Tự làm trà khổ qua uống hằng ngày để tiêu mỡ, giảm cân hiệu quả
Nói về việc thêm khung giờ chiếu phim, đại diện VFC cho hay khung giờ mới sẽ phù hợp hơn với nhiều đối tượng khán giả. Khung 20 giờ được kỳ vọng sẽ giúp các bộ phim tiếp cận đông đảo khán giả và tạo thói quen xem phim truyền hình ở một khung giờ cố định. Đơn vị sản xuất sẽ chuẩn bị những nội dung phong phú, mới lạ hơn, lựa chọn những kịch bản phù hợp với khung giờ phát sóng mới.Những bộ phim phát sóng tiếp theo ở khung giờ vàng mới sẽ là Mặt trời lạnh với câu chuyện tình yêu ở Đà Lạt mộng mơ; Cầu vồng ở phía chân trời với nội dung nhẹ nhàng của tình yêu và tuổi trẻ, do đạo diễn Vũ Minh Trí cầm trịch.Có thể thấy nội dung phim truyền hình Việt chiếu ở khung giờ mới mở đầu với những câu chuyện mới lạ, hấp dẫn về tình thân, tình người trong cuộc sống, xã hội hiện đại như Cha tôi người ở lại (đạo diễn Vũ Trường Khoa) hay Những chặng đường bụi bặm (đạo diễn Trịnh Lê Phong). Những con người vấp ngã, trải qua biến cố cùng tìm đến nhau và trở thành một gia đình thực sự."Họ gặp nhau và tạo nên một hành trình đầy tiếng cười và yêu thương. Đây là bộ phim với chủ đề khá mới lạ, không có bối cảnh chính mà bối cảnh được trải dài trên khắp cả nước. Các diễn viên và ê kíp đã vượt qua hơn 1.000 km với nhiều cung đường đẹp, những cảnh sắc hùng vĩ… để tạo nên một cuộc hành trình, một chuyến đi của tình người, của sự yêu thương. Nên có thể gọi đây là một bộ phim hành trình cũng được và có một cách kể rất khác", đạo diễn Trịnh Lê Phong nói về tác phẩm của mình.Còn ở khung 21 giờ trên VTV1, sau khi Không thời gian kết thúc sẽ là phim Mẹ biển của đạo diễn Nguyễn Phương Điền với những câu chuyện cảm động, đầy nhân văn về cuộc sống của người dân miền biển phía nam sau cơn bão.Về sự đổi mới nội dung phim truyền hình trong thời gian tới, Phó giám đốc VFC - đạo diễn Khải Anh cho biết: "Nếu làm tốt thì nội dung nào cũng có thể thu hút khán giả, dù đó là đề tài gia đình, tình yêu, chính luận hay hình sự. Chúng tôi luôn cố gắng đa dạng, thay đổi đề tài để khán giả được thay đổi khẩu vị liên tục nên sắp tới sẽ đầu tư vào kịch bản, tìm kiếm diễn viên và đa dạng đề tài để cho ra mắt những bộ phim hấp dẫn hơn trong năm nay".Trong thời đại công nghệ số, khán giả có nhiều sự lựa chọn với đa dạng các thể loại giải trí. Phim truyền hình dù là "món ăn khoái khẩu" nhưng nếu không thay đổi thì sẽ giảm sức hút. Nói về điều này, đạo diễn Trịnh Lê Phong cho rằng: "Khán giả giờ có nhiều sự lựa chọn, chỉ cần một cái điện thoại, máy tính bảng là họ có thể xem phim hoặc chương trình giải trí của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, nếu không nâng cao chất lượng thì phim truyền hình sẽ càng giảm sức hút".Để đáp ứng sự thưởng thức đa dạng và thu hút nhiều đối tượng khán giả, đặc biệt khán giả trẻ ít có thời gian, Hòa Bình Film và Digi Picture đang tổ chức casting tuyển diễn viên để sản xuất phim truyền hình ngắn tập sẽ chiếu trên HTV7 vào năm 2025. Đại diện đơn vị sản xuất này cho biết đây là bước đi chiến lược nhằm đổi mới ngành phim truyền hình, vốn chủ yếu tràn ngập các sản phẩm dài tập. "Chúng tôi nhận thấy khán giả ngày nay đang tìm kiếm những nội dung dễ tiếp cận, hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp và có tính giải trí cao. Phim ngắn tập không chỉ phù hợp với nhịp sống hiện đại mà còn tạo điều kiện cho những câu chuyện sáng tạo được thể hiện một cách súc tích, hấp dẫn", vị này nêu rõ. Theo đó, 3 bộ phim truyền hình ngắn tập sẽ ra mắt sắp tới là Xét nghiệm (6 tập), Nhà bà Hà vui quá (12 tập) và Xin chào ngày mai (12 tập) với nhiều nội dung phong phú về gia đình, tình yêu, người trẻ trong cuộc sống hiện đại được chuyển tải qua những thước phim hài hước, tình cảm lãng mạn.Nói về xu hướng làm phim truyền hình ngắn tập, đạo diễn Khải Anh cho biết: "Sắp tới bên cạnh những bộ phim dài tập, để đáp ứng nhu cầu của nhiều khán giả trẻ, chúng tôi cũng tính tới sản xuất những bộ phim ngắn tập (dạng mini sê-ri từ 16 - 20 tập)".VCK futsal châu Á 2024, Việt Nam 1-2 Uzbekistan: Thua ngược đáng tiếc
