Theo bước chân tình nguyện: Lên vùng cao lo cho đồng bào khó khăn
Bên cạnh những hàng quán trả mặt bằng, đóng cửa dịp cuối năm khiến nhiều khách quen tiếc nuối, thời điểm này nhiều hàng quán khác ở TP.HCM tưng bừng mở cửa, khai trương.Mới đây, chị Bùi Cẩm Giang hào hứng khai trương nhà hàng buffet N'Rona nằm trong một trung tâm thương mại lớn trên đường Tạ Quang Bửu (Q.8). Cách đó vài tháng, chị cũng đã khai trương nhà đầu tiên trong một trung tâm thương mại khác nằm trên đường Phạm Văn Đồng (TP.Thủ Đức, TP.HCM).Có gần 10 năm kinh doanh hải sản ở chợ đầu mối Bình Điền (Q.8), từ lâu chị chủ đã ấp ủ mở một nhà hàng hải sản của riêng mình và đến nay, dự định đó đã trở thành sự thật. "Thời điểm này tôi mới mở nhà hàng chủ yếu là bởi cuối cùng cũng chọn được mặt bằng ưng ý. Tôi cũng đã lựa chọn kỹ các mặt bằng khác nhau và quyết định chọn 2 nơi có vị trí đẹp để mở quán, dù giá có hơi chát", chị chia sẻ thêm.Mới mở quán, khó khăn lớn nhất của chị Giang là chưa có lượng khách quen ổn định. Thêm vào đó, tình hình kinh doanh ẩm thực cuối năm có phần chậm hơn so với thời điểm bình thường theo tình hình chung.Để nhiều khách biết tới, phía nhà hàng thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng nước, tặng hải sản cho khách tới ăn dịp cuối năm. Chị cho biết hiện tại nhà hàng phục vụ hơn 100 món ăn từ hải sản cũng như nhiều loại hải sản tươi sống như cua, ghẹ, tôm tích, hàu, nhum… cho khách thoải mái lựa chọn. Giá vé buffet ở đây từ 408.000 - 468.000 đồng tùy thời điểm khách ghé ăn. Mở nhà hàng ngày cuối năm là điều không dễ dàng, chị chủ cho biết nhà hàng sẽ cố gắng mỗi ngày để phục vụ tốt hơn nữa cho khách trong thời gian tới. Anh Khánh Duy (28 tuổi, ngụ Q.8) cho biết anh sống ở một chung cư gần quán buffet này. Thời gian gần đây, qua mạng xã hội, anh mới biết đến quán nên dự định sẽ cùng gia đình ghé ăn."Cuối năm, thấy khá nhiều hàng quán mới mở sôi động. Dưới chung cư nhà mình cũng có quán hủ tiếu bình dân cũng mới mở. Từ hàng quán bình dân đến nhà hàng đều rộn ràng khai trương. Mình định đến khi bớt bận sẽ cùng vợ ăn thử những quán gần nhà, quán nào ưng thì gắn bó lâu dài đỡ phải đi xa", anh cho biết.Cách đây không lâu, một nhà hàng "mới toanh" trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) chuyên bán các món ăn truyền thống Việt Nam như chả giò, bì cuốn, bánh mì bì, cà ri gà, bún bì cuốn, bánh xèo… cũng vừa được chị chủ khai trương.Đây là mong muốn của chị và người thân từ rất lâu, nhưng đến nay mới điều kiện hiện thực hóa nó khi chồng chị tìm được mặt bằng vô cùng ưng ý. "Mặt bằng ở đây thực sự rất đẹp nên khi vừa biết được gia đình mình đã không chần chừ mà quyết định thuê để mở quán luôn. Hành trình mở quán cũng chỉ trong vài tuần, đầy ngẫu hứng", chị kể.Dù là quán ăn mới nhưng vì ở vị trí đắc địa nên có đông khách ghé ăn, đặc biệt là người nước ngoài du lịch TP.HCM tò mò vào ăn thử các món truyền thống Việt Nam. Với giá từ 59.000 - 109.000 đồng tùy món, hợp lý ở trung tâm TP.HCM, nhiều người làm văn phòng cũng ghé ăn đông vào buổi trưa.Phía quán cho biết mở quán thời điểm này thực sự là một thách thức không nhỏ, tuy nhiên với tâm huyết dành cho món ăn và cách phục vụ, chủ quán hy vọng sẽ ngày càng nhận được sự ủng hộ lớn của khách.Trong tháng 12.2024, quán bánh tráng trộn nổi tiếng TP.HCM của chị Diva Cát Thy, một người thuộc cộng đồng LGBT cũng vừa mở trở lại lần thứ 3 sau thời gian dài nghỉ bán.Khai trương trở lại với chị Cát Thy không phải là hành trình dễ dàng, tuy nhiên chị chủ may mắn khi có nhiều khách cũ tới ủng hộ. "Thời điểm này, buôn bán cũng không bằng so với trước kia, nhưng bình bán nhỏ, sống qua ngày. Mong từ đây buôn may bán đắt, được nhiều khách thương mến ủng hộ", chị chủ chia sẻ thêm.Makeup clean girl cho nàng xuống phố với mặt mộc và má ửng hồng
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.
