Dự báo Việt Nam sẽ thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.Quân Nguyễn, Pu Lê giành giải thưởng Chuyên gia trang điểm của năm
Hôm nay (7.2), nhiều người dân hàng ngày lưu thông qua khu vực giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Q.7 - H.Nhà Bè) thở phào nhẹ nhõm vì tuyến đường đã thông thoáng. Từ 8 giờ sáng, dù đúng giờ cao điểm nhưng không còn tình trạng ô tô, xe tải nối đuôi nhau di chuyển rất chậm từ đoạn vòng xoay ngay trước tòa nhà PVgas kéo dài qua cầu Rạch Đĩa 2 như mọi ngày.Xuống tới khu vực vòng xoay, xe cũng thoát rất nhanh. Quanh 4 hướng cả trục Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ, không gặp hình ảnh xe lộn xộn, ùn ứ. Đến chiều ở hướng ngược lại hướng từ Q.7 đi H.Nhà Bè đã chấm dứt cảnh ô tô phải xếp nối đuôi trên đường Nguyễn Hữu Thọ từ trước cổng Trường đại học Tôn Đức Thắng tới tận đoạn giao Nguyễn Văn Linh. Các phương tiện di chuyển thuận tiện, nhanh chóng.Theo quan sát, hệ thống đèn tín hiệu tại nút giao đã có sự điều chỉnh. Đèn xanh hướng trục Nguyễn Hữu Thọ đã được đẩy từ hơn 20 giây lên 58 giây, trong khi đèn đỏ giảm từ gần 90 giây xuống chỉ còn 65 giây. Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết sau khi nhận được phản ánh của bạn đọc thông qua báo Thanh Niên, cán bộ thuộc Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ của Sở đã trực tiếp khảo sát thực tế. Qua ghi nhận sơ bộ của Sở, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ vừa thông xe đã bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ chủ yếu do hệ thống đèn tín hiệu chưa phù hợp. Sau khi 2 hầm chui hướng Nguyễn Văn Linh đưa vào khai thác, lượng phương tiện lưu thông trên Nguyễn Văn Linh qua giao lộ đã giảm rất nhiều, trong khi lượng phương tiện di chuyển trên trục Nguyễn Hữu Thọ vẫn đông như cũ. Tuy nhiên, Đội CSGT Nam Sài Gòn chưa phối hợp cùng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP (Ban Giao thông - chủ đầu tư) để điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu, vẫn để thời lượng đèn ưu tiên cho dòng xe chạy từ hướng Nguyễn Văn Linh, dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện trên đường Nguyễn Hữu Thọ đi từ 2 hướng phải dừng chờ đèn đỏ rất lâu và không đủ thời gian đèn xanh để vượt qua nút giao, dẫn đến ùn ứ."Chúng tôi đã lập tức yêu cầu Đội CSGT Nam Sài Gòn điều chỉnh lại thời lượng đèn tín hiệu sao cho phù hợp. Do dự án đưa vào sử dụng khi chưa hoàn chỉnh toàn bộ và bàn giao nên hiện mọi công tác điều tiết đều cần phối hợp nhiều bên. Chiều nay, Sở sẽ họp với Đội CSGT Nam Sài Gòn, Ban Giao thông và các bên liên quan để đối chiếu hình ảnh, số lượng đo đếm phương tiện thực tế qua hệ thống camera, phân tích xem còn những bất cập gì sẽ lên phương án giải quyết ngay, để nút giao có thể phát huy tối đa tác dụng khi được đưa vào khai thác" - đại diện Sở GTVT TP.HCM thông tin.
Dùng ngọc trai tổng hợp có tự tin như ngọc tự nhiên và nuôi cấy?
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên khoa về giấc ngủ Sleep Medicine năm 2020, kiểm tra 182 nam giới mới mắc chứng ngưng thở khi ngủ, cho thấy khoảng 60% bị giảm ham muốn, theo WebMD
So với pin lithium ion, pin silicon carbon mang lại dung lượng lớn hơn trong thiết kế nhỏ gọn, giúp kéo dài tuổi thọ pin mà không làm tăng trọng lượng hay độ dày của thiết bị. Dưới đây là những smartphone đáng chú ý trang bị công nghệ pin này.Find X8 trang bị pin silicon carbon 5.630 mAh, trong khi Find X8 Pro có pin 5.910 mAh. Cả hai đều hỗ trợ sạc nhanh SuperVOOC 80W, sạc không dây 50W và sạc ngược không dây 10W. Pin của Find X8 Pro được thiết kế với hàm lượng silicon cao cho độ bền lâu hơn và quản lý nhiệt tốt hơn trong quá trình sạc nhanh.Cả hai sử dụng chip MediaTek Dimensity 9400 kết hợp RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 1 TB. Find X8 có màn hình AMOLED 6,59 inch, trong khi Find X8 Pro có màn hình LTPO AMOLED 6,78 inch với độ sáng tối đa 4.500 nit và hỗ trợ Dolby Vision. Hệ thống camera bao gồm camera chính 50 MP, camera siêu rộng 50 MP và camera tele tiềm vọng 3x 50 MP. Đặc biệt, Find X8 Pro còn trang bị camera zoom tiềm vọng 6x 50 MP. Cả hai đều đạt chuẩn chống nước và bụi với xếp hạng IP68 + IP69.iQOO 13 trang bị pin silicon carbon 6.150 mAh hỗ trợ sạc nhanh 120W giúp sạc đầy chỉ trong 30 phút. Tuy không có sạc không dây nhưng máy vẫn hỗ trợ sạc UFCS 44W và sạc PPS 100W cho hiệu quả quản lý năng lượng cao. Màn hình BOE Q10 2K+ AMOLED 6,82 inch với tốc độ làm mới 144 Hz và độ sáng tối đa 4.500 nit là một điểm nhấn khác.Thiết bị đi kèm chip Snapdragon 8 Elite với RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 1 TB. Mặt sau có camera chính Sony IMX921 50 MP, camera siêu rộng 50 MP và camera tele 2x 50 MP.Vivo X200 trang bị pin silicon carbon 5.800 mAh với sạc nhanh có dây 90W, trong khi Vivo X200 Pro có pin 6.000 mAh hỗ trợ sạc có dây 90W và sạc không dây 30W. Cả hai đều sử dụng chip Dimensity 9400 của MediaTek, RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 lên đến 1 TB.Đặc biệt, Vivo X200 Pro còn có camera tele tiềm vọng Samsung HP9 200 MP với chứng nhận Zeiss APO cho khả năng zoom quang 3,7x và OIS. Dòng sản phẩm này cũng đạt tiêu chuẩn chống bụi và nước IP69 + IP68 đảm bảo độ bền cao.Redmi K80 Pro trang bị pin silicon carbon 6.000 mAh hỗ trợ sạc nhanh 120W và sạc không dây 50W. Trong khi đó, Redmi K80 có pin 6.550 mAh với sạc nhanh 90W nhưng không hỗ trợ sạc không dây. Xiaomi cho biết pin silicon carbon mới giúp tăng tuổi thọ pin và giảm nhiệt độ trong các tác vụ hiệu suất cao.K80 Pro sử dụng chip Snapdragon 8 Elite, trong khi K80 sử dụng chip Snapdragon 8 Gen 3, cả hai đều có RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 1 TB. Bản Pro sở hữu cảm biến chính Light Fusion 800 50 MP với OIS, camera tele 2.5x 50 MP và camera siêu rộng 32 MP, còn K80 hoán đổi camera tele thành camera siêu rộng 8 MP. Cả hai đều đạt tiêu chuẩn IP68 và IP69 về khả năng chống bụi và nước.Xiaomi 15 trang bị pin silicon carbon 5.400 mAh hỗ trợ nhanh 90W và sạc không dây 50W. Trong khi Xiaomi 15 Pro có dung lượng pin cao hơn, đạt 6.100 mAh, với cùng mức hỗ trợ sạc. Pin của mẫu Pro có mật độ năng lượng cực cao 850 Wh/L đảm bảo tuổi thọ dài hơn và hiệu suất cao hơn.Cả hai đều sử dụng chip Snapdragon 8 Elite, RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 lên đến 1 TB. Xiaomi 15 sở hữu camera chính Light Fusion 900 50 MP, camera siêu rộng 50 MP và camera tele 2.6X 50 MP, trong khi Xiaomi 15 Pro có camera tele tiềm vọng 5X. Chúng được trang bị máy quét vân tay siêu âm và hỗ trợ chống nước IP68.Realme GT 7 Pro nổi bật với pin silicon carbon 6.500 mAh hỗ trợ sạc nhanh 120W giúp đạt 50% chỉ trong 14 phút. Mẫu điện thoại này có hàm lượng silicon 10% cao nhất trong ngành giúp kéo dài độ bền của pin lên đến 4 năm.Thiết bị sử dụng chip Snapdragon 8 Elite với màn hình OLED 6,78 inch 1,5K có độ sáng tối đa 6.000 nit. Realme GT 7 Pro cũng được trang bị camera chính 50 MP, camera siêu rộng 8 MP và camera tele tiềm vọng 3x 50 MP.
