Xe tải chạy 'cướp làn' còn thái độ ngang ngược: Đề nghị xử phạt nặng!
Tại AEON Mall Tân Phú trưa 8.3, khách hàng mua sắm không khỏi thích thú trước những bó hoa xuất hiện tại quầy rau củ. Xà lách, bông cải được "thay áo" thành hoa, mỗi bó hoa đều được các nhân viên chăm chút lại cẩn thận, chúng được thắt nơ và điểm thêm một vài nhánh hoa baby trắng trông rất dễ thương. Đây có lẽ cũng là lý do tại khu vực này bạn trẻ xếp hàng dài chỉ để mua hoa… rau củ. Lương Trần Công Thắng, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: "Đây là cách làm độc đáo, thay vì mình mua hoa bình thường để vài ngày sẽ héo xong đem bỏ thì rất lãng phí. Mình đã mua một bó hoa bằng bông cải và một bó xà lách để tặng mẹ và người yêu, sau ngày 8.3 chắc mình sẽ nhờ mẹ xào bông cải để ăn". Theo khảo sát, mỗi bó hoa bông cải có giá dao động từ 50.000 - 55.000 đồng, giá có phần cao hơn so với thông thường. Nhưng nhiều người trẻ vẫn sẵn sàng mua vì sự tiện ích mua một được hai của món quà này đem lại. Nguyễn Hoàng Tuấn (25 tuổi), trọ trên đường Cộng Hoà, Q.Tân Bình, TP.HCM đã mua 4 bó hoa làm từ súp lơ để về tặng người thân. "Mình thấy món quà này rất thú vị, người nhận có thể ăn chúng, hơn hết nó cũng có nhiều ý nghĩa. Súp lơ có một cuống và các nhánh được tỏa ra nhiều hướng nhưng chụm lại với nhau thể hiện sự viên mãn. Hơn nữa súp lơ cũng có nhiều dinh dưỡng nên mình nghĩ đây là món quà tuyệt vời để tặng những người yêu thương trong dịp lễ này", Tuấn nói. Năm nay các loại hoa tươi được khách hàng mua nhiều hơn hoa sáp và hoa khô, trái ngược hẳn với xu hướng năm rồi. Dạo quanh các con đường tại TP.HCM, các mặt hàng hoa sáp được bày bán khá nhiều nhưng tình hình chung của các tiểu thương bán loại hoa này là ế khách. Nguyễn Công Lập (24 tuổi), đang làm nhân viên cửa hàng tiện lợi trên đường Tân Kỳ Tân Quý, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết: "Năm nay mình chỉ mua một nhánh hồng tươi tặng người yêu do kinh tế khó khăn nên phải tiết kiệm. Mình nghĩ không quan trọng là tặng người ấy món quà đắt tiền mà là cách thể hiện tình cảm", Lập nói. Chị Hoàng Thị Loan, một tiểu thương bán hoa trên đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết năm nay chủ yếu bán được các loại hoa tươi và cành hoa lẻ còn hoa sáp thì khó bán. "Từ hôm qua đến giờ chủ yếu tôi bán được loại hoa hồng tươi, mỗi nhánh có giá 10.000 đồng. Người ta chuộng mua loại này khá nhiều, riêng hoa sáp với gấu bông năm nay nhập nhiều nhưng hơi khó bán."Chị Loan cho hay tình hình chung năm nay hoa bán chậm hơn so với năm rồi. "Năm trước chỉ cần đến trưa 8.3 đã bán được gần nửa số bông nhưng năm nay còn nhiều. Chỉ mong từ đây đến tối mọi người ra ủng hộ chứ không thì thất thu", Chị Loan than thở.Chị Loan cho biết hoa hồng sáp loại 20 bông giá dao động từ 200.000 - 250.000 đồng, loại nhỏ hơn thì 5 bông có giá 50.000 đồng, còn các loại hoa hồng giấy thì dao động từ 50.000 - 500.000 đồng. Đối với hoa tươi, chỗ chị Loan có nhiều loại như hoa hồng nhánh nhỏ giá 10.000 đồng, còn hoa hồng Đà Lạt loại to thì dao động từ 25.000 - 30.000 đồng một nhánh. Hoa tươi bó có giá dao động từ 200.000 - 500.000 đồng một bó tùy theo nhu cầu của khách.Bị tấn công mạng, thị phần môi giới quý 1/2024 của VNDIRECT sụt giảm
