Vì sao NSND Thu Hà, Hồng Diễm nhận 'mưa' lời khen trong 'Trạm cứu hộ trái tim'?
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết 60 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với 7 mặt hàng xăng, dầu mỡ nhờn từ 1.1.2025 - 31.12.2025 tiếp tục được giảm so với quy định, tương đương với mức áp dụng trong năm 2024.Cụ thể, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, trừ ethanol là 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 600 đồng/lít.Mức thuế bảo vệ môi trường này giảm từ 400 - 2.000 đồng/lít, tương ứng từ 40% - gần 67% so với quy định về mức thuế môi trường đối với xăng, dầu, nhiên liệu bay được quy định tại Nghị quyết 579 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội áp dụng từ ngày 1.1.2019.Tại Nghị quyết 579 năm 2018, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, trừ ethanol là 4.000 đồng/lít; nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít; dầu diesel là 2.000 đồng/lít; dầu hỏa là 1.000 đồng/lít; dầu mazut là 2.000 đồng/lít; dầu nhờn là 2.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 2.000 đồng/kg.Đây đã là lần thứ 5 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, nhiên liệu bay trong 6 năm thực hiện Nghị quyết 579 về mức thuế này.Vào tháng 3.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18, giảm một nửa mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, áp dụng từ 1.4.2022 - 31.12.2022. Riêng nhiên liệu bay đã được giảm một nửa thuế bảo vệ môi trường từ 1.1.2022.Tới ngày 6.7.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng này, thời gian giảm từ 1.7 - 31.12.2022. Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng (trừ ethanol), nhiên liệu bay chỉ còn 1.000 đồng/lít; dầu diesel là 500 đồng/lít; dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn là 300 đồng/lít; mỡ nhờn là 300 đồng/kg. Mức này giảm từ 700 - 3.000 đồng, tương ứng từ 75 - 85% so với mức quy định ban đầu.Tới 12.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 30, tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường với mức từ 400 - 2.000 đồng đối với xăng, dầu, nhiên liệu bay trong năm 2023.Mức giảm này tiếp tục được áp dụng trong cả năm 2024 khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 vào cuối năm 2023.Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vấn đề này hôm 25.12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay, khi mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tăng về mức trần trong biểu khung thuế từ ngày 1.1.2025 sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Bởi mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn sẽ làm tăng giá bán lẻ những mặt hàng này; tạo áp lực gia tăng lạm phát, từ đó gây bất lợi trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.Do vậy, để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2025 như quy định tại Nghị quyết số 42 năm 2023, đã áp dụng trong năm 2024.Giá vàng hôm nay 18.5.2024: Bất ngờ tăng sốc
Sáng ngày 9.1, PV Thanh Niên đã có trên đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương, tuyến đường chính từ Đại lộ Bình Dương tới Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, nơi có nhiều tài xế phản ánh về tình trạng ùn ứ giao thông xảy ra thường xuyên vào giờ cao điểm. Theo phản ánh của nhiều tài xế, nguyên nhân dẫn đến ùn ứ giao thông trên đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương do thời gian chờ đèn xanh, đỏ chưa được bố trí hợp lý. Nhiều tài xế sợ bị phạt nguội do người dân chụp hình vi phạm hoặc hình ảnh từ camera hành trình gửi đến cơ quan chức năng."Chẳng hạn như đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư Phạm Ngọc Thạch và Mỹ Phước Tân Vạn ở 2 chiều đường (ra và vào Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương) thời gian chờ đèn đỏ là 90 giây, trong khi đó thời gian đèn xanh chỉ có 25 giây. Chính vì thế, khi đèn đỏ thì phương tiện phải sắp hàng kéo dài, nhưng khi chuyển qua đèn xanh quá ngắn thì chỉ có vài xe phía trước vượt qua, tất cả phải ở lại vì lỡ vượt mà đèn chuyển màu (vàng hoặc đỏ) thì rất dễ bị dính phạt nguội. Vậy là ùn tắc rất khó tránh khỏi", một tài xế bày tỏ bức xúc. Cũng theo phản ánh của tài xế, khoảng cách của ngã tư này cũng khá lớn nên với thời gian 25 giây đèn xanh để vượt qua là rất khó, đặc biệt vào giờ cao điểm.