Ai quyết định mức lương tối thiểu vùng?
Sáng 31.1 (mùng 3 Tết Nguyên đán), hàng chục ngàn người đổ về phố cổ Hội An du xuân khiến các tuyến đường chính như Trần Phú, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học… và các cây cầu dẫn vào khu phố cổ đều chật kín người.Những ngày đầu năm, dòng người chen chân từng chút một trong không gian chật hẹp của phố cổ Hội An. Ngoài du khách trong nước thì rất đông du khách quốc tế cũng tìm đến đây để tham quan, ngắm cảnh…Phố cổ Hội An cũng được trang trí rực rỡ chào đón năm mới 2025, vì vậy người dân, du khách đứng ở bất cứ đâu cũng có thể check-in, chụp ảnh. Nhiều du khách lựa chọn trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam để ghi lại những khoảnh khắc đẹp ở Hội An.Chị Đoàn Lê Yên Nhi (24 tuổi, du khách từ TP.HCM), cho biết đây là lần đầu tiên chị đến tham quan phố cổ Hội An dịp tết cổ truyền, đến đây chị Nhi cảm giác bị ngộp vì lượng người đổ về tham quan quá đông."Thật sự Hội An những ngày này rất đẹp và sôi động. Tôi cũng như người thân rất thích thú với cảm giác ngồi thuyền dạo sông Hoài ngắm phố cổ và tự tay thả những chiếc đèn hoa đăng nhỏ xinh, đầy màu sắc, mang theo ước niệm về tài lộc, sức khỏe, bình an cho bản thân và gia đình trong năm mới", chị Nhi bày tỏ.Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, TP.Hội An tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí sôi động chào đón tết đến xuân về như chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ"; "Xuân ấm áp - Tết yêu thương"; Hội hoa Xuân, Hội báo Xuân…Bên cạnh đó, từ 29.1 - 8.2, tại Vườn tượng An Hội sẽ diễn ra không gian trưng bày các làng nghề thủ công truyền thống. Hội đón giao thừa Ất Tỵ sẽ diễn ra với các chương trình nghệ thuật, bắn pháo hoa tầm thấp chào năm mới. Thời khắc đón giao thừa, các di tích, đình, chùa, trường học… trên địa bàn thành phố sẽ gióng chuông, chiêng, trống chào năm mới Ất Tỵ.Ngoài ra, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật hát bội, giao lưu âm nhạc cổ truyền, các trò chơi dân gian bài chòi, bịt mắt đập nồi, trò chơi dân gian "Vui đón xuân mới" để phục vụ người dân và du khách. Từ ngày 28 - 31.1, Hội An tạm dừng hoạt động bán vé khu phố cổ và các làng nghề trên địa bàn thành phố…Khuất tất trong gói thầu mua hàng ngàn bồn nước tặng đồng bào vùng cao Quảng Trị
Cách TP.Cà Mau khoảng 120km, xã Đất Mũi, H.Ngọc Hiển là địa điểm thu hút đông đảo du khách khi đến tỉnh Cà Mau. Vùng đất cực Nam Tổ quốc được bao bọc bởi Biển Đông và vịnh Thái Lan, cũng là tọa độ duy nhất tại nước ta có thể đồng thời ngắm mặt trời mọc tại hướng Đông và lặn ở hướng Tây.
Học ngành tâm lý, có phải ra trường chỉ làm tham vấn?
Trận "derby" bóng rổ Hà Nội cũng đầy căng thẳng khi ngôi sao Anthony January của CLB Hanoi Buffaloes sau khi bị thổi phạm lỗi với cầu thủ 17 tuổi Phạm Nhật Thái Quang đã thể hiện thái độ bất bình với phán quyết của trọng tài bằng cách cởi áo đấu ném về phía đường biên đồng thời tiến thẳng về phía ghế ngồi dự bị của đội mình.