Mạng xã hội đang xôn xao vụ việc một khách hàng ở TP.HCM đặt phòng khách sạn tại Nha Trang từ ngày 1.2 đến 5.2 qua ví điện tử. Tuy nhiên khi đến nơi nhận phòng, người dùng lại được thông báo: "Khách sạn chúng tôi không nhận tiền online, không đặt qua bên thứ ba". Chia sẻ trong hội nhóm hơn 2 triệu thành viên, người này cho biết nhân viên khách sạn xác nhận từ tết đến nay đã có vài gia đình đến và gặp tình huống tương tự. Cơ sở lưu trú nói không nhận được tiền và thông tin đặt phòng của khách do đó không thể giao phòng.Vị khách cho biết đã liên hệ với số điện thoại trong phần thông tin đặt phòng nhưng không được. Tổng đài chăm sóc khách hàng của ví điện tử nói "sẽ liên lạc các bộ phận liên quan để xử lý và giúp hủy đặt phòng". Tuy nhiên, người dùng sẽ mất phí ngày đầu tiên.Một ngày sau khi chưa được giải quyết thỏa đáng, người dùng quay lại khách sạn, quay video xác minh cùng nhân viên khách sạn. Đại diện đơn vị lưu trú xác nhận đúng địa chỉ, thông tin như trên nền tảng nhưng họ không nhận đặt phòng qua ví điện tử. "Ngoài nguy cơ mất tiền, mình đã mất thời gian và có trải nghiệm xấu với đơn hàng này", vị khách nói.Trong phần bình luận, một số người cho biết đã gặp tình trạng tương tự. "Mình cũng từng bị, đặt phòng ở Bùi Viện (TP.HCM) cho bạn mà đến nơi khách sạn báo hết phòng, không nhận được thông báo từ ứng dụng", tài khoản Kim Thêu bình luận.Nhiều người khác cho biết, không chỉ ví điện tử, họ còn gặp tình trạng tương tự trên nhiều nền tảng đặt phòng online phổ biến. Người dùng tên Bảo Liên kể từng đặt phòng khách sạn ở Nha Trang nhưng khi lên đến nơi, lễ tân nói không liên kết với nền tảng nên không biết. Sau đó nhân viên khách sạn nói khách hủy online để đặt trực tiếp.Còn trong chuyến du lịch Vũng Tàu, sau khi đặt phòng đẹp trên Booking, khi đến nơi khách sạn chỉ bàn giao phòng nhỏ. Sau khi liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng, nền tảng đã hoàn tiền cho khách. "Nhiều khi khách sạn không muốn mình đặt qua ứng dụng để không mất phí. Lỗi này của ứng dụng 1 thì của khách sạn 10", Bảo Liên bình luận.Theo những người có kinh nghiệm lâu năm, giá trên các nền tảng, ứng dụng đặt phòng online đôi khi không sát với thực tế, đặc biệt trong những dịp cao điểm du lịch. Việc nền tảng để giá quá thấp so với thực tế để thu hút khách hàng khiến đơn vị lưu trú bị thiệt, dẫn đến việc không bàn giao phòng như trên đơn hàng đã thanh toán. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng các đối tượng xấu đã lợi dụng lỗ hổng của nền tảng, mạo danh khách sạn đăng thông tin để trục lợi. Trước đó, nhiều người còn bị lừa mất hàng trăm triệu đồng khi đặt phải "khách sạn ảo". Kẻ gian đã giả mạo các trang thông tin của khách sạn lớn, thu tiền khách hàng rồi chặn liên lạc, không cung cấp dịch vụ.Để tránh tiền mất tật mang, du khách có thể đặt phòng trực tiếp thông qua các kênh liên lạc của cơ sở lưu trú. Trong trường hợp đặt phòng qua bên thứ ba như các ứng dụng du lịch hay ví điện tử, khách hàng nên chọn những đơn vị uy tín và gọi điện xác nhận với khách sạn trước chuyến đi.Tuy nhiên, trong những mùa du lịch cao điểm, vẫn xảy ra tình trạng khách đặt phòng qua ứng dụng nhưng khách sạn không nhận hoặc đột ngột bị hủy sát giờ khiến nhiều người bức xúc. Cơ quan chức năng khuyến cáo, khi gặp những trường hợp tương tự, du khách có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm hỗ trợ du khách hoặc đường dây nóng của địa phương để phản ánh và được hỗ trợ kịp thời.
