Thời tiết TP.HCM, Nam bộ mùng 4 - 5 tết: Sáng se lạnh, trưa chiều nắng nóng
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.HLV Thái Lan giữ kín phương án gây sốc cho Hàn Quốc, không cử ai kèm Son Heung-min
Từ ngày 2.1, ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ đưa vào sử dụng dịch vụ xe buýt nhanh (UEH Shuttle bus) với 5 tuyến xe phục vụ cán bộ giảng viên và sinh viên trong trường. Đáng chú ý, lộ trình mới của dịch vụ xe buýt nhanh có trạm dừng kết nối trực tiếp với tuyến metro số 1, hỗ trợ người lao động và người học của trường sử dụng hiệu quả mạng lưới giao thông công cộng.Lộ trình chi tiết như sau:Tuyến 1: Khởi hành từ khu vực Bến xe miền Đông → Trạm 291A Đinh Bộ Lĩnh → Trạm 85 Đinh Bộ Lĩnh → Trạm 49 Bạch Đằng → Nhà chờ Xô Viết Nghệ Tĩnh → Nhà chờ Sân vận động Hoa Lư → 1 Võ Văn Tần → Trạm metro Bến Thành (lối ra tại cửa số 4) - đón tại trạm xe buýt Trường THPT Ernst Thälmann → Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 2: Khởi hành từ Đầm Sen → Nhà chờ Bệnh viện Trưng Vương (Sân vận động Phú Thọ) → Trạm 635 đường 3/2 → UEH Nguyễn Tri Phương → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 3: Khởi hành từ 1 Võ Văn Tần → Trạm metro Bến Thành (lối ra tại cửa số 4) - đón tại trạm xe buýt Trường THPT Ernst Thälmann → Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Tri Phương → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 4: Khởi hành từ UEH Nguyễn Tri Phương → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 5: Khởi hành từ UEH Nguyễn Tri Phương → UEH Nguyễn Văn Linh.Như vậy, lộ trình của UEH Shuttle bus sẽ có 2 tuyến bổ sung trạm dừng Bến Thành kết nối với metro số 1. Theo đại diện nhà trường, việc kết nối với metro số 1 không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà còn mang lại trải nghiệm giao thông hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển bền vững. UEH Shuttle bus là dịch vụ xe buýt nhanh với các tuyến, chuyến và trạm dừng được thiết kế riêng biệt dành cho viên chức và sinh viên của ĐH Kinh tế TP.HCM trong việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến cơ sở Nguyễn Văn Linh, với mức giá 5.000 đồng/lượt.Trước đó, ngày 22.12.2024, TP.HCM chính thức khai trương tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên). Tuyến metro số 1 bắt đầu từ ga Bến Thành (Q.1), di chuyển qua các ga: Nhà hát thành phố, Ba Son, Công viên Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, ĐH Quốc gia TP.HCM, ga Bến xe Suối Tiên. Tổng thời gian di chuyển khoảng 30-32 phút (tính cả thời gian dừng ở các ga). Thời gian di chuyển giữa các ga 1-2 phút.Với hành trình trên, sinh viên nhiều trường ĐH, CĐ nằm gần các tuyến đường này đều có thể sử dụng metro để đi lại từ nhà tới trường hoặc giữa các cơ sở đào tạo.Để thuận tiện cho việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng này, TP.HCM có khoảng 150 chiếc xe buýt điện phục vụ cho 17 tuyến mới kết nối cho tuyến metro số 1. Lộ trình 17 tuyến xe buýt điện đưa khách đến các nhà ga metro:Trong 17 tuyến xe buýt điện, có 2 tuyến kết nối với ga ĐH Quốc gia TP.HCM, phục vụ nhu cầu đi lại của sinh viên, người dân tại khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, gồm tuyến số 164 và 166.Ngoài ra, Trung tâm quản lý giao thông công cộng (Sở Giao thông vận tải TP.HCM) cũng đã thông tin các tuyến xe buýt truyền thống kết nối với ga metro số 1.
Giá xăng dầu hôm nay 29.3.2024: Đồng loạt tăng
Nhân dịp sang Việt Nam lần này, tác giả Ono Eriko đã vẽ riêng tranh Miko mặc áo dài với nền xa xa là chợ Bến Thành. Tranh này đã dùng làm bìa boxset Miko selection 5 tập và các quà tặng dành cho bạn đọc.
Cuối năm 2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc (nơi Nguyễn Thị Hương tập luyện) đã ban hành thông báo về việc tạm dừng công tác huấn luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao. Văn bản nêu: "Căn cứ quyết định số 65/QĐ-SVHTTDL ngày 29.1.2024 của Sở VH-TT-DL về việc giao chỉ tiêu HLV và VĐV các đội thể thao thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024; Căn cứ đề nghị của các đội tuyển thể thao và tình hình thực tế chưa được cấp dinh dưỡng tập luyện thường xuyên cho HLV, VĐV. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc thông báo:Tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao từ ngày 24.12.2024 cho đến khi được cấp kinh phí nuôi dưỡng thường xuyên năm 2024. Yêu cầu HLV, VĐV trong thời gian tạm dừng tập luyện thực hiện đúng theo quy định pháp luật trong việc phát ngôn, thông tin chính xác về việc chưa có chế độ dinh dưỡng thường xuyên và tham gia giao thông đảm bảo an toàn, chấp hành đúng quy định của luật giao thông.HLV bàn giao VĐV cho gia đình quản lý trong thời gian tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên. Trong thời gian tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên gia đình chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của VĐV. Phòng Huấn luyện và Quản lý VĐV nắm bắt tình hình và báo cáo Ban giám đốc quá trình đi lại của các VĐV khi về đến gia đình".Như Thanh Niên đã thông tin trước, gương mặt tài năng của thể thao Việt Nam VĐV Nguyễn Thị Hương đã viết đơn xin được nghỉ tập môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 1.1.2025. Trong đơn xin nghỉ tập, cô gái sinh năm 2001 bày tỏ: "Em bắt đầu tập luyện và trở thành VĐV môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 8.2016. Trong 9 năm qua em đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nỗ lực tập luyện và cống hiến cho thể thao tỉnh Vĩnh Phúc để giành nhiều tấm huy chương cao quý tại các giải đấu quốc tế và trong nước, mang vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, em vinh dự giành tấm vé tham dự chính thức thể vận hội Olympic Paris 2024.Tuy nhiên, trong 3 năm (từ 2022 đến năm 2024), cá nhân em chưa nhận được tiền thưởng huy chương các giải trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng của năm 2024. Nay em cũng đã lớn tuổi và do điều kiện hoàn cảnh gia đình, em viết đơn này xin được nghỉ tập VĐV tại môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc. Kính mong Ban Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho em được nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 theo nguyện vọng của gia đình và cá nhân". Hương vẫn tập luyện trong màu áo đội tuyển đua thuyền Việt Nam. Nguyễn Thị Hương là cô gái vàng của làng thể thao và là tuyển thủ đầu tiên của Việt Nam giành suất chính thức để tranh tài tại một kỳ Olympic cho môn đua thuyền canoeing. Cô cũng là một trong hai VĐV nhận được nhiều huy chương vàng nhất tại SEA Games 31. Năm 2024 là một cột mốc lịch sử khi Nguyễn Thị Hương giành HCB tại giải vô địch châu Á.Tại lễ trao giải thưởng VTV Awards - Ấn tượng VTV 2024 diễn ra tại Hà Nội ngày 1.1.2025. Nguyễn Thị Hương được vinh danh ở hạng mục giải thưởng Gương mặt trẻ ấn tượng lĩnh vực Thể thao. Cô cũng giành giải thưởng VĐV trẻ của năm ở Cúp Chiến thắng 2024.
Đỗ ô tô tại ngã tư, nữ tài xế còn thách thức: 'Thích đậu đó, được không?'
Nguyễn Mai Lan Anh, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, chia sẻ: “Mình đi học ở thành phố, nhớ quê nhà. Những chiếc bánh dân gian luôn ở trong kỷ niệm của mình. Mỗi lần, nghe tin có lễ hội bánh là thôi thúc mình đi thưởng thức để gợi nhớ về tuổi thơ. Bánh cũng đa dạng, sặc sỡ sắc màu luôn, trông rất là hấp dẫn”.