Messi tái xuất giải cứu Inter Miami, xem phát độc quyền trên kênh nào?
Theo Wccftech, động thái mới nhất của Qualcomm cho mục tiêu tham gia thị trường sản xuất vi xử lý (CPU) máy chủ là việc tuyển dụng Sailesh Kottapalli, cựu kiến trúc sư trưởng dòng Xeon của Intel, người hiện đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch cấp cao tại Qualcomm. Đây là bước đi quan trọng trong kế hoạch chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.Các CPU máy chủ của Qualcomm dự kiến sẽ dựa trên kiến trúc ARM, sử dụng các lõi hiệu năng cao Nuvia HPC. Đây là công nghệ mà Qualcomm đã tiếp nhận sau khi mua lại startup Nuvia vào năm 2021. Trước đây, Nuvia được kỳ vọng sẽ phát triển CPU máy chủ trước cả dòng Snapdragon X Elite, nhưng kế hoạch bị trì hoãn. Với việc Qualcomm hiện tại tập trung nguồn lực vào lĩnh vực này, có thể thấy các CPU mới đã đạt đến giai đoạn phát triển tích cực.Qualcomm không phải là cái tên mới trong lĩnh vực CPU máy chủ. Trước đây, hãng từng tung ra dòng sản phẩm Centriq vào năm 2016, sử dụng kiến trúc ARM. Dù nhận được sự chú ý ban đầu, nhưng Centriq đã không đạt được thành công thương mại vì các vấn đề về hỗ trợ phần mềm và sự thống trị của kiến trúc x86. Đây sẽ là bài học quan trọng để Qualcomm rút kinh nghiệm, đặc biệt khi hãng quay lại thị trường này trong bối cảnh mới.Tuy nhiên, Qualcomm có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy các giải pháp ARM trong thị trường trung tâm dữ liệu, nơi các đối thủ như Amazon với Graviton hay Ampere Computing chưa thực sự bứt phá. Thành công của Qualcomm trong việc phát triển hệ sinh thái "Windows trên ARM" cũng là tín hiệu tích cực cho các dự án CPU máy chủ sắp tới.Sự gia nhập của Qualcomm vào thị trường CPU máy chủ được kỳ vọng sẽ khuấy động thêm sự cạnh tranh với các nhà sản xuất hiện tại. Trong khi AMD và Intel tiếp tục thống trị với các giải pháp x86, Qualcomm đang đặt cược vào khả năng của kiến trúc ARM để mang lại hiệu suất cao hơn và hiệu quả năng lượng tốt hơn.
Chiều 28.2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, có buổi làm việc với Tỉnh ủy Tây Ninh. Tại buổi làm việc, ông Phạm Hùng Thái, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh, có báo cáo về công tác sắp xếp bộ máy tổ chức thời gian qua.Theo ông Phạm Hùng Thái, thời gian qua, Tỉnh ủy Tây Ninh đã ban hành 2 đề án; UBND tỉnh ban hành 1 kế hoạch và 11 đề án, mỗi địa phương cấp huyện xây dựng 1 phương án và 2 đề án sắp xếp tổ chức bộ máy theo thẩm quyền. Ngày 20.2, Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị công bố 88 quyết định, quy định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.Đối với cấp huyện, đến ngày 28.2 đã hoàn thành việc tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 1.3.Ông Phạm Hùng Thái chia sẻ: "Trong thời gian tới, tỉnh Tây Ninh tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của T.Ư về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng ở những nơi vừa sắp xếp tổ chức, bộ máy sớm ổn định tổ chức, nhân sự để đi vào hoạt động; chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030".Tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao sự "chuyển mình" trong việc phát triển kinh tế của Tây Ninh.Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, xung quanh Tây Ninh hiện nay có nhiều tỉnh phát triển rất mạnh. Trong khi đó, Tây Ninh cũng có rất nhiều lợi thế về vị trí địa lý, cũng như những thuận lợi về liên kết vùng để phát triển kinh tế. Có thể thấy, những năm gần đây Tây Ninh đã dần chú trọng hơn trong việc phát triển kinh tế, từ một tỉnh thuần nông dần chuyển mình phát triển công nghiệp. Đặc biệt, phải chú trọng hơn trong việc phát triển du lịch. Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư chỉ đạo Tây Ninh cần tuyên truyền mạnh hơn nữa về các thế mạnh của mình. Ví dụ như về du lịch, vì Tây Ninh đang có tiềm năng về du lịch tâm linh. Ngoài ra, trong thời gian tới, các cấp chính quyền tỉnh Tây Ninh tập trung vào công tác chuẩn bị đại hội. Các cấp phải đồng lòng với nhau, trên dưới như một. "Đại hội nào cũng đặc biệt, nhưng đại hội sắp tới đặc biệt hơn. Vì mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, mở ra một nhiệm kỳ chúng ta chuẩn bị 100 năm ngày thành lập Đảng", Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư nói thêm.
Asus Republic of Gamers công bố giải đấu ROG Phone Vietnam University Invitational
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.