Hành trình 8 năm xây dựng thương hiệu sữa Việt của Công ty Vinameco
Theo Tom'sHardware, khi bị tấn công bởi mã độc (ransomware), nạn nhân thường có hai lựa chọn: trả tiền chuộc để lấy lại dữ liệu hoặc chấp nhận mất toàn bộ. Tuy nhiên, một phương pháp mới cho phép giải mã dữ liệu mà không cần nhượng bộ hacker - chỉ cần đầu tư đủ card đồ họa (GPU). Blogger Tinyhack đã phát hiện cách brute-force khóa mã hóa (thử tất cả khả năng của mã số/mã khóa) của ransomware mang tên Akira - một trong những mã độc phổ biến trên thế giới bằng GPU, nhưng quá trình này tiêu tốn nhiều tài nguyên phần cứng. Nếu sử dụng một card RTX 4090, quá trình giải mã có thể kéo dài đến 7 ngày. Trong khi đó, nếu dùng 16 GPU chạy song song, thời gian có thể giảm xuống còn khoảng 10 giờ.Mã độc Akira sử dụng các thuật toán mã hóa ChaCha8 và KCipher2, tạo khóa dựa trên bốn dấu thời gian chính xác đến từng nanosecond. Vì hệ thống chỉ có thể sinh khóa trong một khoảng hẹp (khoảng 5 triệu nanosecond, tức 0,005 giây), GPU có thể chạy brute-force để thử toàn bộ khả năng trong phạm vi này và tìm ra khóa chính xác.Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Để bẻ khóa thành công, dữ liệu bị mã hóa phải được giữ nguyên trạng thái, vì nếu tệp bị thay đổi sau khi bị nhiễm, dấu thời gian quan trọng có thể bị mất. Ngoài ra, nếu dữ liệu được lưu trên hệ thống lưu trữ mạng (NFS) thay vì ổ cứng cục bộ, độ trễ của máy chủ có thể khiến việc xác định thời gian chính xác trở nên khó khăn hơn.Với nhu cầu xử lý cực lớn, các tổ chức bị tấn công có thể phải thuê máy chủ GPU từ các dịch vụ như Runpod hoặc Vast.ai để tăng tốc độ giải mã. Một khách hàng của Tinyhack đã mất khoảng 3 tuần để giải mã toàn bộ dữ liệu bị nhiễm bằng phương pháp này.Việc tìm ra cách giải mã ransomware mà không cần trả tiền chuộc là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực an ninh mạng. Tuy nhiên, cái giá để thực hiện phương pháp này vẫn rất đắt đỏ khi phải đầu tư một hệ thống GPU mạnh, hoặc mất nhiều thời gian. Trong khi đó, những kẻ đứng sau ransomware có thể sẽ sớm tìm cách vá lỗ hổng này, khiến việc giải mã trở nên bất khả thi.Dù có công cụ mạnh mẽ đến đâu, yếu tố bảo mật hiệu quả nhất vẫn nằm ở con người. Việc trang bị kiến thức an ninh mạng, sao lưu dữ liệu thường xuyên và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh rơi vào tình thế phải lựa chọn giữa trả tiền chuộc và chi hàng chục nghìn USD vào phần cứng để giải mã dữ liệu.Cấm vẫn đổ
Chúng ta hãy cùng nhìn sâu hơn về cách công nghệ màn hình cảm ứng đã cách mạng hóa ngành công nghiệp và cuối cùng giết chết BlackBerry ra sao.Mặc dù ban đầu có sự phản đối đối với màn hình cảm ứng nhưng iPhone đã làm thay đổi điều đó. 2007 là một năm then chốt khi iPhone đầu tiên được phát hành với thiết kế đẹp mắt và giao diện người dùng kỹ thuật số trực quan. Màn hình cảm ứng cho phép tương tác động, nhiều cử chỉ khác nhau và giao diện người dùng linh hoạt có thể thích ứng với nhiều ứng dụng. Chỉ trong một thời gian ngắn, màn hình cảm ứng đã chuyển kỳ vọng của người dùng từ bàn phím vật lý sang màn hình tương tác.BlackBerry đã phát huy thế mạnh của mình, bao gồm bàn phím QWERTY xúc giác và tập trung vào bảo mật. Mặc dù vẫn là mặt hàng chủ lực đối với một số người dùng nhất định, công ty đã phải vật lộn để thích nghi với thị trường đang thay đổi. BlackBerry đã bám sát công thức hiệu quả với họ nhưng smartphone mới là tương lai.Trong khi các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng thiết kế toàn màn hình và phát triển hệ sinh thái ứng dụng mạnh mẽ, BlackBerry vẫn tiếp tục ưu tiên bàn phím truyền thống và các tính năng tập trung vào doanh nghiệp. Sự thay đổi chậm chạp này khiến BlackBerry khó có thể cạnh tranh với các thiết bị đa chức năng, kiểu dáng đẹp đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần.Theo thời gian, mọi người bắt đầu thấy tất cả những điểm tích cực của màn hình cảm ứng so với bàn phím vật lý. Màn hình cảm ứng cung cấp nền tảng cho cử chỉ đa chạm, tích hợp ứng dụng và giao diện tùy chỉnh. Trong khi đó các dịch vụ của BlackBerry bắt đầu có vẻ lỗi thời và kém hấp dẫn hơn. Sự thay đổi trong sở thích của người dùng đối với việc tiêu thụ phương tiện truyền thông, mạng xã hội và chơi game đã đẩy nhanh sự suy giảm của BlackBerry, vì những hoạt động này được trải nghiệm tốt nhất trên các thiết bị có màn hình lớn hơn.BlackBerry đã có một chỗ đứng vững chắc trong thế giới doanh nghiệp, nơi bảo mật và năng suất rất quan trọng. Tuy nhiên, ngay cả các doanh nghiệp cũng bắt đầu ưa chuộng những chiếc điện thoại có thể cung cấp cả bảo mật và trải nghiệm người dùng hiện đại.Khi các công ty cuối cùng cũng áp dụng các nền tảng sử dụng nhiều ứng dụng và dịch vụ, smartphone màn hình cảm ứng đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Khi xem xét tất cả điều này, việc BlackBerry không thể thích ứng nhanh chóng cũng khiến họ mất đi mảng kinh doanh này.Smartphone màn hình cảm ứng đã thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ. Chúng đã định hình lại thế giới di động và Blackberry, công ty từng dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông di động, đã không thể tiến hóa nhanh chóng khiến họ biến mất trên thị trường. Điều này cho thấy đổi mới được xem là chìa khóa để các công ty tồn tại.
Ngày tết, người người đi chùa: Chắp tay lạy Phật thế nào?
Trong văn bản gửi UBND TP.HCM, Sở KH-ĐT và Sở GTVT TP.HCM, Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) đề xuất thành phố cho phép doanh nghiệp thực hiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức hợp đồng BT.Trước đây, Liên danh Trung Nam Group - Công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ đã nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ và đã bàn giao hồ sơ nghiên cứu để Sở GTVT TP hoàn thiện báo cáo trình Hội đồng thẩm định TP.HCM ngày 1.12.2023.Tập đoàn Trung Nam cho rằng việc đầu tư cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4, theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) sẽ tạo điều kiện cho TP.HCM huy động nguồn lực tư nhân để phát triển các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm và giảm áp lực cho ngân sách thành phố.Cùng với đó, nhà đầu tư cam kết sẽ huy động nguồn lực tối ưu để triển khai 2 dự án hiệu quả, đảm bảo chất lượng và trình hồ sơ ngay khi được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương nhằm rút ngắn tiến độ.Đặt kế hoạch khởi công vào năm sau, cầu Thủ Thiêm 4 và cầu Cần Giờ là 2 trong số những dự án giao thông trọng điểm được người dân TP.HCM đặc biệt mong chờ. Cả 2 công trình đều đặt mục tiêu khởi công ngày 30.4, hoàn thành năm 2028.Theo đề xuất của Sở GTVT TP.HCM, cầu Cần Giờ nối huyện Cần Giờ với huyện Nhà Bè, vượt sông Soài Rạp có tổng chiều dài khoảng 7,3 km. Công trình bắt đầu từ đường 15B (song song với Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè), vượt sông và nối vào đường Rừng Sác ở huyện Cần Giờ. Cầu Cần Giờ có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 10.500 tỉ đồng.Còn đối với dự án cầu Thủ Thiêm 4, dự kiến cầu được xây dựng dài hơn 2 km với 6 làn xe, kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức) và Khu đô thị mới Nam TP.HCM. Công trình nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn tại phà Cát Lái. Tổng mức đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 dự kiến hơn 6.000 tỉ đồng; trong đó TP.HCM sẽ chi khoảng 2.826 tỉ đồng, phần còn lại nhà đầu tư huy động.
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu nhà Beckham gây chú ý
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.