Mua xe bán tải nên chọn Ford Ranger hay Isuzu D-Max?
Nhóm sinh viên của Trường ĐH Văn Hiến gửi phản ánh tới Báo Thanh Niên: “Trường ĐH Văn Hiến đang gây bức xúc lớn khi tự ý thay đổi hình thức học từ học trực tiếp sang học online (trực tuyến-NV) mà không lấy ý kiến từ phía sinh viên. Khi chuyển đổi sang hình thức học online, mức học phí vẫn giữ nguyên như các lớp học trực tiếp. Điều này hoàn toàn không hợp lý”.Một sinh viên cho hay học phí phải đóng cho mỗi tín chỉ học trực tiếp là 1.030.000 đồng. “Em đăng ký học 3 tín chỉ ở cơ sở 615 Âu Cơ. Số lượng buổi học trực tiếp của 3 tín chỉ là 9 buổi còn học trực tuyến là 11 buổi. Như vậy, tính ra mỗi buổi học trực tiếp có học phí cao hơn (khoảng 343.000 đồng) là mỗi buổi học trực tuyến (khoảng 280.000 đồng)", sinh viên này chia sẻ.Từ sự việc trên, nhóm sinh viên đề nghị: “Trường ĐH Văn Hiến cần minh bạch lý do và quy trình chuyển đổi từ lớp học offline sang online. Đồng thời học online sinh viên không được hưởng cơ sở vật chất, thiết bị… thì phải giảm học phí đối với các tín chỉ học online”.Trao đối với phóng viên Báo Thanh Niên, bà Trần Thị Phương Thảo, thành viên Hội đồng trường Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: “Năm nay nhà trường có kế hoạch sửa chữa cơ sở 615 Âu Cơ, Q.Tân Phú, TP.HCM. Theo tiến độ mà nhà thầu thông báo thì việc sửa chữa này sẽ hoàn thành vào giữa tháng 12. Vì vậy trước đó, trường đã cho sinh viên đăng ký học phần học trực tiếp tại cơ sở này. Tuy nhiên, vì yếu tố khách quan là nhà thầu không xong kịp tiến độ, phải trước Tết Nguyên đán mới hoàn thiện nên trường phải tạm thời chuyển các em sang học trực tuyến”.Theo bà Thảo, trước khi chuyển qua học trực tuyến, vào chiều 27.12, trường đã thông báo và giải thích cho sinh viên của 4 lớp (khoảng 400 sinh viên) đã đăng ký học tại cơ sở 615 Âu Cơ biết qua tin nhắn trên hệ thống. "Việc chuyển đổi này là bất khả kháng và trường cũng đang tăng tốc để xong trước Tết Nguyên đán. Các em sẽ học trực tuyến 3 tuần trước tết. Trên thực tế, cơ sở tại khu đô thị Nam thành phố của trường vẫn còn phòng trống nhưng vì nhiều em đã có lịch học trực tiếp tại một cơ sở khác gần 615 Âu Cơ trong buổi sáng hoặc chiều nên rất khó sắp xếp. Do 2 nơi cách xa nhau nên nếu sáng học một nơi, chiều học một nơi sẽ khiến các em di chuyển bất tiện. Sau tết, việc sửa chữa và sắp xếp hoàn thiện, các em sẽ học trực tiếp tại cơ sở này như đã đăng ký”, bà Thảo khẳng định.Về việc sinh viên yêu cầu trường phải giảm học phí các tín chỉ có buổi học trực tuyến, bà Thảo cho biết trường cần phải kiểm tra cụ thể từng sinh viên, vì học phí trường cam kết không tăng cho sinh viên và mỗi năm từng ngành có mức học phí khác nên học phí của mỗi sinh viên là khác nhau.Bà Thảo cho biết thêm: "Do vẫn trả lương cho giảng viên nên không thể giảm học phí mà trường hỗ trợ 2 phương án: Sinh viên có thể chuyển địa điểm học hoặc hoặc hủy học phần và được hoàn học phí buổi trực tuyến đã học"."Nếu em nào muốn chuyển sang lớp khác hoặc muốn hủy học phần này thì trường cũng hoàn toàn hỗ trợ và cam kết sẽ không thu học phí buổi học trực tuyến đã diễn ra của học phần được hủy, số tiền này sẽ được hoàn vào tài khoản của sinh viên. Đến thời điểm này các em mới học trực tuyến được khoảng một tuần. Sinh viên liên hệ Trung tâm Chăm sóc người học để trường hỗ trợ tốt nhất cho các bạn", bà Thảo cho hay.'Challengers': Phim tình tay ba 'hốt bạc' tại phòng vé Bắc Mỹ
