Messi đạt kỷ lục gì khiến Ronaldo phải chào thua?
Hiện botox cũng chưa được chấp thuận ở Mỹ, mặc dù một số phòng khám tư nhân vẫn sử dụng cho bệnh nhân.Israel xác nhận phó chỉ huy quân sự của Hamas thiệt mạng
Chiều 30.12, đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết đã tiếp nhận thông tin 2 ngư dân trên 2 chiếc tàu cá ở Phú Yên chết bất thường trên biển, chưa rõ nguyên nhân.Theo đó, vào lúc 17 giờ ngày 29.12, Đồn biên phòng Tuy Hòa (Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên) nhận tin báo của ông Nguyễn Hiền Thơ (67 tuổi, ở P.Phú Đông, TP.Tuy Hòa) về tàu cá PY 09505 TS. Tàu cá này dài 15,9 m, công suất 400 CV, trên tàu có 5 lao động, xuất bến ngày 24.12 tại cảng cá Đông Tác (TP.Tuy Hòa) do ông Nguyễn Huỳnh Hiền Thân (69 tuổi) làm thuyền trưởng. Vào khoảng 5 giờ 30 ngày 29.12, khi tàu cá đang hoạt động trên biển thì thuyền trưởng Thân phát hiện anh Lê Anh Sỹ (35 tuổi, ở P.Phú Đông, TP.Tuy Hòa) chết khi đang ngủ, chưa rõ nguyên nhân. Hiện tàu cá đang trên đường vào bờ, dự kiến ngày 31.12 sẽ cập bờ biển thôn Vũng Rô (TX.Đông Hòa).Tiếp đó, vào lúc 7 giờ 20 ngày 30.12, Đồn biên phòng Tuy Hòa nhận tin báo từ bà Nguyễn Thị Thu Hòa (41 tuổi, cũng ở P.Phú Đông) về tàu cá PY 96194 TS. Tàu cá này dài 15,2 m, công suất 400 CV, trên tàu có 6 lao động, xuất bến ngày 24.12 tại cảng cá Đông Tác, do ông Nguyễn Khắc Quy (41 tuổi) làm thuyền trưởng.Vào khoảng 18 giờ ngày 29.12, khi tàu đang hoạt động trên biển thì ông Lê Rổn (58 tuổi, ngư dân trên tàu) xuống thuyền thúng để câu mực. Sau khi lên lại tàu cá, ông Rổn có biểu hiện mệt, khó thở, các ngư dân trên tàu đã thực hiện các động tác cấp cứu nhưng ông Rổn không qua khỏi. Hiện tàu cá đang trên đường vào bờ, dự kiến ngày 2.1.2025 sẽ cập bến Đông Tác (TP.Tuy Hòa).
Bác sĩ FV giúp cụ bà 74 tuổi chiến thắng ung thư trực tràng
Tổ tiên luôn hiện diện qua bài vị - bát hương trên bàn thờ, để chứng nhận thành tựu và giám sát sự sai sót của con cháu. Trước bàn thờ, việc hiếu sẽ trợ lực cho tư tưởng giáo dục khuyến thiện và răn ác, rất nhân văn. Trong nhân sinh quan truyền thống Huế, tổ tiên được "về nhà" trong ngày giỗ và ngày tết. Con cháu phải chu toàn việc phụng dưỡng và kỵ chạp, coi sóc lăng mộ để thực hiện nghĩa vụ thứ hai của chữ hiếu là không để người nhà bị đói cơm rách áo (2 nghĩa vụ còn lại của "tam đại hiếu" là nối dõi và không để người nhà bị coi thường).Sau ngày ông Táo về trời 23 tháng chạp âm lịch, người ta lo dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, thay cát bát nhang và chuẩn bị phẩm vật dâng cúng. Đến khi xong mọi việc hành chính, đồng áng…, thường là ngày 29, 30 tháng chạp, gia đình cúng tất niên để tạ ơn thổ thần, tổ tiên đã phò trợ gia đạo trong năm và mời tổ tiên về ngự trên bàn thờ ăn tết. Đó là thời gian tĩnh lặng, con cháu trở về sum vầy trước tổ tiên nên mâm cúng tất niên càng thiêng liêng. Người phụ nữ dành hết tâm sức, nguồn lực của gia đình để trước cúng (tổ tiên), sau cấp (con cháu hưởng lộc), theo tinh thần tùy gia phong (nhiều ít, tùy gia cảnh), phải lễ bạc lòng thành.Trên nền tảng nông nghiệp lúa nước truyền thống nói chung là nghèo, từ làng xã đến triều đình, tiền nhân đã triết lý hóa mâm cỗ theo hướng Sẻn (dè sẻn) mà Sang (sang trọng), phải Hòa (hài hòa) và Hóa (đa dạng, biến hóa), làm cho chuyện ẩm thực càng thêm nhiều ý nghĩa: ngon về vị giác; lành về dược lý; hài hòa về dinh dưỡng, chất liệu, màu sắc, bối cảnh; trang trọng thiêng liêng về không gian, chủ thể và khách thể; cẩn thận, tỉ mỉ trong cách thể hiện… Như món nem công chả phượng trong "bát trân" ở chốn cung nội, thực sự được làm từ công, phượng với sự cẩn trọng, tinh tế, an toàn tối ưu theo điển chế triều đình. Đấy