Những tai nghe có thể thay thế AirPods cho người dùng iPhone
Sau 2 năm làm việc văn phòng với mức lương ổn định trên 10 triệu đồng/ tháng, cuối năm 2024, Nguyễn Thanh Đông quyết định nghỉ việc. Áp lực công việc cùng cảm giác không phù hợp khiến chàng trai trẻ rơi vào bế tắc. “Cảm thấy mình không thuộc về môi trường đó. Dù thu nhập tốt, nhưng tinh thần mình cứ dần kiệt quệ”, Đông chia sẻ. Quyết định rời TP.HCM, anh trở về quê nhà ở TP.Vũng Tàu để nghỉ ngơi và tìm lại sự bình yên.Sau một tháng sống cùng gia đình, Đông xin làm phụ bếp tại quán ăn chay. Đông phải dậy từ 4 giờ 30 sáng với việc cắt rau củ, chuẩn bị để kịp bán cho khách lúc 6 giờ. Dù vất vả, Đông không còn cảm thấy áp lực như trước. Buổi chiều, chàng trai đan lưới để kiếm thêm thu nhập.Tổng cộng, mỗi tháng Đông kiếm khoảng 8 triệu đồng, thấp hơn mức lương cũ, nhưng đổi lại, không phải lo tiền trọ và được sống gần gia đình. “Công việc này tuy nặng nhọc, nhưng mình thấy thoải mái hơn nhiều. Mình có thời gian để suy nghĩ xem bản thân thực sự muốn gì”, Đông nói.Dẫu vậy, cuộc sống mới không hoàn toàn dễ dàng. Thỉnh thoảng, Đông vẫn phải đối mặt với những câu hỏi mang tính phán xét: “Học đại học rồi giờ đi phụ bưng bê ở quán ăn à?”. Những lời nói ấy khiến chàng trai không khỏi chạnh lòng. “Ban đầu mình cũng tự vấn bản thân, nhưng rồi mọi thứ sẽ ổn thôi. Quan trọng là mình sống vui vẻ và không hối tiếc”, Đông tâm sự.Đông xem đây là “nghỉ hưu gián đoạn” để tái định hướng cuộc đời, và dự định sẽ quay lại thành phố xin việc vào tháng 6 tới.Thanh Đông không phủ nhận rằng công việc hiện tại chỉ là tạm thời. Chàng trai vẫn ấp ủ kế hoạch quay lại thành phố, tìm một công việc phù hợp hơn với năng lực và sở thích. Nhưng khoảng thời gian làm phụ bếp ở quê nhà đã dạy Đông cách trân trọng những điều giản dị và hiểu rõ giá trị của sự cân bằng trong cuộc sống.“Mình không hối hận vì quyết định này. Nó giúp mình trưởng thành hơn”, Đông khẳng định.Đào Thị Kiều Oanh (26 tuổi), tốt nghiệp ngành marketing Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, từng làm việc văn phòng với mức lương 8 triệu đồng/tháng, đủ để trang trải cá nhân nhưng không thể hỗ trợ gia đình. Áp lực công việc gò bó khiến cô nghỉ việc vào tháng 4.2024. Tạm cất tấm bằng loại khá, Oanh quyết định mua xe đẩy, cùng em trai khởi nghiệp bán bánh mì. Từ lỗ vốn tháng đầu, giờ đây cô kiếm hơn 10 triệu đồng/tháng, đủ lo cho bản thân và em trai mới học xong THPT. Với Oanh, công việc tay chân không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm yêu thích, phù hợp với tính cách và mang lại sự linh hoạt.Với Oanh, hơn 1 năm đẩy xe bán bánh mì, bánh hỏi chưa từng khiến cô hối hận. Oanh cho biết đôi khi hạnh phúc không nằm ở danh vị, mà ở sự tự do và ý nghĩa từ chính đôi tay mình tạo ra. “Hiện tại mình vẫn muốn tiếp tục với công việc này. Nếu sau này có duyên và công việc phù hợp, mình sẽ trở lại làm nhân viên văn phòng”, Oanh nói.Nguyễn Minh Vương (23 tuổi), sinh sống tại 11 Lê Ngô Cát, Q.3 (TP.HCM), từng làm marketing tại một công ty quảng cáo ở Q.3, với lương 12 triệu đồng/tháng, đã nghỉ việc vào tháng 9.2024 vì áp lực deadline và môi trường cạnh tranh. Vương chuyển sang làm nhân viên nhặt bóng tại sân pickleball ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, thu nhập giảm còn 7 triệu đồng/tháng.Dù gia đình và bạn bè ngạc nhiên, Vương không bận tâm đến định kiến. Chàng trai xem đây là giai đoạn làm mới bản thân, giảm căng thẳng và rèn thêm kỹ năng, với dự định quay lại marketing hoặc thử lĩnh vực mới khi sẵn sàng.