Cảnh giác trước các trang AI giả mạo trên Facebook
Ngày 9.1, UBND TP.Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc, sớm cho phép cảng Tiên Sa được tiếp nhận tàu khách ở 3 bến còn lại, nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch tàu biển.Theo UBND TP.Đà Nẵng, căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị, thời gian qua TP.Đà Nẵng đang nỗ lực mạnh mẽ để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tập trung phát triển du lịch tàu biển với việc chú trọng tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng cảng biển để phục vụ cho phát triển du lịch tàu biển, đồng thời tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách.Nhằm tiếp tục phát triển du lịch tàu biển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, UBND TP.Đà Nẵng đề xuất giải pháp chống ùn tắc tại cảng Tiên Sa.Năm 2023, cảng Tiên Sa đón 21 tàu khách với 33.543 hành khách, năm 2024 đón 46 lượt tàu khách với 73.475 hành khách (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2023).Năm 2025, cảng Tiên Sa dự kiến đón 77 lượt tàu với 121.373 hành khách (tăng 1,7 lần so với 2024), trong đó chỉ riêng quý 1 dự kiến đón 27 lượt tàu với hơn 41.000 lượt khách.Tuy nhiên, hiện nay cảng Tiên Sa chỉ được tiếp nhận tàu cỡ lớn ở 2/5 bến lớn (bến 3, 4), 3 bến còn lại chưa công bố công năng tiếp nhận tàu khách, gây hạn chế cho việc tiếp nhận số lượng tàu khách cũng như thời gian lưu cảng của tàu du lịch.Cụ thể, từ cuối tháng 12.2024 đến nay, các tàu container, tàu hàng tổng hợp, đặc biệt là tàu khách du lịch có lịch trình đến cảng Tiên Sa đã không thể cập cảng để làm hàng, tham quan, dẫn đến tàu phải chờ tại vịnh Đà Nẵng.Một số tàu bỏ tuyến không ghé Đà Nẵng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ách tắc dòng luân chuyển hàng hóa; ảnh hưởng lịch trình tàu khách, du khách không ghé Đà Nẵng...Công ty CP cảng Đà Nẵng đề xuất tạm thời cho các bến Tiên Sa 1, 2 và 5 được tiếp nhận tàu khách, để cầu cảng chuyên dụng phục vụ tàu container số 3, 4 được duy trì liên tục tiếp nhận tàu container nhằm giảm thời gian chờ đợi đối với các tàu container đang neo đậu tại vịnh Đà Nẵng.Do đó, UBND TP.Đà Nẵng kiến nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải xem xét, sớm cho chủ trương tạo điều kiện được cấp phép bổ sung công năng tiếp nhận tàu khách 3 bến cảng còn lại của cảng Tiên Sa để tăng hiệu quả khai thác, nâng cao năng lực tiếp nhận tàu khách, tăng thời gian cập tại cảng.