như là "bản gốc", nhưng cũng có nhiều "phiên bản" khác nữa, cứ giảm dần, trong đời sống hoàng thân quốc thích, quan lại quý tộc thượng lưu, thay thế bằng gà rừng và trong dân gian là gà nhà, chim…; kể cả làm theo lối chay với nguyên liệu phù chúc, khuôn đậu, nấm, trái mít, sa kê, vả, thậm chí là cả cùi mít vốn là một thứ bỏ đi. Đa dạng, biến hóa, tinh tế, sang trọng chính là vậy.Mâm cúng tất niên ở cố đô Huế hội tụ món ăn từ nhiều chất liệu: thịt (gia súc, gia cầm, tự nhiên), thủy hải sản (từ sông, đầm phá, biển) và hệ thảo mộc (rau, củ, quả); được chế biến theo phương thức không sử dụng nhiệt (ăn sống, ăn gỏi, lên men, muối), có sử dụng nhiệt (tái, chín) như chiên, chưng, hầm, hấp, hon, kho, luộc, nấu, nướng, quay, tiềm, thấu, tái, um, xào…Trên mâm cúng, tô canh, tô hầm được bài trí ở giữa theo lối thủy tụ/tụ thủy, giúp định vị các món có nước xung quanh, rồi tới các món khô với thịt cá; ngoài cùng là các món xào, trộn. Hệ nước chấm, nước xốt, nước lèo đa dạng cho từng món ăn cụ thể, với sự điểm tô của gia vị nhiều màu sắc: tỏi, tiêu, ớt, hành, ngò, boa rô… Lại có ớt xanh, ớt chín đỏ, để nguyên trái hay xắt nhỏ, giã nát; tỏi nguyên củ hay lột từng tép, hoặc xắt nhỏ, để trên những đĩa nhỏ với danh xưng là phẩm vị. Gia đình càng có điều kiện thì mâm cỗ càng thịnh soạn, cầu kỳ, điển hình ở chốn cung đình. Từ năm 1793, J.Barrow trong tác phẩm Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792 - 1793 đã thấy phong cách ăn uống của người Huế rất độc đáo. Bởi người Trung Hoa thường bày hết bát đĩa trên bàn, còn người Huế không chỉ bày kín mặt bàn mà còn chồng xếp bát đĩa lên nhau ba bốn lớp, tới hơn 200 cái, rất thịnh soạn và tinh tế.Sau tất niên, tổ tiên "ở lại", con cháu chu toàn chuyện cơm nước trên bàn thờ, biểu tượng hóa thành hệ bánh (chưng, tày, tét, lọc, in, tổ), mứt, dưa cải, dưa món, dầm (thịt, rau, quả) cùng nhiều hoa, quả… Còn lại tùy tâm, tùy sức, con cháu có thể làm mâm cỗ hay đơn giản ăn gì cúng nấy bởi nhu cầu dinh dưỡng ngày tết không cao và tránh lãng phí. Cái nhỏ nhắn, tinh tế rất thiết thực là vậy.Cho nên, mâm cúng tất niên là phong phú nhất, hội tụ kết nối hai cõi âm dương, giúp bồi bổ gia phong, gắn liền hiếu - trung xuyên suốt, giúp ổn định nền tảng xã hội. Mạch nguồn thiêng liêng đó cần được duy trì, xiển dương trong bối cảnh hiện nay, khởi đầu từ chuyện mâm cơm, mâm cúng.Ẩm thực Huế càng ngon, càng ý nghĩa hơn với mâm cúng tất niên, mở ra ngày tết xứ Huế, để Huế xứng danh với "kinh đô ẩm thực". Bóng dáng người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình cũng "rạch ròi", được định vị rõ. Thuở xưa, người đàn ông thành danh ngoài xã hội, chu toàn chữ hiếu, chữ trung cũng nhờ hậu phương vững chãi với những nội tướng phía sau lo nhà cửa, ruộng vườn, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng ông bà cha mẹ, dưỡng dục con cháu. Cái bếp phía đông phòng đỏ lửa, trang bếp thắp hương thường xuyên, kết nối bát hương trên bàn thờ, là hương hỏa, lo cho mâm cơm (hằng ngày) và mâm cúng (kỵ, chạp, tết nhất, sóc vọng) luôn tinh sạch, ngon, lành và trang trọng nhất.Bàn thờ tết xứ Huế được bài trí mang khát vọng an khang, phồn thực. Ngoài mâm cỗ, còn có nếp là tinh hoa trời đất ban cho, với nhiều dưỡng chất, kết dính (xôi, bánh chưng, bánh tét…); có chè, mứt bánh là vị ngọt trời ban. Hoa ở bên trái (đông) tượng trưng cho người phụ nữ với khát vọng đơm bông. Quả ở bên phải (tây) tượng trưng cho người đàn ông, được kết trái với tâm điểm là nải chuối, cho thấy sự chuyển hóa từ màu xanh dần sang vàng, chín đen. Bên trên là những trái trong vườn nhà, ưu tiên loại nhiều hạt (mãng cầu, lựu, dưa hấu, ổi, cam…) với khát vọng sản sinh mãnh liệt.
