Kiên Giang: Phát hiện nhiều người sử dụng ma túy trong nhà trọ, có cả súng
Theo PhoneArena, các báo cáo cho thấy dòng iPhone 17 có thể sẽ được trang bị cụm camera sau tương tự như trên Google Pixel 9 và các thế hệ trước đó. Giờ đây, sự kết hợp giữa các hình ảnh rò rỉ với công nghệ in 3D đã mang đến cho người dùng cái nhìn đầu tiên về diện mạo của những chiếc điện thoại này trong đời thực.Cụ thể, iPhone 17 Air dự kiến sẽ sở hữu cụm camera sau mỏng với ống kính duy nhất, trong khi iPhone 17 Pro Max sẽ có phần lồi lớn hơn, chứa ba camera mang tính biểu tượng cùng đèn flash được đặt ở đầu xa của cụm camera.Sự thay đổi này đã gây ra nhiều tranh cãi. Một số người hoan nghênh sự đổi mới sau nhiều năm giữ nguyên diện mạo cũ, trong khi những người khác bày tỏ lo ngại về việc sản phẩm sắp tới có thể bị nhầm lẫn với đối thủ. Nhiều người cho rằng việc sao chép thiết kế từ Google Pixel có thể là một sai lầm, khiến iPhone 17 mất đi bản sắc riêng.Cũng có nhiều ý kiến trái chiều về tính chính xác của những thiết kế rò rỉ. Trong khi một số chuyên gia trong ngành khẳng định đây chính là diện mạo của iPhone 17, cây viết Mark Gurman từ Bloomberg lại cho rằng những thiết kế này dựa trên một bản phác thảo sai. Đáng chú ý, một nguồn tin đáng tin cậy khác cho biết đã xem iPhone 17 Air trong quá trình phát triển và khẳng định các thiết kế hiện tại đã được hoàn thiện và phù hợp với hình ảnh đăng tải. Nếu thông tin này chính xác, iPhone 17 sẽ mang đến sự đổi mới để phá vỡ sự đơn điệu của những mẫu điện thoại trước đó. Ngoài thiết kế mới, người dùng còn có thể mong đợi sự cải tiến của trợ lý ảo Siri, cùng với mẫu cơ bản có tốc độ làm mới cao hơn 60 Hz, từ đó hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.Tuổi trẻ Thanh Hóa ra quân xây dựng đô thị văn minh
"Cơ quan Y tế đã ghi nhận hơn 330 ca tử vong, phần lớn là phụ nữ và trẻ em Palestine, cùng hàng trăm người bị thương, hàng chục người trong tình trạng nguy kịch", AFP dẫn lời ông Mohammed Zaqutng, đứng đầu Cơ quan Y tế Gaza.Ngoài ra, hai nguồn tin của Hamas hôm nay 18.3 nói với AFP rằng các cuộc không kích của Israel vào Gaza vào sáng sớm cùng ngày đã giết chết tướng Mahmud Abu Watfa, đứng đầu cơ quan nội vụ của Hamas.Sau khi Israel nối lại hoạt động không kích ở Gaza, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Israel Katz tuyên bố sẽ tiếp tục chiến đấu ở Gaza cho đến khi các con tin được thả về và "đạt được các mục tiêu chiến tranh của chúng tôi". Ngoài việc đưa các con tin trở về, mục tiêu chiến tranh chính khác của Israel là tiêu diệt Hamas. Một quan chức Israel tiết lộ với AFP rằng chiến dịch quân sự chống lại Hamas dự kiến sẽ được "mở rộng ra ngoài phạm vi không kích". Israel đã ra lệnh đóng cửa tất cả các trường học gần biên giới Gaza.Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố ông đã chỉ thị cho quân đội thực hiện "hành động mạnh mẽ" chống lại Hamas ở Gaza để đáp trả việc lực lượng này từ chối thả con tin và bác bỏ các đề xuất ngừng bắn.Đáp lại, Hamas cáo buộc Israel đã đảo ngược thỏa thuận ngừng bắn, khiến số phận của 59 con tin vẫn bị giam giữ ở Gaza không chắc chắn, theo Reuters. Một quan chức cấp cao của Hamas, Izzat al-Rishq, cáo buộc Israel đã quyết định hy sinh các con tin bằng cách tái khởi động các hoạt động quân sự lớn ở Gaza, phá vỡ giai đoạn tương đối yên bình kể từ lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực vào ngày 19.1. Trong khi đó, lực lượng Houthi ở Yemen đã lên án làn sóng tấn công mới của Israel, tuyên bố sẽ tăng cường các hoạt động của riêng mình để hỗ trợ đồng minh Hamas sau khi đe dọa sẽ tiếp tục các cuộc tấn công vào tàu thuyền của Israel ở biển Đỏ, theo AFP.Houthi, nằm trong "trục kháng chiến" chống lại Mỹ và Israel, đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào các tàu thuyền đi qua biển Đỏ và lãnh thổ Israel trong cuộc xung đột Hamas-Israel ở Gaza, tuyên bố đoàn kết với người Palestine.Sau khi dừng các cuộc tấn công khi lệnh ngừng bắn ở Gaza có hiệu lực, Houthi trong tuần trước đã đe dọa sẽ tiếp tục các cuộc tấn công nếu Israel không dỡ bỏ lệnh phong tỏa viện trợ cho vùng lãnh thổ Palestine bị tàn phá này.
Kiên Giang: Tạm dừng học tập nhóm nữ sinh lớp 8 đánh bạn và quay clip
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.
Ngày 31.12, Chi cục Thủy lợi Bình Định (thuộc Sở NN-PTNT) cho biết, đợt mưa lớn từ ngày 27 - 29.12 khiến 4.549 ha lúa và rau màu của nông dân trong tỉnh bị ngập, hư hỏng và nhiều diện tích đất không thể sản xuất, gieo trồng.Trong đó, H.Tuy Phước là nơi có diện tích lúa mới xuống giống bị ngập nhiều nhất tỉnh Bình Định. Ông Phạm Quang Ân, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tuy Phước, cho biết đợt mưa từ ngày 10 - 16.12 có 2.300 ha lúa bị ngập phải gieo sạ lại lần 2; đợt mưa từ ngày 22.12 đến nay tiếp tục có thêm 1.010 ha lúa vừa xuống giống tiếp tục bị ngập. Diện tích lúa bị ngập tập trung chủ yếu ở các xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Hiệp và TT.Tuy Phước, gây thiệt hại lớn cho nhiều gia đình nông dân.Không chỉ thiệt hại về cây lúa, mưa kéo dài cũng gây cũng ảnh hưởng đến diện tích sản xuất rau màu, hoa tết của nông dân.Theo ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hiệp (H.Tuy Phước), thường thì đầu tháng 12 hằng năm, nông dân xuống giống trồng khổ qua, dưa leo, hoa màu… để bán tết. Tuy nhiên, năm nay mưa lớn kéo dài nên đất trũng ướt, không thể gieo trồng trên diện tích 13,5 ha nên nhiều gia đình không có rau, nông sản… bán trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.Nhiều gia đình nông dân các huyện Tây Sơn, Phù Mỹ, TX.An Nhơn… ở tỉnh Bình Định cũng lo ngại mưa lạnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc trồng hoa và các loại rau, nông sản để bán trong dịp tết năm nay.Hiện Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định đã yêu cầu các địa phương trong tỉnh tổng hợp tình hình thiệt hại, từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho nông dân khôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai.
U.23 Việt Nam và những toan tính ở tứ kết châu Á
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.