết vì một tương lai xanh. Việc tham gia chương trình ưu đãi dịp tết này không chỉ là cách để khách hàng sở hữu các dòng xe BYD đầy đặc biệt mà còn là sự đầu tư cho tương lai bền vững.Với đội ngũ nhân viên tận tâm và hệ thống showroom, đại lý trải rộng khắp cả nước, BYD cam kết mang đến dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, từ khâu tư vấn mua xe, hỗ trợ tài chính đến hậu mãi sau bán hàng. Mỗi chiếc xe rời khỏi showroom không chỉ là một sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là niềm tin, sự hài lòng mà BYD dành tặng cho khách hàng.Chương trình BYD Đắc Lộc - Xe Đắc Ý là cơ hội hiếm có để mọi người bắt đầu năm mới Ất Tỵ với một người bạn đồng hành hoàn hảo trên mọi chặng đường. Chương trình này hiện đang được triển khai các đại lý BYD gần nhất để trải nghiệm, lựa chọn và nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn này. Đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành chủ nhân của một chiếc xe BYD đẳng cấp cùng vô vàn lợi ích thiết thực chỉ trong dịp tết này!
Trao tiền bạn đọc hỗ trợ những hoàn cảnh thương tâm
Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 16.2 tuyên bố sẵn sàng và sẵn lòng đưa binh sĩ Anh sang Ukraine để gìn giữ hòa bình nếu các bên đạt thỏa thuận chấm dứt chiến sự.Ngày 17.2, Đài phát thanh Thụy Điển dẫn lời Ngoại trưởng Maria Malmer Stenergard cho biết quốc gia Bắc Âu này cũng không loại trừ khả năng đưa quân sang Ukraine để gìn giữ hòa bình hậu chiến sự."Bây giờ, trước tiên chúng ta phải đàm phán cho một nền hòa bình công bằng và bền vững, tôn trọng luật quốc tế, tôn trọng Ukraine và trước hết là đảm bảo Nga không thể rút lui để xây dựng sức mạnh mới và tấn công Ukraine hay nước nào khác trong vài năm. Một khi chúng ta có hòa bình như vậy, chúng ta cần đảm bảo nó được duy trì và chính phủ không loại trừ bất cứ điều gì", bà Stenergard nói.Phát biểu của lãnh đạo Anh và nhà ngoại giao Thụy Điển được đưa ra khi các lãnh đạo châu Âu chuẩn bị họp khẩn tại Paris trong ngày 17.2 để bàn thảo kế hoạch tiếp theo cho Ukraine. Hội nghị được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi sau khi châu Âu không được mời tham gia bước đầu đối thoại về hòa bình Ukraine giữa Mỹ và Nga, đồng thời giới chức chính quyền Washington bắn tín hiệu rút bớt sự hỗ trợ an ninh cho châu Âu.Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và đại diện Nga dự kiến gặp nhau tại Ả Rập Xê Út trong ngày 17.2 để bắt đầu kế hoạch đàm phán. Theo AFP, ông Rubio vừa có mặt tại nước vùng Vịnh sau khi kết thúc chuyến thăm Israel.Mặt khác, Ukraine cũng không được mời dự đối thoại giữa Mỹ và Nga lần này dù ông Rubio nói Kyiv và châu Âu sau cùng sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán thực sự để chấm dứt xung đột. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 16.2 tuyên bố không bao giờ chấp nhận bất kỳ quyết định nào giữa Mỹ và Nga về kết quả đàm phán hòa bình nếu thiếu Ukraine.
Một số phụ nữ xem chồng mình là “người phụ thuộc” vì họ ít giúp đỡ việc nhà
Nồi bún riêu 300 lít độc lạ ở TP.HCM vẫn hết sạch, chủ không dám nghỉ vì sợ khách nhớ
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.