Xem bạn cùng lớp chơi 'bóng thối', 6 học sinh nhập viện
Sáng nay, 20.3 tại TP.HCM, ban tổ chức giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO (TNSV quốc tế 2025) tiến hành cuộc họp kỹ thuật, bốc thăm xếp lịch thi đấu giải.Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO do Báo Thanh Niên tổ chức, có sự hỗ trợ chuyên môn của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) khởi tranh từ ngày 22.3 đến 30.3 tại sân bóng đá Trường ĐH Tôn Đức Thắng, quận 7, TP.HCM.6 đội bóng dự giải TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO, gồm 2 đội bóng sinh viên Việt Nam là Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa (vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO) và đội chủ nhà là Trường ĐH Tôn Đức Thắng. 4 đội bóng sinh viên Đông Nam Á gồm: Trường ĐH Life đến từ Campuchia, Trường ĐH Lào, Trường ĐH Malaysia và Trường ĐH Công nghệ Nanyang đến từ Singapore. Nhà báo Hải Thành, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, Phó trưởng ban thường trực BTC giải vui mừng chào đón đại diện 4 đội bóng sinh viên nước ngoài và 2 đội bóng sinh viên Việt Nam có mặt tại buổi lễ bốc thăm chia bảng. Nhà báo Hải Thành hy vọng sau 3 mùa giải trong nước, mùa giải quốc tế đầu tiên này sẽ thổi thêm một làn gió tươi mới vào bầu không khí bóng đá của sinh viên Việt Nam và khu vực.Nhà báo Hải Thành khẳng định việc tổ chức giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO nhằm giúp các đội bóng sinh viên Việt Nam tăng thêm động lực ở giải trong nước, qua đó tìm kiếm cơ hội cọ xát chuyên môn ở trình độ cao. Cuộc tranh tài giữa các đội bóng ở nhiều quốc gia có thể góp phần truyền cảm hứng cho phong trào bóng đá học đường của các trường đại học trong khu vực."Để có thể hoàn tất công tác chuẩn bị cho giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế trong khi vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam vẫn đang diễn ra, ban tổ chức đã phải nỗ lực hết sức nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đội bóng tham dự giải. Thật may mắn là chúng tôi đã có sự hỗ trợ tuyệt vời về chuyên môn của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đặc biệt là sự động viên, khuyến khích và ủng hộ nhiệt tình của đơn vị đồng hành - Tập đoàn THACO, các đơn vị phối hợp tổ chức: Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - Saigontourist Group, Trường ĐH Tôn Đức Thắng", nhà báo Hải Thành phát biểu.Tại buổi lễ sáng nay, đại diện đội bóng đá Trường ĐH Life, Campuchia cho biết trường đại học này được thành lập tại tỉnh Sihanouk Ville vào năm 2006, sinh viên theo học nhiều chuyên ngành khác nhau tại trường. Chủ tịch của trường là người yêu bóng đá, nên luôn khuyến khích sinh viên chơi bóng đá sau các giờ học. Tới nay trường đại học này có một đội tham gia nhiều giải đấu. Năm 2024, đội đã giành chức vô địch giải đấu các trường đại học tại Campuchia."Giờ đây đội của chúng tôi tham gia TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO, rất mong đây sẽ là trải nghiệm mới tuyệt vời nhất cho các cầu thủ của tôi. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hiếu khách và sự chuẩn bị tuyệt vời của ban tổ chức giải với chúng tôi", đại diện đội từ Trường ĐH Life, Campuchia chia sẻ.Được tập hợp từ những sinh viên tài năng từ khắp các trường đại học trên toàn Malaysia, đội Trường ĐH Malaysia với những cầu thủ tiềm năng, xuất sắc tuy nhiên chưa được tiếp xúc với những giải quốc tế. Người đại diện của đội bóng cho hay với TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO, đây sẽ một bước quan trọng trong quá trình phát triển của tất cả các cầu thủ.