Những ngày qua, trên mạng xã hội đăng tải clip một xe cứu thương hụ còi liên tục nhưng đứng chôn chân gần giao lộ Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng (P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM). Xe hơi, xe máy nêm chật cứng. Một người dùng mạng xã hội tương tác: Những tiếng kêu vô vọng của xe cứu thương.Thực tế trên đường Lý Thường Kiệt, nơi mà xe cứu thương xuất hiện nhiều hướng Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115… cũng cho thấy có tình trạng tương tự. Mặc dù xe cứu thương hụ còi inh ỏi, lấn vào làn xe máy, nhưng xe máy vẫn không nhường đường vì quá kẹt xe.Lý do được người đi đường đưa ra là tuân thủ Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Theo nghị định này thì người đi xe máy leo lề bị xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe.Chia sẻ với PV Báo Thanh Niên, một tài xế lái xe cứu thương tại TP.HCM cho biết, khi kẹt xe thì xe máy không nhường đường vì họ không thể quẹo phải và leo lề vì sợ bị phạt. Có những cuốc xe cứu thương vào giờ cao điểm đi từ đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) đến Bệnh viện Chợ Rẫy chậm hơn 10 phút so với trước đây. Theo người này, xe cứu thương hú còi nhưng kẹt xe thì cũng khó mà nhường đường. "Còn nếu xe leo lề nhường đường cho xe cứu thương và bị phạt thì làm sao chứng minh được họ nhường đường cho xe cấp cứu", tài xế xe cứu thương nói và đề nghị nên gắn đèn cho xe máy quẹo phải, nhất là ngã tư giao nhau với đường một chiều…Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, dịp tết thì xe sẽ đông, nhất là có thêm quy định xử phạt mới. Mặc dù đường sá đông đúc, giao thông có ảnh hưởng, di chuyển có chậm một chút nhưng cấp cứu vẫn đảm bảo ổn. Các ca cấp cứu vẫn tiếp cận được và đưa đến bệnh viện. "Xe vẫn hụ còi, người dân giãn ra thì đi được khi nào thì đi. Đặc biệt là các ngã tư có CSGT thì được hỗ trợ, còn nơi không có CSGT thì hơi rối vì người dân sợ bị xử phạt", lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 thông tin. Nhưng làm sao để không bị xử phạt khi nhường đường cho xe cứu thương mà vi phạm luật Giao thông đường bộ? "Phía Trung tâm cấp cứu 115 có trang bị camera hành trình, khi người dân cần thì sẽ trích xuất và cung cấp. Điều này cũng sẽ giải quyết được phần nào pháp lý. Tuy nhiên vẫn còn trạm cấp cứu vệ tinh chưa gắn camera hành trình", lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 chia sẻ.Lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 cho biết, trước đó, lúc 17 giờ 59 ngày 11.1, Tổng đài 115 TP.HCM tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu bệnh nhân nữ, 78 tuổi (ở Q.7). Gia đình cho biết, khi đang ăn cơm thì bệnh nhân đột nhiên té ngã, bất tỉnh, lay gọi không trả lời.Điều phối viên cấp cứu 115 nhanh chóng trấn an người thân, sử dụng nghiệp vụ xác định được nạn nhân ngưng tim - ngưng thở và lập tức hướng dẫn người nhà ép tim sơ cứu ngay cho nạn nhân, đồng thời điều động xe cấp cứu trạm vệ tinh Bệnh viện Q.7 hỗ trợ.Để đảm bảo việc sơ cứu được thực hiện đúng khi hướng dẫn cho người gọi, điều phối viên kết nối cuộc gọi video quan sát trực tuyến để điều chỉnh các thao tác, tư thế cho người sơ cứu. Đồng thời theo dõi tình hình nạn nhân qua video để đưa ra các chỉ dẫn bổ sung liên tục đến khi đội ngũ cấp cứu đến. Chỉ sau 5 phút ép tim bà cụ có dấu hiệu thở trở lại, có đáp ứng đau mà có thể thấy rõ qua cuộc gọi video. Điều phối viên tiếp tục hướng dẫn cho người thân đưa bệnh nhân về tư thế an toàn và theo dõi đến khi có đội cấp cứu đến. Sau đó, đội cấp cứu có mặt tại hiện trường tiếp cận, xử trí và chuyển nạn nhân an toàn đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để tiếp tục thăm khám và điều trị. Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115, trong cuộc sống hằng ngày, không ai có thể lường trước được những vấn đề sức khỏe bất ngờ có thể xảy ra. Những tình huống khẩn cấp như tai nạn giao thông, đột quỵ, đau tim, hay tai nạn lao động đều có thể đe dọa tính mạng và sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Lúc này, việc gọi cấp cứu 115 trở thành một trong những giải pháp cứu sinh hàng đầu.