Nguyên Vũ tiết lộ 'báu vật' giúp kiếm tiền 'khủng'
Tại Indonesia, Honda PCX 160 có giá bán từ 31,1 - 34,7 triệu rupiah, tương đương 49,5 - 55,2 triệu đồng. Trong khi đó, Honda Vario 160 2022 có giá từ 25,96 - 28,66 triệu rupiah, tương đương 41,4 - 45,7 triệu đồng. Theo nguồn tin của Thanh Niên, hiện tại Honda PCX 160 được nhập về Việt Nam được các đại lý bán với giá từ 88 - 90 triệu đồng. Trong khi lô xe Honda Vario 160 2022 cũng đã về Việt Nam và bước đầu được một đại lý ở TP.HCM báo giá lên tới hơn 80 triệu đồng.
Tuy nhiên, cũng như các loại thực phẩm khác, nếu khoai lang ăn quá nhiều có thể gây hại. Điều trước tiên là khoai lang cũng là thực phẩm nên cũng chứa calo, ăn quá nhiều sẽ gây thặng dư calo, dẫn đến tăng cân.
Gần Noel, sao TP.HCM vẫn nắng nóng?
Cuộc trò chuyện vô tình của hai mẹ con chị Tư chợt làm tôi liên tưởng đến nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao khi mà đứa con trai nhỏ muốn giữ lại chú cún con để nuôi nhưng rồi chị vẫn phải bán đi bởi đó là gói mì tôm, là hộp sữa của chồng, của con. Cuộc sống của những người có hoàn cảnh khó khăn luôn là vậy, vất vả đến khắc nghiệt và đầy rẫy những quyết định đau lòng.Ngôi nhà của gia đình chị Nguyễn Thị Tư chỉ được lợp mái cọ, khác biệt so với những căn nhà mái ngói, bê tông của xã Bình Thành, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Nhưng nó lại tương đồng mạnh mẽ với dáng vẻ của nữ chủ nhân, gầy gò, nhỏ bé và đôi phần khắc khổ. "Cuộc sống gia đình mình thật sự khó khăn. Thu nhập cả tháng chỉ được khoảng 1,5 triệu đồng. Mình cũng hay ốm đau nhưng không dám chữa trị. Còn phải lo tiền ăn, tiền học cho các cháu, tiền khám chữa bệnh cho chồng, ngày càng nhiều", chị Tư tâm sự.Chồng chị, người từng là lao động chính, giờ chỉ có thể làm những việc vặt trong nhà sau một tai nạn lao động khiến anh bị giãn xương sườn. Bản thân chị cũng thường xuyên chịu nhiều cơn đau do giãn dây chằng, viêm đại tràng, viêm dạ dày và thoái hóa cột sống, cùng với huyết áp thấp… Hai đứa con tuổi ăn học cũng bị suy dinh dưỡng và chậm lớn. Điều đó cũng phải thôi khi mà họa hoằn lắm, bữa cơm gia đình mới có được quả trứng, miếng thịt. Còn lại, đa phần chỉ là rau luộc và lạc rang.Những ngày đông lạnh cắt da, khi mà nhiều người còn ngại ra đường thì bước chân lặng lẽ của chị Tư đã miệt mài phải đi hái chè thuê trên những đồi chè. Tiền công chỉ khoảng 8.000 - 9.000 đồng/kg nhưng lại là một khoản thu đáng kể. Dẫu vậy, mùa chè