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, vào giờ cao điểm (sáng từ 6 - 8 giờ; chiều từ 16 giờ 30 - 18 giờ 30) đoàn xe ra vào hướng Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương trên đường Phạm Ngọc Thạch ùn ứ kéo dài hơn 1km. Nhiều xe phải chờ 4-5 lượt đèn đỏ (hướng từ Trung tâm hành chính tỉnh ra Đại lộ Bình Dương) mới qua được ngã tư này.Ngoài ra, vào giờ cao điểm, trên đường Mỹ Phước Tân Vạn cấm xe container theo giờ (sáng từ 6- 8 giờ; chiều từ 16 giờ 30 phút - 18 giờ 30 phút) nên lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường này không cao như ở đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương, nhưng có nhiều cán bộ, công chức và người dân đi làm ra, vào thành phố mới Bình Dương khá đông nên tình trạng ùn tắc khó hạn chế được.Tương tự, tại nút giao đường Hùng Vương và Phạm Ngọc Thạch cũng thường xảy ra ùn ứ giao thông, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Cụ thể, tại đèn tín hiệu giao thông trên đường Phạm Ngọc Thạch rẽ vào đường Hùng Vương thời gian đèn đỏ là 70 giây và đèn xanh là 30 giây. Chiều ngược lại đèn xanh là 25 giây và đèn đỏ 70 giây, gây ùn ứ vào giờ cao điểm.Ngày 9.1, lãnh đạo Sở GTVT Bình Dương cho biết sẽ phối hợp với Tổng công ty Becamex và UBND TP.Thủ Dầu Một tiến hành khảo sát và điều chỉnh thời gian của đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Hùng Vương cho phù hợp giảm ùn ứ giao thông tại đây. Lãnh đạo Sở GT-VT Bình Dương cho biết thêm: "Do thời điểm cuối năm nên lưu lượng phương tiện giao thông qua đường Hùng Vương và Phạm Ngọc Thạch khá lớn nên có thể xảy ra ùn ứ cục bộ". Ngoài ra, đại diện Đội CSGT Công an TP.Thủ Dầu Một cũng nhận định, do quy định tăng mức xử phạt vi phạm giao thông và phạt nguội qua hình ảnh, tài xế phải chấp hành các quy định nên khi tham gia giao thông phải thận trọng hơn.
Những thay đổi quan trọng trong tuyển sinh lớp 10
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Xuân quê hương 2025 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng chủ trì tổ chức, với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu kiều bào và thân nhân, cùng khách mời trong nước.Chương trình tiếp tục khẳng định vững chắc mối liên hệ gắn bó giữa kiều bào và đất nước, qua đó, tiếp tục thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy tinh thần yêu nước, hướng về nguồn cội, khích lệ kiều bào gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ của dân tộc.Năm 2025, chương trình Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18.1 đến ngày 20.1.2025 (tức ngày 19 đến ngày 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) với nhiều nội dung phong phú. Trong khuôn khổ chương trình, Chủ tịch nước và phu nhân sẽ chủ trì một số hoạt động ý nghĩa cùng bà con kiều bào cả nước: Lễ Dâng hương tại Điện Kính Thiên, Nghi thức thả cá chép truyền thống vào ngày Tết ông Công ông Táo tại Phủ Chủ tịch…Đặc biệt, trong chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, tiếp sóng trên kênh VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam 20 giờ 10 phút tối chủ nhật ngày 19.1.2025, Chủ tịch nước sẽ phát biểu chúc Tết đến toàn thể bà con kiều bào và đánh trống khai hội mừng xuân.Bên cạnh các hoạt động do Chủ tịch nước chủ trì, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức một số hoạt động cho đoàn 1.000 kiều bào tiêu biểu, gồm: Viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Dâng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, Chào Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chương trình kết nối địa phương. Lãnh đạo Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương vào tối 19.1.2025.VIETART là đơn vị thực hiện chương trình Xuân quê hương 2025, cũng như thực hiện thành công Xuân quê hương trong 8 năm liên tiếp.
