Những tấm lòng vàng 30.1.2024
Ngày 27.2, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường quản lý đầu tư các dự án nhà máy thủy điện, vận hành nhà máy thủy điện đảm bảo theo quy định. Đặc biệt là việc vận hành xả lũ, xả nước để đảm bảo nước tưới, nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô.Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Công thương kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương thực hiện dự án thủy điện đối với các dự án chuẩn bị đầu tư.Sở TN-MT (nay là sở Nông nghiệp và Môi trường) giám sát việc thực hiện các yêu cầu về môi trường của các nhà máy thủy điện, đảm bảo giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các đập, hồ chứa theo quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Đồng thời, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình nạo vét và tận thu vật liệu xây dựng sau nạo vét của các chủ đầu tư dự án thủy điện.Yêu cầu chính quyền cấp huyện chỉ đạo UBND các xã có nhà máy thủy điện đóng trên địa bàn thực hiện việc giám sát về vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, đặc biệt là việc duy trì dòng chảy tối thiểu để đảm bảo cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng hạ du trong mùa khô.Như Thanh Niên đã phản ánh, trong nhiều ngày đầu tháng 1 vừa qua, nhiều thủy điện trên sông Mã đã xả nước với lưu lượng thấp hơn mức quy định. Cụ thể, các thủy điện Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1, lưu lượng xả trong ngày không ổn định so với lưu lượng nước về hồ. Thậm chí, nhiều thời điểm các nhà máy còn không vận hành xả nước, hoặc xả nước nhỏ hơn lưu lượng nước về đến hồ.Tình trạng các nhà máy thủy điện xả nước không theo quy định liên hồ chứa, khiến cho nguồn nước tưới cho cây trồng và nước sinh hoạt cho người dân ở khu vực hạ lưu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống.Sau khi Thanh Niên phản ánh, Sở Công thương Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu các nhà máy thủy điện nêu trên thực hiện vận hành xả nước theo đúng quy định, đồng thời báo cáo chi tiết lưu lượng xả nước từ ngày 1.12.2024 đến ngày 10.1 để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc vận hành các thủy điện.Tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Anh Tú báo tin cực vui trước ngày tranh vé Olympic
Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe và tinh thần; ngủ kém, như đi ngủ quá muộn hoặc ngủ không đủ giấc, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc kiểm soát lượng đường trong máu.Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Luqi Shen, Phòng thí nghiệm khoa học sự sống và y sinh học Westlake, Hàng Châu và thạc sĩ Bang-yan Li, Trường Y tế Công cộng, Đại học Tôn Dật Tiên, Quảng Châu (Trung Quốc), dẫn đầu, đã tìm hiểu xem thời điểm đi ngủ và thời gian ngủ ảnh hưởng như thế nào đến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở người trung niên và cao tuổi. Họ cũng kiểm tra xem đi ngủ muộn và thời gian ngủ ít có tác hại đến mức đường huyết hay không.Những người tham gia có độ tuổi từ 46 - 83, với độ tuổi trung bình là 63 và được đeo thiết bị để đo chỉ số glucose liên tục trong 14 ngày. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu này để tính toán các số liệu kiểm soát glucose, bao gồm các biến động về lượng đường trong máu (biến động đường huyết), tỷ lệ thời gian lượng đường trong máu được duy trì trong phạm vi bình thường từ 3,9-10 mmol/L (thời gian trong phạm vi) và mức glucose trung bình hằng ngày.Họ cũng thu thập dữ liệu về thời điểm đi ngủ và thời gian ngủ của người tham gia. Trong số 2.345 người tham gia, có 1.156 người được phân tích thời gian ngủ và 1.109 người được phân tích thời điểm đi ngủ.Tùy vào kiểu ngủ mà những người tham gia được chia thành 6 nhóm, gồm 4 nhóm dựa trên thời gian ngủ, như sau: Nhóm ngủ đủ giấc: 8 - 8,4 giờ mỗi đêm. Ngủ không đủ giấc nhẹ: 6,8 - 7,2 giờ mỗi đêm. Ngủ không đủ giấc vừa phải: 5,5 - 6 giờ mỗi đêm.Ngủ không đủ giấc nghiêm trọng: 4,1 - 4,7 giờ mỗi đêm. Và 2 nhóm dựa trên thời điểm đi ngủ: Ngủ sớm liên tục và ngủ muộn liên tục.Kết quả đã phát hiện như sau:Các nhà nghiên cứu nhận thấy người thiếu ngủ nghiêm trọng (4,1 - 4,7 giờ mỗi đêm) có hệ số biến động đường huyết cao nhất và các chỉ số chênh lệch đường huyết cũng lớn hơn, với thời gian đường huyết duy trì trong phạm vi bình thường giảm 3,11%, theo trang tin y khoa News Medical.Thậm chí, thiếu ngủ nhẹ cũng gây biến động nhỏ trong đường huyết và các chỉ số chênh lệch đường huyết.Như vậy, ngủ đủ giấc (8 - 8,4 giờ mỗi đêm) là tốt nhất để ổn định đường huyết.Về thời điểm đi ngủ, Những người ngủ muộn cũng có sự biến động đường huyết cao hơn. Đáng chú ý, những người đã ngủ muộn mà còn ngủ ít sẽ có sự biến động đường huyết tệ nhất, với hệ số biến động cao nhất, các chỉ số chênh lệch đường huyết cũng lớn nhất. Điều này làm nổi bật vai trò của nhịp sinh học đối với sức khỏe chuyển hóa.Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng muốn lượng đường trong máu ổn định để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hãy đi ngủ sớm hơn và ngủ lâu hơn, theo News Medical.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nghiên cứu thêm để xác nhận kết quả ở những nhóm dân số trẻ hơn hoặc đa dạng hơn.
LMHT: LCK sôi động thị trường chuyển nhượng trong khi T1 giữ nguyên đội hình
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Chị Lê Thị Hà (Q.Hà Đông, Hà Nội) từng là một sinh viên xuất sắc của Khoa Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, chị trở thành một giáo viên tiếng Anh đầy nhiệt huyết, mang trong mình những ước mơ vươn xa trong nghề giáo dục. Chị kết hôn và sống hạnh phúc bên chồng và cậu con trai mới 7 tháng tuổi.Nhưng biến cố bất ngờ xảy ra vào năm 2003 khi chị Hà gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chị mất đi khả năng đi lại và một phần chức năng tay trái, khiến mọi ước mơ, hoài bão ở phía trước dường như sụp đổ.Những ngày tháng đầu sau tai nạn là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với chị Hà. Từ một người phụ nữ năng động, tự do di chuyển và lao động, chị phải học cách thích nghi với đời sống phụ thuộc vào chiếc xe lăn. Không đầu hàng số phận, chị Hà nỗ lực mỗi ngày và dần mở ra những cơ hội mới để quay trở lại cuộc sống bình thường. Gia đình và những người bạn là điểm tựa tinh thần lớn nhất đối với chị Hà trong giai đoạn này. Năm 2012, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình của chị Hà với cuộc gặp chị Cao Thị Nga tại một lễ hội hoa ở Hà Nội. Hai người cùng tham gia nhóm trồng cây, hoa. Chị Nga đã giúp chị Hà vui vẻ hơn, họ chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tình bạn sâu sắc giữa hai người không chỉ giúp chị Hà vượt qua những ngày tháng khó khăn mà còn khai phá tiềm năng sáng tạo của chị qua việc viết văn và tham gia các cuộc thi sáng tác.Với khát khao mang đến cơ hội cho những người đồng cảnh, năm 2019, chị Lê Thị Hà tham gia Hợp tác xã Vụn Art - một tổ chức hỗ trợ người khuyết tật qua nghệ thuật tái chế vải vụn. Tại đây, chị không chỉ tạo việc làm mà còn truyền cảm hứng để các thành viên trong hợp tác xã tự tin hòa nhập với xã hội. Các sản phẩm của Vụn Art được yêu thích vì mang tính nghệ thuật và chứa đựng thông điệp về sự bền bỉ, giá trị của việc tái sinh - tương tự như hành trình vượt lên của chị Hà.Là người phụ trách mảng marketing online, chị Hà đã giúp Vụn Art tiếp cận nhiều khách hàng trên không gian mạng, thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước. Nhờ những nỗ lực đó, rất nhiều người khuyết tật đã có việc làm ổn định và khẳng định giá trị bản thân trong xã hội.Bên cạnh công việc tại Vụn Art, chị Hà còn duy trì một lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em vào buổi tối. Chị mong muốn mang kiến thức và ngôn ngữ quốc tế đến gần hơn với các em nhỏ để các em có thêm cơ hội vươn lên trong tương lai.Trên sân khấu của Trạm yêu thương với những rổ vải vụn xung quanh chị Lê Thị Hà đã tạo nên một bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc. Cảnh tượng này không chỉ thể hiện sự khéo léo và tâm huyết của chị Hà mà còn tượng trưng cho hành trình vươn lên từ nghịch cảnh. Những mảnh vải vụn trong tay chị được tái chế thành các tác phẩm mang thông điệp mạnh mẽ: "Không có gì là vô giá trị, ngay cả trong khó khăn, chúng ta vẫn có thể sáng tạo nên những điều đẹp đẽ".Cùng đón xem Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình nghị lực" về câu chuyện truyền cảm hứng của chị Lê Thị Hà và những người bạn sẽ được phát sóng lúc 10 giờ ngày 4.1 trên kênh VTV1.
