Tuyển sinh lớp 10 TP.HCM: Những mốc thời gian thí sinh cần chú ý
Khác với không khí đầu ngày, lượng khách hàng vào các cửa hàng của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC (Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM) và cửa hàng PNJ Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM) ngày càng đông hơn. Khách tập trung mua những sản phẩm vàng Thần tài, Ất Tỵ, nhẫn với khối lượng 1 - 2 chỉ lấy hên ngày Thần tài là chính.Tại tiệm vàng Mi Hồng (Q.Bình Thành, TP.HCM) sáng 7.2, khách hàng xếp hàng tràn ra ngoài đường để vào mua vàng. Đoạn đường Vũ Tùng – Bùi Hữu Nghĩa (ngay chợ Bà Chiểu) có lúc kẹt đường, lực lượng trật tự địa phương đến để điều phối giao thông.So với đầu ngày, giá vàng trong nước cũng tăng nhanh. Vàng miếng SJC tăng thêm 300.000 đồng mỗi lượng, nâng mức tăng so với hôm qua lên 400.000 đồng/lượng. Các công ty kinh doanh vàng như SJC, PNJ, Doji… mua vào vàng miếng SJC với giá 86,8 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng.Trong khi đó, giá vàng nhẫn có tốc độ tăng giá nhanh hơn, từ 400.000 - 700.000 đồng mỗi lượng. Trưa ngày 7.2, giá vàng nhẫn 4 số 9 tại Công ty Bảo Tín Minh Châu lên 86,8 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 90,25 triệu đồng. Tập đoàn Doji mua vào với giá 86,6 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng. Công ty PNJ mua vào với giá 86,7 triệu đồng, bán ra 90,1 triệu đồng… Do giá vàng ở mức cao nên sức mua vàng trong sáng mùng 10 Tết Ất Tỵ vẫn không bằng năm ngoái. Chị Thanh Nguyên (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mua 1 chỉ vàng nhẫn cho biết, giá vàng năm nay cao hơn mọi năm nên chỉ mua 1 chỉ thay vì 2 chỉ. Ghi nhận của chúng tôi ở các cửa hàng SJC, PNJ, các tiệm vàng quanh khu vực chợ Tân Định, chợ Bến Thành…, số lượng khách hàng đến mua vàng cũng giảm hơn mọi năm. Phía Công ty PNJ cho biết do hôm nay là ngày vía Thần tài, ngày đặc biệt nên các cửa hàng công ty hoạt động xuyên trưa và làm đến khuya, khi nào hết khách mới nghỉ. Những năm trước đây, có nhiều cửa hàng hoạt động đến 11-12 giờ khuya mới đóng cửa.Người 'nạp' thêm dưỡng khí vào bầu khí quyển
Vậy, với hàng loạt nâng cấp đáng giá, liệu Yamaha Janus có đủ sức “lật đổ” Honda Vision trong cuộc đua tranh ở chiến địa xe tay ga phổ thông tầm giá trên dưới 30 triệu đồng? Trong bài viết này, hãy cùng so sánh chi tiết hai mẫu xe này để đi tìm câu trả lời.
Nắng nóng kéo dài, nhiều người không muốn đi ra đường
Anh Nguyễn Hoàng Hải (32 tuổi), làm việc ở Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), chia sẻ một trong những câu hỏi không dễ có câu trả lời vào mỗi dịp tết, chính là nên lì xì bao nhiêu?"Tôi cứ phân vân và chẳng thể tìm được câu trả lời hợp lý. Tôi rất ngại nếu lì xì mà bị… chê ít", anh Hải nói.Câu chuyện tế nhị này cũng là nỗi niềm của nhiều người trẻ. Họ muốn mừng tuổi cho con, cháu, là con của họ hàng, là con của đồng nghiệp, người quen thân… nhân dịp tết đến. Tuy nhiên, họ gặp khó trong việc nên để vào phong bao lì xì bao nhiêu tiền."Nếu lì xì chỉ 10.000 đồng, 20.000 đồng thì có vẻ ít. Tuy nhiên lì xì 50.000 đồng, 100.000 đồng hay 200.000 đồng thì tốn rất nhiều tiền. Nếu phải lì xì cho nhiều người, sẽ rất tốn kém", chị Đỗ Bích Hiền (30 tuổi), làm việc ở Công ty Zitahima (TP.Thủ Đức, TP.HCM), nói.Lê Hiền Trân (28 tuổi), làm việc ở Công ty TNHH thương mại Nhân Kim (Q.6, TP.HCM), cho hay: "Đã từng rơi vào tình cảnh… muối mặt vì sau khi lì xì cho con một người bạn, đứa trẻ mở phong bao lì xì và nói "chỉ có 20.000 đồng"."Mỗi dịp cận tết, tôi luôn liệt kê danh sách những con, cháu, trẻ em mà tôi sẽ lì xì để ước chừng số tiền cần phải chuẩn bị, bỏ sẵn vào phong bao lì xì. Nếu bỏ vào mỗi phong bao lì xì số tiền ít thì kỳ, mà nhiều thì có khi tốn cả hơn nửa tháng lương", Trân cho hay.Theo chuyên gia tâm lý Đỗ Thảo Hạnh (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), đây là câu hỏi không thể có câu trả lời hợp lý."Trước khi đặt ra thắc mắc "nên lì xì bao nhiêu?", thì mọi người cần hiểu ý nghĩa của lì xì (hay mừng tuổi) là một trong những phong tục đẹp của người VN trong dịp Tết Nguyên đán. Dù khoản tiền trong phong bao lì xì có bao nhiêu đi nữa, thì khi lì xì cũng chứa thông điệp mong người nhận có sự may mắn, niềm vui, vạn sự như ý dịp năm mới. Đây là phong tục luôn hiện hữu và không thể thiếu vào dịp tết cổ truyền", chị Hạnh nói.Chị Hạnh cho rằng: "Chúng ta đừng quá câu nệ hình thức và vật chất. Cũng đừng lo bị chê ít khi lì xì. Tùy khả năng tài chính của mỗi người mà tự "cân đo đong đếm" để có khoản tiền lì xì phù hợp. Chẳng hạn, nếu có điều kiện, có thể lì xì cho con, cháu 100.000 đồng, 200.000 đồng. Nhưng nếu chưa có nhiều dư dả, có thể lì xì 50.000 đồng, 20.000 đồng".Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thiện (Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Tâm, TP.HCM), cho rằng: "Cần lưu giữ ý nghĩa tốt đẹp của việc lì xì đầu năm. Ý nghĩa tốt đẹp ấy không thể hiện ở giá trị vật chất (tiền nhiều hay ít trong phong bao lì xì) mà nằm ở giá trị tinh thần, nghĩa là những lời chúc may mắn khi trao phong bao lì xì".Anh Thiện nói: "Đừng tự làm bản thân phải đau đầu khi cố tìm câu trả lời "nên lì xì bao nhiêu?". Nên tận hưởng tết. Chuyện lì xì thì tùy vào điều kiện kinh tế, mức độ thân thiết".Anh Thiện cũng cho rằng: "Phụ huynh có con cũng nên hướng dẫn con không nên mở phong bao lì xì sau khi nhận tiền mừng tuổi. Bên cạnh đó, cần dạy con về ý nghĩa của phong tục lì xì. Có như vậy, con sẽ không cảm thấy "tiền ít", so bì, tị nạnh khi được người khác lì xì".
Vườn sen quanh nhà là không gian quây quần của gia đình chị Thảo. Bên tiếng nói cười đùa cùng hương thơm ngào ngạt của hoa, cả gia đình chị Thảo thưởng trà và trò chuyện cùng nhau vào buổi tối.