Nghệ sĩ Hùng Minh sinh năm 1939, được mệnh danh là “vua kép độc” của sân khấu cải lương. Tên tuổi của ông gắn liền với loạt tác phẩm như Bóng tối và ánh sáng, Tiếng trống Mê Linh, Tâm sự Ngọc Hân… Sau này nam nghệ sĩ tham gia đóng phim, trong đó phải kể đến Hồ sơ lửa, Nghiệp sinh tử… Sau danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993, mới đây, nghệ sĩ Hùng Minh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 85. Từng là giọng ca nổi tiếng của sân khấu cải lương, cùng thời với nghệ sĩ Diệp Lang, Hữu Phước song về già, NSND Hùng Minh có cuộc sống giản dị bên vợ và con trai. Ông thuê căn trọ nhỏ với chi phí từ 5 - 6 triệu đồng để sinh sống. Nam nghệ sĩ tâm sự: “Vợ tôi năm nay cũng 67 tuổi rồi, đi làm nhắc tuồng cho bên nghệ sĩ Thành Lộc, nghệ sĩ Hữu Châu. Công việc này không thường xuyên, khi nào người ta cần thì mời. Chúng tôi có con nuôi hỗ trợ tiền nhà. Còn vợ đi làm là để kiếm tiền chợ búa”. Ở tuổi 86, NSND Hùng Minh vẫn minh mẫn, dù việc đi lại khó khăn. Thỉnh thoảng, giọng ca sinh năm 1939 tham gia vai diễn trong truyện cổ tích để kiếm “đồng ra đồng vào” và thỏa niềm đam mê. Vẫn còn làm nghề, đối với NSND Hùng Minh đó là niềm hạnh phúc. Ông bộc bạch: “Cũng nhờ cô bác, khán giả thương và nhớ đến tôi. Chứ bây giờ tôi đâu làm nghề thường xuyên được, vợ tôi cũng không làm được bao nhiêu nhưng cũng nhớ nghề. Người ta mời là vợ tôi đi thôi”. Hiện tại, NSND Hùng Minh bị thoái hóa đầu gối, giãn tĩnh mạch. Ông nói: “Chỉ có 2 bệnh đó mà nó làm cho tôi cảm thấy khó chịu. Nếu tôi đứng lâu thì sưng chân”. Trước đó, “vua kép độc” từng gặp vấn đề sức khỏe, phải nhập viện điều trị. Song ông nghĩ “nhờ Trời Phật thương nên mọi thứ tiến triển khả quan". Nhắc đến mối duyên với nghệ thuật, NSND Hùng Minh kể ông theo nghề từ năm 15 tuổi. Trước đó, giọng ca cải lương từng đi bán kem, bán đồ ăn để có tiền phụ mẹ. Trong một lần, khi được hỏi về việc theo gánh hát, “vua kép độc” quyết định gắn bó. “Tại lúc đó cuộc sống gia đình khó khăn quá, tôi thấy mình không làm được gì hết, để mẹ phải lo áo quần. Tôi nói mẹ để tôi vào cho gánh hát nuôi cơm", ông giải thích. Ban đầu nam nghệ sĩ làm quân sĩ, sau đó học hát rồi mới phát triển nghề.NSND Hùng Minh kể thêm từ năm 17 tuổi, ông đã đóng kép chánh. Với nam nghệ sĩ, gánh hát ngày trước “không phải như bây giờ” vì “bữa nào có cơm ăn là mừng gần chết rồi, yêu nghề lắm mới có thể đi hát, chứ không là nản chết”. "Khi tôi nổi tiếng, mẹ thấy tôi trưởng thành và biết tự lo cho bản thân. Lúc đó tôi cũng chỉ mới 19 tuổi chứ nhiêu. Chắc mẹ mừng nhưng cũng không nói gì", ông tâm sự. Nói thêm về tình yêu dành cho nghệ thuật, NSND Hùng Minh thẳng thắn: “Nghề của tôi không thể nói tiếng giải nghệ được. Còn sức khỏe thì vẫn còn hát. Chỉ đến khi mình đuối quá rồi, không làm việc được thì khi người ta mời, mình từ chối bằng cách nào là tùy ý mình, còn đã chấp nhận rồi thì mình cứ việc đi làm. Bây giờ tôi chủ yếu hoạt động bên phim là nhiều. Tôi được như hiện tại là nghề dạy nghề”.