Đại diện từ Malaysia thừa nhận đội bóng sẽ phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. Đặc biệt đang trong tháng lễ Ramadan, các cầu thủ phải tuyệt đối cân bằng giữa việc đào tạo nghiêm ngặt và việc ăn chay đòi hỏi tính kỷ luật và sức mạnh tinh thần phi thường. Dù vậy, tất cả đều đang rất nỗ lực."Chúng tôi ở đây để thi đấu và học hỏi. Giải đấu là cơ hội vô giá để các cầu thủ trải nghiệm sự gay cấn của giải quốc tế, để tiếp thu, học hỏi chiến lược và kỹ năng của các cầu thủ đội bạn. Chúng tôi mong muốn có được kinh nghiệm thi đấu và chuyển hóa nó thành thành công trong tương lai", đại diện đội bóng Trường ĐH Malaysia khẳng định.Tuyên bố tại lễ bốc thăm chia bảng đấu sáng nay, đại diện đội bóng đá Trường ĐH Công nghệ Nanyang đến từ Singapore cho hay họ sẽ tập trung hết sức thể hiện khả năng thi đấu của mình, cống hiến hết mình cho thể thao. Đồng thời, đội bóng xem đây là cơ hội để gắn kết, giao lưu với những người bạn đến từ nhiều nước tại Đông Nam Á. "Không chỉ là một giải đấu, chúng tôi cho rằng đây là cơ hội để kết nối, học hỏi lẫn nhau và tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp vượt ra ngoài ranh giới quốc gia. Chúng tôi tin rằng bóng đá thực sự có thể gắn kết chúng ta lại với nhau. Chúng ta hãy cùng nhau biến cúp THACO thành một kỷ niệm đẹp, minh chứng cho việc bóng đá truyền cảm hứng, đoàn kết và tạo nên sự khác biệt lâu dài", đại diện từ đội Trường ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore bày tỏ.Trong khi đó, phía đội tuyển ĐH Lào - đội bóng được tập hợp các cầu thủ từ 4 trường đại học như ĐH Quốc gia Lào, ĐH Champasack, ĐH Souphanouvong và ĐH Savannakhet cho hay các cầu thủ đã sẵn sàng về mặt thể chất, tinh thần cho giải đấu. "Chúng tôi sẽ sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các điều lệ của giải đấu và hy vọng sẽ giành được một trong những giải thưởng của giải. Chúng tôi tin vào sức mạnh của nỗ lực tập thể và quyết tâm tạo dấu ấn của mình", đại diện phía ĐH Lào chia sẻ.Là một trong 2 đại diện đội Việt Nam dự TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO, ông Phan Cẩm Hùng, Phó trưởng đoàn đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa - nhà vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO cho biết toàn thể đội đang tràn đầy sự quyết tâm, biến niềm vinh dự được tham gia giải thành động lực để thi đấu tốt nhất.Trong khi đó, HLV trưởng Nguyễn Đình Long của đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chủ nhà của TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO cho hay toàn đội sẽ đặt quyết tâm qua từng trận đấu để đặt mục tiêu là vào tới trận chung kết. "Đối thủ rất mạnh nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình, để đạt được kết quả tốt nhất qua từng trận. Đúng với tinh thần trong slogan của đội bóng của tôi là "Chơi hết sức, học hết mình, thắng bại tại tinh thần". Các cầu thủ thứ 12 trên sân - hàng ngàn khán giả là sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ cổ vũ cho chúng tôi", ông Long hào hứng.Kon Tum: Xác minh vụ nữ sinh bị bạn bắt quỳ và tát vào mặt
Có thể kể đến tiểu thuyết 25 độ âm của tác giả Thảo Trang chạm mốc 10.000 bản sau thời gian ngắn ra mắt, và là tác phẩm hiếm hoi làm được điều này suốt một năm qua. Tiểu thuyết Tổng đài kể chuyện lúc 0 giờ mang màu sắc kinh dị của tác giả mạng Emma Hạ My bán được hơn 800 bản chỉ riêng trên một trang thương mại điện tử sau một ngày phát hành. Một tác phẩm khác cũng cần kể đến là Lớp có tang sự không cần điểm danh (Doo Vandenis) tái bản chỉ sau 15 ngày phát hành, và sau 2 tháng đã tái bản đến lần thứ 3.Thành tích nói trên cũng được tiếp nối với Tắt đèn nghe chuyện cõi âm của Diệp Lâm Khánh, tái bản chỉ sau 1 ngày. Trong năm 2024, tác giả này còn cho ra Món quà đến từ cõi chết có doanh số rất đáng khích lệ. Những cây viết giải trí khác nhận được sự chú ý trong năm qua là Giai Du (Kiện trời), Thục Linh (Rừng than khóc)…Ngoài ra, dòng sách hư cấu dựa trên các nhân vật, sự kiện lịch