David Beckham chiêu mộ ngôi sao cho Inter Miami, thêm nhà vô địch World Cup đến MLS
Năm 2024, hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, Agribank vẫn duy trì ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh, hỗ trợ có hiệu quả để người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ.Agribank đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao, kết quả đạt cao nhất sau 4 năm triển khai Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt 2,2 triệu tỉ đồng, tăng gần 10%; nguồn vốn đạt trên 2 triệu tỉ đồng, tăng 7,6%; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,7 triệu tỉ đồng, tăng 11%, trong đó 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển "Tam nông", chú trọng dành nguồn vốn phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, phát triển công nghiệp, kinh doanh bất động sản, hoạt động tiêu dùng, dịch vụ…Agribank tiếp tục triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Agribank thực hiện nhiều đợt giảm lãi suất cho vay, nghiêm túc công khai lãi suất theo chỉ đạo của NHNN; triển khai 17 chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất với tổng quy mô 457 ngàn tỉ đồng đối với các đối tượng khách hàng.Agribank tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững, từng bước phát triển nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế; triển khai mạnh mẽ các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn trên không gian số, thu thập và làm sạch dữ liệu khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN với số lượng khách hàng và giao dịch trực tuyến lớn nhất trong hệ thống.Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank luôn phát huy trách nhiệm xã hội của "Ngân hàng vì cộng đồng", Agribank ủng hộ gần 700 tỉ đồng triển khai các hoạt động an sinh xã hội. Trước ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 và mưa lũ lịch sử, Agribank chủ động ứng trực, đảm bảo hoạt động thông suốt, kịp thời nắm bắt tình hình, triển khai các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay, cho vay mới, hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp, người dân ổn định cuộc sống, tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh.Agribank tiếp tục được Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận với nhiều giải thưởng danh giá: Ngân hàng duy nhất được vinh danh "Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024"; xếp hạng 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất; các giải thưởng "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam", "Chất lượng Quốc gia", Sao Khuê, "Sao Vàng đất Việt"... Agribank tiếp tục được Moody’s xếp hạng "Ba2", Fitch Ratings xếp hạng "BB+", triển vọng Ổn định, tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam.Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN ghi nhận, nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những kết quả quan trọng mà Agribank đã đạt được trong năm 2024. Ông Đào Minh Tú khẳng định: Năm 2024, kết quả của ngành Ngân hàng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và thu hút vốn FDI trở lại Việt Nam; cùng với toàn ngành, Agribank đã đạt được những kết quả rất ấn tượng, toàn diện, trên nhiều mặt hoạt động. Bước sang năm 2025, ông đề nghị Agribank cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, nỗ lực khắc phục các tồn tại, hạn chế và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao nhất các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ Ngân hàng năm 2025, Nghị quyết 01 của Chính phủ và các Chỉ thị 01, 02 của Thống đốc NHNN sắp ban hành nhằm đạt kết quả cao nhất các nhiệm vụ chính trị Agribank được giao trong năm 2025.Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo từ Lãnh đạo NHNN, ông Phạm Toàn Vượng - Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Agribank khẳng định cùng với việc khắc phục những nội dung còn tồn tại, toàn hệ thống xác định năm 2025 là năm tăng tốc, về đích và đột phá, có ý nghĩa quyết định thực hiện thành công phương án cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Agribank lần thứ X nhiệm kỳ 2020-2025, Đề án chiến lược phát triển Agribank đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Agribank lần thứ XI nhiệm kỳ 2025-2030. Phát huy kết quả đạt được, toàn hệ thống bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Đảng ủy và HĐTV Agribank, tiếp tục tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm, đoàn kết, khắc phục khó khăn, chủ động, linh hoạt triển khai nghiêm túc, quyết liệt, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra.