Hanoi Buffaloes bất ngờ mất ngôi đầu giải bóng rổ VBA 2023
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hồ sơ từ năm 2006 đến năm 2020 để xem trường hợp nào phát triển các bệnh về mắt.Người đàn ông nghèo nhặt cô bé bị bỏ lăn lóc bên đường về nuôi
Tập thể dục buổi sáng giúp phụ nữ giảm mỡ và giảm cân nhiều hơn
Bộ GD-ĐT nói gì về đáp án môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT?
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
Tối 21.1, theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Thủ tướng Lithuania Gintautas Paluckas nhân dịp cùng tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55.Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Lithuania và mong muốn đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Thủ tướng khẳng định ủng hộ vai trò của Lithuania ở khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Gintautas Paluckas khẳng định Lithuania trân trọng mối quan hệ hợp tác ngày càng được tăng cường giữa hai nước, tin tưởng hai bên sẽ thống nhất các biện pháp cùng có lợi cho quan hệ hai nước. Bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, năng lượng và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng, trong đó có năng lượng tái tạo, khí hóa lỏng LNG, Thủ tướng Gintautas Paluckas khẳng định sẵn sàng chia sẻ và đồng hành với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng.Cũng tối 21.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Daren Tang. Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao việc WIPO ban hành Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2024; cho biết Việt Nam sẽ đầu tư mạnh vào đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số và mong WIPO cùng đồng hành, hỗ trợ để Việt Nam tiếp tục được nâng bậc trong Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.Chúc mừng Việt Nam nằm trong top 50 quốc gia có chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất, Tổng giám đốc Daren Tang bày tỏ ngưỡng mộ và chúc mừng những thành tựu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế mà Việt Nam đạt được nhờ sự dẫn dắt và tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Ông Daren Tang cũng chúc mừng Việt Nam về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương mà WIPO được đồng hành hợp tác xây dựng; đồng thời vui mừng nhận lời sang thăm Việt Nam trong năm 2025 để tìm hiểu thêm các cơ hội hợp tác và hỗ trợ Việt Nam.
Lựa chọn, tập luyện thể thao theo độ tuổi để an toàn và hiệu quả
Theo quy định của luật Quản lý thuế, thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch; đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.Căn cứ Nghị định số 91/2022/NĐ-CP, nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.Vì vậy, kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 có thời hạn như sau: đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì thời hạn chậm nhất là ngày 31.3. Trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì thời hạn chậm nhất là ngày 5.5. Tuy nhiên, người nộp thuế lưu ý cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa theo quyết toán thì không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo thời hạn này.Sai sót nào thường gặp khi quyết toán thuế?Về đối tượng quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024, Tổng cục Thuế nêu rõ: trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp dưới đây:Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 bao gồm: tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/QTT-TNCN; phụ lục bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN; bản sao các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có)…Bên cạnh nội dung về thời hạn, đối tượng và hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân nêu trên, Tổng cục Thuế nhấn mạnh, người nộp thuế cần lưu ý thêm: trường hợp cá nhân đáp ứng điều kiện được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định thì khuyến khích cá nhân thực hiện ủy quyền quyết toán cho tổ chức trả thu nhập nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân cũng như giảm tải số lượng hồ sơ quyết toán gửi tới cơ quan thuế.Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại khoản 8 điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ.Ngoài ra, từ công tác quản lý giải quyết hồ sơ, cơ quan thuế nhận thấy một trong những sai sót mà cá nhân thường hay mắc phải khi thực hiện kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc cá nhân không tổng hợp được đầy đủ các nguồn thu nhập của bản thân, hoặc kê khai không chính xác thu nhập nhận được từ các tổ chức trả thu nhập, số thuế thu nhập cá nhân đã được khấu trừ trong năm. Đây là điều cần hết sức lưu ý tránh tái diễn.