sử cũng tạo được làn sóng yêu thích, có thể kể đến Như Sơ của Việt Chi hay Trăng tan đáy nước của Hoàng Yến… Hướng khai thác tính chất dân gian - truyền thống cũng được chú ý trong Cái áo duyên (Vân Võ), Giếng độc (Tống Ngọc), Nghiệp chướng (Trường Lê)…Chia sẻ với Thanh Niên về trào lưu này, nhà văn Đức Anh, đồng sáng lập thương hiệu Linh Lan Books - nơi có nhiều tác phẩm tạo nên hiện tượng trong năm qua, cho biết: "Trào lưu tìm về lịch sử, văn hóa dân gian đang rất mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây. Độc giả thanh thiếu niên cần một diễn ngôn mới để thay thế không gian cũ của họ - không gian đậm đặc văn hóa giải trí nước ngoài. Không chỉ xuất bản mà phim ảnh, truyền thông trong những năm qua đều đẩy cao yếu tố bản địa".Nhà văn Đức Anh nhận xét: "Có thể nói tác giả trẻ VN rất biết cách chăm sóc độc giả, tìm "ngách" sáng tạo phù hợp với mình và có nhiệt huyết rất lớn. Có những người đã thành công ở các kênh truyền thông, cũng có những người lặng lẽ, nhưng tựu trung đều đã tìm được "điểm chạm" với độc giả qua sử dụng các nét văn hóa VN trong sự viết. Bản thân họ đã truyền cảm hứng cho lĩnh vực xuất bản rất nhiều".Có những người đã thành công ở các kênh truyền thông, cũng có những người lặng lẽ, nhưng tựu trung đều đã tìm được "điểm chạm" với độc giả qua sử dụng các nét văn hóa VN trong sự viết. Bản thân họ đã truyền cảm hứng cho lĩnh vực xuất bản rất nhiều.Trong vài năm qua, Thảo Trang luôn là cái tên quen mặt với các bạn trẻ. Cô hài hước cho biết với tần suất xuất hiện liên tục, đã không ít lần có người hoài nghi cô chỉ là đồng tác giả hoặc có ghostwriter (người viết chính giấu mặt). Tuy vậy, Thảo Trang cho biết: "Tôi không có ai viết phụ và cũng không thích thú mấy với việc lập nhóm viết. Lý do cho việc có nhiều tác phẩm được tung ra liên tục là vì tôi đã có quá trình chuẩn bị cực kỳ lâu dài. Khi không bận bịu các công việc khác, tôi luôn dành thời gian đến nhiều nơi, gặp gỡ và phỏng vấn rất nhiều người để chuẩn bị các tập tài liệu phục vụ cho viết lách".Nhiều tác giả trẻ đã gầy dựng được thương hiệu cá nhân, tự mình sở hữu lượng độc giả nhất định. Chẳng hạn Emma Hạ My trước khi ra mắt tác phẩm chính thức đã có một fanpage ghi lại những câu chuyện để tương tác với độc giả. Thảo Trang cũng từng đăng tải những chương truyện để độc giả của mình đọc trước khi được in thành sách... Với sự phát triển của nhiều kênh giao tiếp, con đường tương tác gần gũi với độc giả hiện cũng dễ dàng hơn bao giờ hết. Đó là lý do khiến đa số những cây bút này đều sở hữu lượng độc giả riêng biệt, khi sách ra mắt luôn được sự ủng hộ rất lớn.Cuối cùng, việc cộng hưởng từ các tác phẩm phái sinh, chuyển thể cũng là một lý do khác. Trong vài năm qua, dòng phim kinh dị, linh dị tạo được tiếng vang lớn, bao gồm nhiều tác phẩm mà kịch bản gốc là các tác phẩm văn học. Có thể kể đến những cây viết như Thảo Trang (Tết ở làng địa ngục, Kẻ ăn hồn), Thục Linh (Khế ước bán dâu), Phan Cuồng (Lý triều dị truyện)… đã và đang thực hiện chuyển thể. Chính điều này giúp sách của họ được chú ý, tạo ra thêm đời sống mới từ khi ra mắt. Và ngược lại, điều này cũng góp phần quảng bá tên tuổi của họ đến với độc giả mới.Nói về xu hướng trong những năm tới, nhà văn Đức Anh cho biết: "Trào lưu luôn có tính nhất thời, nhưng tôi nghĩ văn học giải trí VN vẫn sẽ đi tiếp con đường đã vững vàng của mình. Còn rất nhiều đề tài cần được nhìn nhận: những nhân vật lặng lẽ bên lề lịch sử, khoảng cách thế hệ, sự biến mất của nhiều giá trị cũ, văn minh vật chất của người Việt… Dần dần, bạn đọc cũng có nhu cầu thẩm mỹ khác, đòi hỏi tác giả phải dám tạo dựng một tinh thần riêng. Trong văn chương thì tinh thần mới là điều quan trọng, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ luôn ủng hộ, theo dõi các tác phẩm này".