Theo vài video clip ghi lại những buổi tập của dàn nghệ sĩ tham gia Táo quân 2025, có thể thấy bên cạnh những "gương mặt thân quen" được khán giả chờ đợi sẽ trở lại như NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Quang Thắng, nghệ sĩ Vân Dung… thì những nghệ sĩ trẻ tham gia Táo quân năm nay gồm có Đỗ Duy Nam, Trung Ruồi, Thanh Hương, Dũng "hớn"…Trong dàn nghệ sĩ trẻ có thể thấy Đỗ Duy Nam là gương mặt từng được lựa chọn đóng vai Nam Tào trong Táo quân 2024, thay cho NSND Xuân Bắc. Năm nay, Đỗ Duy Nam cũng đang trong những ngày trên sàn tập nhưng anh không tiết lộ mình có tiếp tục đóng Nam Tào hay không. Theo nguồn tin, NSND Xuân Bắc không tham gia Táo quân 2025 thì rất có thể Đỗ Duy Nam sẽ tiếp tục đảm nhận vai này. "Chúng tôi đang tập phần mở đầu của kịch bản và còn rất là dài", nam diễn viên tiết lộ. Trên sóng phim giờ vàng, Đỗ Duy Nam là diễn viên khá ấn tượng với những vai diễn nhiều màu sắc, hơi quái… Khi được giao vai Nam Tào trong Táo quân 2024, anh nhận được những bình luận trái chiều. Dù rất áp lực nhưng nam diễn viên cho rằng anh chỉ biết làm hết sức, mong muốn đem đến một chương trình Gặp nhau cuối năm thật ý nghĩa cho khán giả trong dịp Tết Nguyên đán.Táo quân 2025 còn có sự tham gia của Trung Ruồi. Đây cũng là gương mặt trẻ được giao vai liên tục trong 2 - 3 mùa Táo gần đây. Anh từng thay thế NSND Công Lý đóng vai Bắc Đẩu trong Táo quân 2022 hay vai quản lý chung cư trong Táo quân 2024. Còn với chương trình năm nay, chưa biết anh sẽ đảm nhận vai gì.Một gương mặt trẻ khác là Dũng "hớn" sẽ tiếp tục đảm nhận vai phó Thiên Lôi trong Táo quân 2025 cùng Anh Đức, Thái Dương. Vai Thiên Lôi sẽ do Tiến Minh đảm nhận. Dũng "hớn" chia sẻ: "Năm nào cũng thế với vai Thiên Lôi, nào là vác những cái búa rất to… cường độ công việc của Thiên Lôi sẽ mệt hơn các bạn kia".Trong số những gương mặt nữ tham gia Táo quân năm nay, Thanh Hương tiếp tục được lựa chọn. Ở mùa Táo năm ngoái, nữ diễn viên sinh năm 1988 đóng vai Luyến "lươn" với nội dung "ăn theo" phim Cuộc đời vẫn đẹp sao do cô đóng nữ chính. Còn Táo quân 2025, phóng viên đã liên lạc với Thanh Hương nhưng cô cho biết chưa thể tiết lộ vai diễn của mình. Ngoài ra còn có diễn viên Thái Sơn cũng sẽ tham gia Táo quân 2025.Theo chia sẻ của NSƯT Chí Trung, trong Táo quân 2025, những gương mặt nghệ sĩ gạo cội sẽ lần lượt vào vai Táo Xuân, Táo Hạ, Táo Thu, Táo Đông với kịch bản được triển khai theo kiểu cuộc thi Đường lên đỉnh thiên cung. NSƯT Quốc Khánh vẫn đảm nhận vai Ngọc Hoàng.
Hương vị của đất ở nhà hàng chay TP.HCM thuộc top 10 thế giới 2023
UBND tỉnh Ninh Bình cũng đề nghị Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về vấn đề quản lý tiền công đức, tiền tài trợ đối với di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo; và xem xét có chế tài xử lý các trường hợp không thực hiện đúng quy định trong quản lý tiền công đức.