'Trợ thủ' đắc lực giúp phòng ngừa bệnh đường hô hấp trong mùa mưa
Ngày 30.12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan là ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở T.Ư.Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự hội nghị và trao các quyết định. Cùng dự hội nghị có Chủ tịch nước Lương Cường; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư; các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên T.Ư Đảng là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ở T.Ư.Tại hội nghị, Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư Nguyễn Quang Dương cho biết, tại phiên họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 27.12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận và thông qua dự thảo các quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở T.Ư. Ngày 28.12, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các cơ quan. Cụ thể, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan: Ban Tổ chức T.Ư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Nội chính T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Cơ quan T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cơ quan Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Cơ quan T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Cơ quan T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Cơ quan T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Cơ quan Hội Cựu chiến binh Việt Nam.Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc 13 cơ quan Đảng, Đoàn thể T.Ư hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn, là tinh thần gương mẫu, quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của từng cơ quan và sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở T.Ư.Tổng Bí thư lưu ý, đây mới chỉ là bước khởi đầu, phía trước còn rất nhiều công việc phải làm và phức tạp hơn vì liên quan đến cơ chế vận hành, việc sắp xếp tinh gọn đội ngũ cán bộ.Tổng Bí thư đề nghị, từng cơ quan phải bảo đảm các công việc tiếp tục hoạt động bình thường, không được gián đoạn, ngừng trệ, bỏ sót. Trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ có phát sinh, có thể có cả những bất cập nên các cơ quan cần tiếp tục rà soát, thống nhất với Ban Tổ chức T.Ư, báo cáo Bộ Chính trị sửa đổi, bổ sung khi cần thiết; khẩn trương hoàn thành các thủ tục pháp lý về hành chính để hoạt động, giao dịch theo pháp nhân của cơ quan mới.Tổng Bí thư đề nghị, thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng trong tiếp nhận và sắp xếp cán bộ lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc; trong sắp xếp trụ sở, chỗ làm việc, không để xảy ra tình trạng phân biệt, mất đoàn kết. Các cơ quan, đơn vị rà soát cơ cấu và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng công việc. Tổng Bí thư lưu ý, mục đích của sắp xếp tổ chức bộ máy là phải đạt được tinh gọn, tránh trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, tránh bỏ sót, cắt khúc công việc, phải rõ cơ quan chủ trì để trên cơ sở đó, cơ cấu, sắp xếp, tinh giản đội ngũ cán bộ, bảo đảm sau sắp xếp bộ máy và đội ngũ cán bộ thì cơ quan, đơn vị phải hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.Tổng Bí thư đề nghị Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu của Quốc hội phối hợp cùng Ban Tổ chức T.Ư tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội sớm ban hành chế độ, chính sách đối với cán bộ để thực hiện việc sắp xếp, cơ cấu đội ngũ cán bộ với quan điểm tinh gọn đội ngũ cán bộ nhưng giữ được người tài, thu hút được người giỏi làm việc trong khu vực công. Cùng đó, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện ngay việc sắp xếp những cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền nếu không vướng quy định của luật; chỉ đạo các cơ quan nhà nước thực hiện tốt công tác chuẩn bị để ngay sau khi Quốc hội sửa luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định, thông tư thì thực hiện được ngay việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ. Tổng Bí thư nhấn mạnh, quá trình sắp xếp không quá cầu toàn nhưng cũng không chủ quan, hình thức, bảo đảm thông suốt, không ách tắc trong giải quyết công việc, tránh lãng phí, thất thoát tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan, đơn vị…