Khung cảnh 'những kim tự tháp' trăm năm ở miền Tây
Ghi nhận của PV Thanh Niên trưa 29 tết tại chợ hoa trên đường Trần Hưng Đạo (Q.Thuận Hóa, TP.Huế), rất nhiều nhà vườn vẫn còn số lượng lớn chưa bán hết. Trời mưa, nên cảnh buôn bán tại đây thêm phần ảm đạm.Khác với cảnh nhộn nhịp ngoài đường, một số thương lái người miền Bắc đang đối mặt với số lượng lớn hoa ế ẩm.Anh Lê Văn Trác (45 tuổi, người dân ở làng đào Nam Mỹ, xã Nam Điền, H.Nam Trực, Nam Định) vượt hơn 600 km vào Huế để bán hoa đào dịp Tết Nguyên đán này. Đây là năm thứ 13 anh chọn Huế làm điểm kinh doanh hoa tết, cũng là năm anh bán hàng ế ẩm nhất."Năm ngoái đã tệ, năm nay bão lũ mất mùa nhưng thị trường càng tệ hơn, người dân trả giá rẻ lắm. Tôi bỏ vốn 300 triệu đồng nhưng đến giờ chỉ thu được 200 triệu đồng, còn khoảng 150 chậu nữa chưa bán. Chiều nay 5 giờ là tôi lên tàu để về quê nhưng vẫn quyết tâm giữ giá, nếu có lỗ chỉ lỗ 50.000 đồng/chậu chứ rẻ hơn thì không thể bán. Nếu còn thừa sẽ chặt vứt hết, không thể phá giá để tạo thông lệ xấu năm sau người dân chờ 30 tết mới đi mua hoa ép giá thương lái", anh Trác nói.Cạnh hàng anh Trác, hàng quất của anh Lê Tân (27 tuổi, trú tại Kim Long, TP.Huế) cũng rơi vào cảnh ế ẩm khi còn hơn 50% số lượng quất trong vườn. Ban đầu, anh dự kiến bán ra thị trường với giá 800.000 đồng – 1,1 triệu đồng/chậu, tuy nhiên khi hạ giá hơn một nửa để chống "lỗ" vẫn bị người mua ép giá, mặc cả."Giá thấp quá không đủ tiền vận chuyển, thuê chỗ, rồi công bốc vác. Ba năm dịch gần đây năm nào đi buôn cũng không có lãi, bây giờ chấp nhận bán lỗ vì còn 50% cây tại vườn", anh Tân nói.Theo một số người dân đi mua hoa tết, không phải ai cũng thực sự ép giá.Thói quen mua hoa và cây cảnh ngày cuối cùng của năm không phải là muốn mua được giá rẻ mà họ đợi sát ngày mới chọn được cây có dáng ưng ý, hoa nở đúng thời điểm.Chị Hà Thị Ánh Nguyệt (34 tuổi, người dân H.Phú Vang, TP.Huế) vui vẻ sau khi lựa được một chậu hoa đào nở ưng ý. "Cả gia đình tôi đều chỉ được nghỉ từ ngày 28 tết, mất 1 ngày để dọn dẹp nhà cửa và chợ búa. Đến hôm nay mới có thời gian thư thả cùng nhau đi dạo phố, chọn hoa. Tôi không trả giá vì biết hôm nay thương lái đã bán giá rẻ lắm rồi", chị Nguyệt nói.
Chị Ngọc cho biết vì lượng khách đông nên mỗi ngày chuẩn bị khoảng 30 kg chè mới đủ bán và luôn hết hàng. Những dịp lễ tết, lượng khách đến chợ đêm đông đúc, lúc nào chị cũng làm món không kịp nghỉ tay.
Bên trong Tôn tượng Di Lặc bằng đá sa thạch 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.