MOU giữa VinFast và BNI không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng của hai bên trong việc cung cấp giải pháp tài chính và cuộc cách mạng giao thông xanh ở Đông Nam Á, mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Indonesia.Theo Biên bản ghi nhớ, VinFast và BNI sẽ tích cực làm việc hướng tới mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi xanh và tăng trưởng bền vững của Indonesia. Trọng tâm của hợp tác là đầu tư, phát triển và cung cấp các giải pháp tài chính hỗ trợ hệ sinh thái xanh của VinFast, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Indonesia dễ dàng chuyển đổi sang giao thông điện hóa.BNI sẽ đóng vai trò là đối tác chiến lược toàn diện, tư vấn chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết thị trường, đồng thời tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn và sản phẩm tài chính cho VinFast, các công ty trong hệ sinh thái Vingroup, cũng như đối tác và khách hàng của VinFast.Trong khi đó, VinFast và các công ty trong hệ sinh thái Vingroup cam kết mang đến những đặc quyền ưu đãi cho nhân viên và đối tác của BNI. Các đặc quyền này bao gồm ưu đãi đặc biệt về giá cho xe điện VinFast và những sản phẩm/dịch vụ liên quan, các giải pháp tài chính linh hoạt được thiết kế riêng nhằm đẩy mạnh việc sử dụng xe điện và chuyển đổi xanh tại BNI.Ngoài ra, hai bên sẽ cùng nhau triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức và thúc đẩy chuyển đổi xanh tại Indonesia, tạo ra những tác động mạnh mẽ đối với mục tiêu Net Zero và sự phồn thịnh bền vững của quốc gia này, góp phần khẳng định và tăng cường mối quan hệ đối tác "Việt Nam - Indonesia: Quan hệ đối tác vì tiến bộ và thịnh vượng".Ông Agung Prabowo, Thành viên Hội đồng quản trị, mảng Bán buôn và Ngân hàng quốc tế, ngân hàng BNI, chia sẻ: "BNI cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các sáng kiến xanh, giải pháp thân thiện với môi trường và khẳng định trách nhiệm xã hội. Chúng tôi rất ấn tượng với hệ sinh thái "Vì Tương lai Xanh" tiên phong của VinFast tại Indonesia. Với mục tiêu chung về thúc đẩy phát triển bền vững, chúng tôi tin rằng sự hợp tác này không chỉ mang lại những cơ hội kinh doanh chiến lược mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa Indonesia và Việt Nam, hướng tới sự thịnh vượng kinh tế - xã hội lâu dài".Bà Phạm Thùy Linh, Phó tổng giám đốc VinFast toàn cầu cũng bày tỏ rất hân hạnh được đồng hành cùng BNI, một tổ chức tài chính uy tín hàng đầu tại Indonesia. VinFast cam kết nỗ lực hết sức để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang xe điện của người dân Indonesia một cách thuận lợi và an tâm nhất. "Với sự hợp tác này, chúng tôi mong muốn chung tay kiến tạo những giá trị tốt đẹp cho xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển xanh và bền vững của Indonesia" - bà Phạm Thùy Linh nói.Sau hơn một năm hiện diện tại Indonesia, VinFast đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với những bước tiến thần tốc: Chính thức động thổ nhà máy lắp ráp, giới thiệu dải sản phẩm đa dạng và các chính sách bán hàng - hậu mãi tiên phong, nhanh chóng mở rộng mạng lưới đại lý và xưởng dịch vụ trên khắp Indonesia.Đặc biệt, VinFast đã hợp tác với GSM và V-GREEN để xây dựng hệ sinh thái "Vì Tương lai Xanh" bao trùm và toàn diện tại Indonesia, góp phần kiến tạo một tương lai xanh - sạch - phồn thịnh, đồng thời làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Indonesia, hướng tới tiến bộ, thịnh vượng.
Nhiều việc làm thời vụ cuối năm thu nhập tăng gấp 3-4 lần đang cần lao động
Trong xã hội ngày nay, với nhịp sống bận rộn và áp lực công việc ngày càng gia tăng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng trở nên cấp thiết. Phòng khám Đa khoa Tháng Tám hiểu rõ điều này và luôn chú trọng đầu tư vào đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến, nhằm cung cấp giải pháp điều trị hiệu quả và toàn diện cho bệnh nhân.Khi đến thăm khám tại Đa khoa Tháng Tám, bệnh nhân sẽ được tư vấn, đặt lịch hẹn cho đến quá trình điều trị đều được sắp xếp hợp lý và thuận tiện, giúp tiết kiệm thời gian cho người bệnh.Phòng khám Đa khoa Tháng Tám đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại. Các công nghệ tiên tiến như hệ thống xét nghiệm tự động; máy siêu âm 2D, 4D, 5D và thiết bị nội soi công nghệ cao giúp nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.Không gian phòng khám rộng rãi, sạch sẽ, và đáp ứng tiêu chuẩn vô trùng, mang lại sự thoải mái và an toàn cho người bệnh. Các khu vực khám bệnh, điều trị và phòng chờ được thiết kế tiện nghi, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu trong suốt quá trình thăm khám.Phòng khám Tháng Tám luôn sẵn sàng phục vụ bệnh nhân từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, mỗi ngày trong tuần, bao gồm cả các ngày lễ, giúp những ai có lịch trình bận rộn dễ dàng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết.Khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe mà còn giúp bạn chủ động chăm sóc cơ thể, phòng ngừa bệnh tật và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.Thông tin liên hệ:
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Cúp truyền hình: Nguyễn Hoàng Sang tạo ấn tượng mạnh ở chặng vượt đèo Khánh Lê
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.