Học trò thương tiếc về GS-TS Nguyễn Huy Dung
Chị Lê Thị Thanh Thủy (37 tuổi), làm việc tại Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết có 3 con đang học ở ba cấp học là: mẫu giáo, tiểu học, THPT. Mỗi năm, tiền học phí cho 3 con là hơn 3 triệu đồng. "Số tiền ấy có thể không quá lớn với nhiều người. Nhưng lớn với gia đình tôi cũng như những người đang có thu nhập thấp. Vậy nên khi nghe thông tin bắt đầu từ đầu năm học mới 2025-2026, học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước được miễn học phí, tôi rất mừng", chị Thủy tâm sự.Không riêng gì chị Thủy, hầu hết phụ huynh có con đang theo học tại các trường công lập trên cả nước đều chung niềm hân hoan, phấn khởi với thông tin trên."Tôi vui lắm khi con được miễn học phí", chị Huỳnh Thị Xoan (32 tuổi), phụ huynh có con học tại Trường THCS Châu Văn Liêm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nói.Theo chị Xoan, hàng tháng, chi phí cho con học thêm ngoại ngữ, kỹ năng, các môn thể thao… tốn khá nhiều. Chính vì thế, được miễn học phí giúp gia đình chị vơi đi một nỗi lo. "Khi không phải đóng học phí nữa, số tiền ấy giúp tôi trang trải cuộc sống, tiết kiệm thêm một khoản chi tiêu", chị Xoan chia sẻ.Chị Nguyễn Thị Tố Oanh (37 tuổi, ngụ ở hẻm 107 Tôn Đức Thắng, Q.Đống Đa, Hà Nội), kể công việc hiện tại làm hộ lý ở một bệnh viện với mức lương chưa đến 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập không cao, một mình nuôi con, nên học phí là "gánh nặng có thật"."Nếu tính cả học phí cùng những khoản khác thì hàng năm phải tốn số tiền rất nhiều. Khi được miễn học phí, tôi cảm thấy được chia sẻ, an ủi", chị Oanh nói.Anh Hoàng Phú Thanh Bình (34 tuổi), làm việc tại Khu công nghệ cao TP.HCM, cho rằng việc miễn học phí là sự quan tâm đầu tư của Bộ Chính trị đối với giáo dục. Và đó là món quà đầy ý nghĩa và vô cùng thiết thực cho toàn bộ học sinh các trường công lập trên cả nước. Từ đó giúp nhiều gia đình, đặc biệt là những trường hợp còn khó khăn trong cuộc sống, thu nhập bấp bênh đỡ nghĩ đến chuyện "tiền đâu lo chuyện học cho con".Có những trường hợp là vợ chồng trẻ đã từng trì hoãn kế hoạch sinh thêm con cũng "mở cờ trong bụng", khấp khởi vui mừng."Hai vợ chồng có thu nhập không cao, nên ngần ngại chuyện sinh thêm con. Vì lo không có tiền nuôi con ăn học. Nhưng giờ thì đã tự tin hơn rồi, bởi chuyện học phí của con không còn phải lo đến nữa", anh Nguyễn Văn Thành (31 tuổi), làm việc Công ty TNH Chinli Mỹ Phước (TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nói.Thầy giáo Nguyễn Hoàng Chung, Trường THPT Lê Thánh Tông (tỉnh Gia Lai), cho rằng miễn học phí cho học sinh công lập là chủ trương rất nhân văn. Những phụ huynh là công nhân, nông dân, không có việc làm ổn định, có cuộc sống còn chật vật sẽ "đỡ đau đầu" trong chuyện lo học phí cho con. Quyết định này cũng đã thật chia sẻ gánh nặng đối với những gia đình nhiều con. Và mọi học sinh ở khắp cả nước có cơ hội học tập bình đẳng, không phân biệt xuất thân từ gia đình giàu hay nghèo. Cũng theo ông Chung, những ngày qua, ông được phụ huynh chia sẻ rằng cảm thấy rất "ấm lòng" với thông tin trên. Em Đào Thị Thanh Tuyền, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (H.Phú Tân, tỉnh An Giang), cho biết: "Nhiều khi thấy ba mẹ lo học phí mà rất thương. Nên khi đọc được thông tin trên các báo về việc từ năm học sau được miễn học phí, em và ba mẹ có thêm niềm vui. Những lo toan của ba mẹ vào đầu mỗi năm học sẽ không còn nữa. Ba mẹ đỡ gánh nặng phải lo tiền học cho em và một người em đang học lớp 7".Chị Hà Mỹ Thanh (32 tuổi), phụ huynh học sinh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho rằng: "Mong là các trường sẽ không có quá nhiều khoản "phụ phí" (các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục – PV). Có như vậy thì tin vui kia mới trọn vẹn. Chứ miễn học phí mà các trường yêu cầu phụ huynh đóng hàng loạt khoản này khoản kia thì phụ huynh cũng... đau đầu".