cũng chỉ có thời, có vụ nên thu nhập từ việc hái chè cũng lúc có, lúc không. Khi không hái chè, chị nhận sửa quần áo, bằng chiếc máy may cũ kỹ thường xuyên hỏng hóc, nhưng cũng chỉ có một vài khách mỗi tháng. Không oán thán, chẳng so bì, cũng không trông chờ vào bất cứ sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, chị Tư nhẫn nại làm việc từng ngày, để lo từng bữa cơm, viên thuốc, hộp sữa cho con, cho chồng rồi cuối cùng mới là cho bản thân mình."Mình mong muốn được chăn nuôi lắm vì vừa có thêm nguồn thu, lại quanh quẩn ở nhà chăm chồng con, may sửa quần áo. Nhưng đó cũng chỉ là ước mơ thôi, vì mình không có tiền", đó là mong muốn nhưng cũng là "điểm nghẽn" chị Tư và cả gia đình.Chị Nịnh Lệ Thúy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thành, chia sẻ: "Gia đình chị Tư thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống rất bấp bênh nhưng chị ấy là người kiên cường, chịu khó".Những tưởng mong muốn ấy cứ mãi là xa vời cho đến ngày chương trình Ước mơ xanh tìm đến chị với một đàn lợn giống 10 con và toàn bộ thức ăn, vật dụng cần thiết để chị có thể khởi nghiệp chăn nuôi. Chị Tư không giấu được xúc động: "Nhận được đàn lợn mà mình vui lắm. Đây là mơ ước từ lâu nhưng mình chưa bao giờ dám nghĩ nó sẽ thành hiện thực. Giờ thì mình có hy vọng để cải thiện cuộc sống gia đình". Với chị, hành trình chăn nuôi chỉ mới bắt đầu nhưng đầy hứa hẹn và ánh lên trong mắt chị giờ đây là hy vọng, là niềm tin rằng cuộc sống ngày mai sẽ bớt khó khăn hơn. "Ước mơ xanh đã mang đến hy vọng mới, không chỉ về kinh tế mà còn giúp chị Tư có thêm động lực để tiếp tục vươn lên!", chị Nịnh Lệ Thúy cũng không giấu được xúc động khi chứng kiến ngày vui của gia đình chị Tư.Ước mơ xanh là chương trình hỗ trợ sinh kế giúp phụ nữ yếu thế khởi nghiệp, qua đó tự chủ kinh tế và thay đổi cuộc sống với nguyên tắc hỗ trợ là "Trao cần câu, không trao con cá". Chương trình do Công ty F88 thực hiện từ năm 2024 và đã triển khai tại một số tỉnh thành như TP.HCM, Lâm Đồng, Bến Tre và Thái Nguyên. "Mục tiêu lớn nhất của Ước mơ xanh không hẳn là trao đi cơ hội thay đổi mà mà là "mở khóa" niềm tin, quyết tâm và sức mạnh của những người yếu thế. Bởi tôi tin rằng, khi có một điểm tựa, một niềm tin, họ sẽ tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn", lãnh đạo F88 khẳng định, "Trong năm 2025 Ước mơ xanh đặt mục tiêu mỗi tháng giúp tối thiểu hai hoàn cảnh khó khăn vươn lên, làm chủ cuộc sống".