Trao tiền bạn đọc giúp các hoàn cảnh thương tâm
Ngày 8.1, ông Lại Thế Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết những năm gần đây hoa chậu đang trở thành xu hướng mua sắm hoa tết, do đó sản lượng hoa chậu của tỉnh Lâm Đồng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng mạnh so với những năm trước, đạt trên 7 triệu chậu.Ông Hưng lý giải: "Hoa chậu chưng được lâu hơn hoa cắt cành, đơn cử như hoa hồ điệp có giá trị cao, với nhiều sắc màu đẹp mắt có thể chưng được 2 đến 3 tháng, người tiêu dùng chỉ cần tưới nước đều đặn tuổi thọ của hoa kéo dài hơn. Mặt khác, lượng cư dân ở tại các đô thị ngày càng tăng nhưng đa số sở hữu căn hộ nhỏ; tết đến xuân về họ cần những chậu hoa nhỏ để trang trí nhà cửa, bàn tiếp khách…".Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 750ha trồng hoa chậu các loại, trong đó 100ha lan hồ điệp, sản lượng 15 triệu chậu mỗi năm; riêng vụ hoa tết có khoảng 7 triệu chậu được đưa ra thị trường. Hiện các nhà vườn đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất hoa, giúp cải thiện chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường.Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, các vùng sản xuất hoa của tỉnh tập trung chủ yếu tại TP.Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Vụ hoa Tết Ất Tỵ toàn tỉnh xuống giống được 3.848ha. Chủng loại hoa được ưa chuộng trong sản xuất, kinh doanh dịp Tết Nguyên đán chủ yếu là hoa cúc, lay ơn, lily, cẩm chướng… dự kiến sản lượng hoa tăng so với cùng kỳ năm trước, khoảng 1,5 tỷ cành và 7 triệu chậu. Dự báo khi vào cao điểm phục vụ tết, giá hoa sẽ tăng nhẹ.Từ giữa tháng 11 âm lịch đến cận Tết Nguyên đán các đơn vị chuyên sản xuất hoa chậu như: Công ty Trường Hoàng, trang trại Ysa Orchid Farm, Công ty Apolo, Công ty hoa lan Thanh Hà... bắt đầu đóng thùng, chuyển hoa ra các tỉnh phía bắc và miền Trung.Ông Phan Thanh Sang, chủ trang trại hoa Ysa Orchid Farm Đạ Ròn (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) cho biết, từ đầu tháng chạp mỗi ngày trang trại đóng khoảng 150 thùng (20 chậu/thùng) hoa hồ điệp các loại để chuyển đi tỉnh tiêu thụ. Càng gần tết công việc càng tất bật hơn, đến giữa tháng chạp vào cao điểm, lượng hàng đóng thùng sẽ tăng gấp đôi, có khi phải tăng ca ban đêm để kịp cho các chuyến xe hàng chở hoa đi các tỉnh phía bắc. "Lan hồ điệp là loại hoa cao cấp, nên việc chăm sóc lẫn đóng gói phải rất tỉ mỉ mới đáp ứng yêu cầu của đối tác", ông Sang cho biết.Được biết trang trại Ysa Orchid Farm chuẩn bị 400.000 chậu lan hồ điệp để cung cấp cho thị trường Tết Ất Tỵ 2025. Tương tự, các trang trại của Trường Hoàng, Apolo, Thanh Hà cũng chuẩn bị hàng trăm ngàn chậu hồ điệp phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán.Ngoài các giống hoa truyền thống, năm nay các đơn vị nhập thêm giống hồ điệp màu mới, giống hồ điệp mini để đáp ứng nhu cầu chưng ở bàn tiếp khách, trong căn hộ nhỏ… Các trang trại đều ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, như tự động điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, sử dụng quạt gió điều hòa, thông hơi cho nhà kính... giúp hồ điệp nở đều đẹp, đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường.