Ô tô chạy dàn hàng 3, hàng 4 không bị xử phạt?
Trái ngược sự hồi phục của thị trường ô tô Việt Nam, phân khúc sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng tiếp tục sụt giảm, doanh số nhiều mẫu mã từng hút khách hàng đầu phân khúc như Mazda3 tăng trưởng không đáng kể, trong khi KIA K3, Honda Civic lại "lao dốc".Như Thanh Niên đã phản ánh, cùng với cuộc đua giảm giá diễn ra rầm rộ trên thị trường ô tô Việt Nam, nhiều mẫu mã sedan hạng C như Mazda3, Kia K3, Hyundai Elantra, Honda Civic hay Toyota Corolla Altis…cũng được nhà sản xuất, phân phối áp dụng ưu đãi với mức giảm giá lên đến hàng chục triệu đồng trong tháng 2.2025.Dù vậy, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh nhất là áp lực đến từ các dòng ô tô gầm cao cỡ nhỏ khiến phân khúc sedan hạng C có tầm giá dưới 900 triệu đồng dù được ưu đãi, khuyến mãi… vẫn không thể duy trì được sức hút như trước đây. Chính vì vậy, bất chấp thị trường tiếp đà tăng trưởng, doanh số phân khúc sedan hạng C vẫn sụt giảm.Cụ thể, báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor công bố mới đây cho thấy, trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đạt 503 xe giảm 31 xe, tương đương 5,9% so với tháng 1.2025 và chỉ nhiều hơn 10 xe, tương đương 2% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này cho thấy, dòng sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đang đánh mất dần sức hút trong bối cảnh thị hiếu khách hàng đang thay đổi, chuyển dịch sang các dòng xe gầm cao.Trong số các mẫu xe thuộc phân khúc này, Mazda3 vẫn là cái tên được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn nhiều nhất. Theo đó, doanh số bán Mazda3 trong tháng 2.2025 đạt 238 xe, tăng 19 xe so với tháng đầu năm 2025. Đây cũng là tháng thứ hai liên tiếp lượng tiêu thụ Mazda3 tăng trưởng, qua đó đạt tổng lượng tiêu thụ gần 460 xe sau hai tháng đã qua của năm 2025. Không giống Mazda3, KIA K3 không còn duy trì được mạch tăng trưởng. Chỉ có 151 chiếc KIA K3 đến tay khách hàng trong tháng 2.2025, giảm 54 xe so với tháng 1.2025. Đây cũng là mẫu xe có mức sụt giảm doanh số lớn nhất phân khúc trong tháng 2 vừa qua. Hyundai Elantra tiếp tục xếp vị trí thứ 3 khi tìm lại đà tăng trưởng doanh số, dù vậy lượng xe bán ra chỉ nhiều hơn tháng trước đó 5 xe.Các mẫu mã nhập khẩu thuộc phân khúc này như Honda Civic, Toyota Corolla Altis vẫn xếp cuối bảng. Trong đó, Honda Civic bán được 42 xe, giảm 9 xe. Toyota Corolla Altis có cả phiên bản hybrid nhưng doanh số bán chỉ đạt 15 xe, tăng 8 xe. Dù vậy, kết quả này không đủ giúp Corolla Altis cải thiện vị trí trong cuộc đua doanh số phân khúc sedan hạng C. Thậm chí, Toyota Corolla Altis còn lọt top 10 ô tô bán ít nhất Việt Nam tháng 2.2025.Mức tăng trưởng "khiêm tốn" của một số mẫu mã như Mazda3, Hyundai Elantra hay Toyota Corolla Altis không đủ để bù đắp cho mức sụt giảm của KIA K3 hay Honda Civic là lý do khiến doanh số bán ô tô sedan hạng C chưa thể lấy lại nhịp tăng trưởng. Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đạt 1.037 xe, thấp hơn 365 xe, tương đương 26,1% so với cùng kỳ năm 2024.Lâm Đồng: Làm rõ clip 2 nữ sinh đánh nhau, nhiều bạn xung quanh đứng nhìn
Trong nhiều tình huống cho mượn, thuê ô tô nhưng bị dính lỗi phạt nguội, câu hỏi "Phạt chủ xe hay phạt người lái?" được rất nhiều người quan tâm. Theo quy định tại Điều 47, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168), khi một phương tiện bị ghi nhận lỗi vi phạm giao thông qua hệ thống camera phạt nguội, chủ xe - tức người đứng tên trên giấy đăng ký xe (cà vẹt xe) sẽ là người đầu tiên được cơ quan chức năng mời lên làm việc.Chủ xe có trách nhiệm hợp tác để xác minh danh tính người lái xe tại thời điểm vi phạm. Trong trường hợp chủ xe không hợp tác hoặc không chứng minh được mình không phải là người điều khiển phương tiện, chủ xe sẽ phải chịu xử phạt. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ bằng chứng, chứng minh rằng một người khác đã mượn xe và gây ra lỗi vi phạm, người mượn xe sẽ phải chịu trách nhiệm nộp phạt.Vì vậy, khi cho mượn xe, chủ xe nên lưu giữ các bằng chứng liên quan để tránh rủi ro không đáng có.
Đường xuống cấp trầm trọng, đi lại nguy hiểm
Chiều 1.3, tại Công an Hà Nội, Bộ Công an tổ chức lễ thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã công bố quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25.2 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Hà Nội, giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.Cũng tại buổi lễ, thiếu tướng Phạm Quang Tuyển, Phó cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, đã thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giao thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, điều hành Công an Hà Nội.Trao quyết định, đại tướng Lương Tam Quang đánh giá cao những thành tích, sự đóng góp của trung tướng Nguyễn Hải Trung đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và xây dựng lực lượng công an thủ đô ngày càng trong sạch, vững mạnh... Đại tướng Lương Tam Quang đề nghị trên cương vị mới, trung tướng Nguyễn Hải Trung tiếp tục phát huy kiến thức, năng lực, sở trường, kinh nghiệm công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung bày tỏ vinh dự khi được nhận nhiệm vụ mới. Trung tướng Nguyễn Hải Trung mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của lãnh đạo và các đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung sinh năm 1968, tại H.Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Trước khi được điều động, bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, ông Nguyễn Hải Trung từng giữ chức Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an; Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa; Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an T.Ư; từ tháng 7.2020 đến nay là Giám đốc Công an Hà Nội.Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1968, tại H.Văn Giang, Hưng Yên. Trước khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an Hà Nội, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng là Trưởng công an Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội).
Sáng 24.2, giá xăng dầu giảm nhẹ, mức giảm cho 2 loại dầu chuẩn dao động khoảng 0,3 - 0,4%. Ghi nhận lúc 7 giờ 46 phút (theo giờ Việt Nam), dầu WTI của Mỹ giao dịch ngưỡng 70,13 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu giao dịch ngưỡng 73,82 USD/thùng. Theo các nhà phân tích, giá dầu “hạ nhiệt” do bị ảnh hưởng mạnh bởi phí bảo hiểm rủi ro Trung Đông đang giảm, bên cạnh đó là sự không chắc chắn về một thỏa thuận hòa bình đạt được giữa Nga và Ukraine; Israel và Hamas đã bắt đầu các cuộc đàm phán gián tiếp giai đoạn thứ hai về thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Các diễn biến về địa chính trị đang đánh tan nỗi lo về nguy cơ gián đoạn nguồn cung, đẩy giá dầu hạ nhiệt.Tuy vậy, các phân tích cũng chỉ ra rằng, hạn chế mức giảm trong tuần này là tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Nga và Mỹ. Sản lượng dầu chảy qua đường ống phía nam nước Nga giảm khoảng 30 - 40% sau khi trạm bơm dầu ở đây bị tấn công. Trong khi đó, tại Mỹ, đợt lạnh đột ngột khiến sản lượng khai thác dầu tại Bắc Dakota (một trong 3 tiểu bang khai thác dầu lớn nhất nước Mỹ) có thể sẽ giảm tới 150.000 thùng/ngày.Giá xăng dầu trong nước tuần này được điều chỉnh theo diễn biến giá thế giới, dự đoán có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, còn ít nhất 2 phiên giao dịch trước khi chốt mức điều chỉnh giá xăng dầu tuần này. Một lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía nam nhận xét, thị trường có thể bật tăng nếu những phiên giao dịch tới biến động tăng.Tuần trước, tại kỳ điều chỉnh ngày 20.2, giá xăng E5 RON92 tăng 257 đồng/lít, xăng RON 95-III tăng 257 đồng/lít, dầu hỏa tăng 40 đồng/lít, dầu diesel giảm 10 đồng/lít, dầu mazut giảm 183 đồng/kg.
Nguyên nhân chính dẫn đến rôm sảy ở trẻ em
Trong khi đó, cầu thủ Huỳnh Nhật Trường, sinh viên năm 4 ngành dược cho biết, anh rất háo hức khi là thành viên của đội bóng tham gia giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam tổ chức vào tháng 2 tới.