Lãi suất giảm, tín dụng tháng 3 tăng gần 1%,
Theo đó các hạng mục của dự án Tân An Huy được khởi công lần này gồm: hệ thống đường giao thông, hệ thống cống thoát nước, cây xanh, hệ thống chiếu sáng và bờ kè. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành sau 36 tháng, tức vào ngày 6.2.2028.Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Tân An Huy cho biết, dự án đã xây dựng được khoảng 30% khối lượng công việc nhưng sau đó phải dừng lại khi Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Tân An Huy mất vào năm 2017. Cùng với việc Thanh tra TP.HCM chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án như nợ thuế 216 tỉ đồng, 14 căn nhà đã xây dựng không phép sai quy hoạch, dự án đền bù chưa xong, chưa hoàn thiện hạ tầng... dự án dở dang và bất động suốt nhiều năm qua. "Hiện doanh nghiệp đã có phương án tốt, đảm bảo đủ khả năng tài chính để tiếp tục thực hiện và hoàn thành dự án, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng đúng quy định của pháp luật. UBND huyện Nhà Bè cũng đã có văn bản báo cáo Thanh tra TP.HCM xem xét trình UBND TP.HCM cho chúng tôi tiếp tục thực hiện dự án. Công ty cam kết sẽ hoàn thành dự án nhà ở này trong thời hạn 36 tháng, khắc phục hoàn toàn những sai phạm, triển khai dự án đúng quy định của pháp luật nếu UBND TP.HCM cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại", ông Hải khẳng định và mong muốn, chính quyền TP sẽ tạo điều kiện để ban lãnh đạo mới hoàn thiện dự án. Có mặt tại buổi khởi công sáng nay có không ít khách hàng, những người đã mua nền đất và đóng đủ tiền cho chủ đầu tư từ rất lâu, trong đó có hàng trăm người đã được giao nền nhưng nhiều năm qua không thể xây dựng nhà. Vì vậy, việc chủ đầu tư khởi công hạng mục hạ tầng dự án đã mở ra hy vọng hồi sinh dự án, trả lại quyền lợi chính đáng cho người mua đất. Nhiều khách hàng cho biết, họ mừng "phát khóc" khi thấy dự án khởi công trở lại sau hàng thập kỷ dở dang, gây thiệt hại lớn cho người mua. Việc dự án Tân An Huy khởi công trở lại trong những ngày đầu xuân cũng là tin mừng mà Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gửi đến các hội viên của hiệp hội. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, dự án Tân An Huy đã bị "đứng hình" 20 năm qua do năng lực yếu kém của chủ đầu tư trước đây nên cả khách hàng và người dân có đất trong khu vực dự án đều bị thiệt hại, không được an cư lạc nghiệp. Nay, Công ty Tân An Huy đã có ban lãnh đạo mới có năng lực và tâm huyết, đồng thời nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND TP.HCM giao Thanh tra Thành phố chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường và các đơn vị liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án được khởi công trở lại là tin mừng cho khách hàng và người sử dụng đất trong dự án. HoREA kỳ vọng chủ đầu tư gặp gỡ đối thoại chân thành với người sử dụng đất trong khu vực dự án và khách hàng theo nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm hài hòa lợi ích của khách hàng, người sử dụng đất, chủ đầu tư và lợi ích công cộng để tái khởi động lại dự án thành công.
Tổ chức hoặc cá nhân có thể lực chọn một trong các loại hình kinh doanh để đăng ký kinh doanh dạy thêm: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Trong đó, đa phần sẽ lựa chọn loại hình hộ kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh với sự tư vấn của luật sư Hoàng Tư Lượng, Đoàn luật sư TP.HCM.Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thểCăn cứ tại Điều 87, Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể bao gồm:Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thểCăn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo hai cách:Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận và giải quyết hồ sơKhi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.Thứ nhất là đăng ký thuế lần đầuCăn cứ Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hộ kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh dạy thêm cần thực hiện thủ tục đăng ký thuế lần đầu như sau:Hộ kinh doanh dạy thêm cần chuẩn bị các giấy tờ sau nộp tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh:Thứ hai là niêm yết thông tin tại cơ sở dạy thêmTheo quy định tại điểm b khoản 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định dạy thêm học thêm thì cá nhân, tổ chức kinh doanh dạy thêm phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các nội dung:Thứ ba, nếu là giáo viên trường công thì phải nộp báo cáo cho hiệu trưởngKhoản 3 Điều 6 Thông tư 29 quy định, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 tại phụ lục kèm theo thông tư này.Thứ tư, hộ kinh doanh dạy thêm học thêm tuân thủ quy định phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho học sinhTheo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về nguyên tắc dạy thêm, học thêm quy định rõ: Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm sức khỏe của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.Ngoài ra, căn cứ Phụ lục 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, hộ kinh doanh dạy thêm không thuộc trường hợp quản lý về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn như:Luật sư Hoàng Tư Lượng lưu ý theo khoản 3, điều 4 của Thông tư 29 quy định: "Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường". Như vậy, giáo viên trường công không thể đứng tên là chủ hộ để đăng ký kinh doanh dạy thêm mà chỉ có thể là thành viên hộ (không có quyền quản lý điều hành); hoặc ký hợp đồng dạy thuê với một cơ sở dạy thêm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dạy thêm.
Tất đen được Dương Mịch, Nhiệt Ba đem lên sàn diễn, visual quyến rũ mê hoặc