Ông Bùi Đoàn Chung, từng làm Trưởng phòng nhân sự của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Việt Nam, người sáng lập và điều hành Công ty CP Nghề nhân sự Việt Nam, cho biết nguyên nhân những người trẻ có trình độ học vấn nhưng lại lựa chọn các công việc tay chân là vì dễ làm, dễ tham gia, không đòi hỏi đầu vào, lại được tự do, thoải mái, không bị gò bó về thời gian... Tự do để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, miễn sao có thu nhập đủ dùng. Một số bạn chịu khó, có thể tìm được mức thu nhập cao hơn văn phòng. Theo ông Chung việc giới trẻ chọn công việc linh hoạt, khiến doanh nghiệp khó tuyển dụng cho các vị trí cần trình độ. Nhiều người quen tự do, ngại quay lại môi trường gò bó, chọn công việc chân tay dài hạn, dẫn đến mất lực lượng lao động tri thức và gia tăng cạnh tranh ở các việc giản đơn.“Tự do không chỉ là giờ giấc thoải mái, mà nên được hiểu là khả năng làm chủ công việc, duy trì kỷ luật và trách nhiệm cao. Lời khuyên cho các bạn trẻ là kiên trì, chủ động học hỏi, tránh chạy theo xu hướng nhất thời hay thu nhập trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội phát triển dài hạn, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho cả sự nghiệp và cuộc sống”, ông Chung nói.Ricons tham gia tài trợ chính chương trình ‘Chạy vì trái tim 2024’
Chiều 4.3, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị lần thứ 3 để hiệp thương cử bổ sung Ủy viên Ủy ban và Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định khóa 12, nhiệm kỳ 2024 - 2029.Tại hội nghị, 100% đại biểu tham dự đã biểu quyết thống nhất cao, hiệp thương cử bổ sung 3 Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định khóa XII, gồm: Bà Lê Bình Thanh, Tỉnh ủy viên, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực UBKT Tỉnh ủy Bình Định; ông Đinh Văn Lung, nguyên Trưởng ban Dân tộc tỉnh; bà Nguyễn Thị Thúy Hồng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định.Sau đó, bà Lê Bình Thanh được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Đinh Văn Lung giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định, khóa 12.Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Lê Bình Thanh, tân Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định, cảm ơn sự tín nhiệm, tin tưởng giao nhiệm vụ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định."Trên cương vị công tác mới, tôi hứa sẽ không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công", bà Thanh nói.Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Định, chúc mừng các lãnh đạo được hiệp thương cử bổ sung, thay thế Ủy viên Ủy ban, giữ các chức vụ Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, khóa 12.Ông Toàn đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định sớm phân công lại nhiệm vụ của các Ủy viên Ban Thường trực, đảm bảo công việc thông suốt, đạt hiệu quả cao nhất; nhanh chóng đề xuất các cấp có thẩm quyền kiện toàn lại tổ chức Đảng của MTTQ Việt Nam tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan chuẩn bị các phương án sắp xếp, tinh gọn một lần nữa theo mô hình mới, sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai.
SUV đô thị ‘lên ngôi’ năm 2022: Toyota Corolla Cross bán chạy nhất phân khúc
Có chăng, sự “khó chịu” chỉ xuất hiện ở thời điểm khởi hành. Bởi lẽ, việc cầm lái chiếc SUV địa hình len lỏi qua những tuyến đường nội đô đông đúc mang đến một chút cảm giác nhàm chán và “bức bí”. Mặc dù vậy, trên những đoạn đường này, chúng tôi lại phát hiện thêm một trang bị cực kì ấn tượng trên Defender 90, đó là hệ thống camera 360.
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.
Nhận định bóng đá, Tottenham vs Liverpool (23 giờ 30 ngày 19.12): Quyết đấu trong cơn bão Covid-19
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.