Điệu múa mặt nạ linh thiêng, độc đáo chỉ biểu diễn mỗi năm 2 lần ở Bhutan
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.Nợ học phí 93 tỉ đồng, Anh ngữ Apax Leaders trả phụ huynh TP.HCM ra sao?
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như ngày nào cũng đe dọa đánh thuế lên một nước nào đó. Tương tự nhiệm kỳ 1 của ông Trump, thuế quan giờ đây lại trở thành món vũ khí kinh tế để ông đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại từ thương mại đến nhập cư, theo AFP.Trong số các nước bị ông Trump nhắc tên có cả đồng minh và đối tác thương mại lớn như Canada và Mexico, các đối thủ như Nga và Trung Quốc và các nền kinh tế nhỏ hơn Mỹ như Đan Mạch và Colombia.Mới đây nhất, chính quyền Mỹ hôm 26.1 công bố thuế suất và lệnh trừng phạt mới đối với Colombia vì nước này không nhận công dân bị trục xuất từ Mỹ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro sau đó chấp nhận nhận về những người nhập cư bị trục xuất và Mỹ rút lại thuế suất.Theo tờ The Washington Post, nhiều tổng thống Mỹ liên tiếp đã tăng cường vận dụng sức mạnh kinh tế trong những thập niên qua nhưng chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 đã đưa cách tiếp cận đó lên mức độ mới khi ông sẵn sàng nhắm đến các nước đồng minh vì những bất đồng chính sách thông thường, hay thậm chí vì những mong muốn liên quan chuyện lãnh thổ.Ông John Creamer, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bình luận: "Đây là việc thi hành hung hăng sức mạnh kinh tế của Mỹ theo cách chúng tôi chưa từng thấy trong thời gian rất dài, ít nhất là từ thời hậu Thế chiến 2"."Không quá khó khăn để thấy rằng ông Trump đang tái định nghĩa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, các tổng thống Mỹ sử dụng công cụ thương mại khi xử lý các vấn đề thương mại. Nhưng với tư cách là người đàm phán tối cao, tôi chắc là ông Trump đã tự hỏi 'Vì sao chúng ta không sử dụng tất cả công cụ để đảm bảo đạt được mục tiêu của mình?'", cựu trợ lý cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Juan Cruz nói với The Washington Post.Theo giới quan sát, còn quá sớm để khẳng định liệu cách tiếp cận của ông Trump có thành công hay không, nhưng ít nhất nó cho thấy nhà lãnh đạo không ngần ngại sử dụng công cụ này để đạt được điều ông muốn.Ông Eddy Acevedo, chánh văn phòng và là cố vấn cao cấp của Trung tâm Woodrow Wilson, viện nghiên cứu chính sách tại Washington D.C, cho biết Tổng thống Colombia Petro đã nhanh chóng nhận ra rằng Mỹ có nhiều đòn bẩy để mặc cả hơn so với Colombia và quyết định liều lĩnh của ông có thể gây thiệt hại cho đất nước. "Chỉ riêng năm ngoái, ông Petro không gây khó khăn gì khi nhận về 14.000 người Colombia bị trục xuất từ Mỹ", ông Acevedo cho biết thêm.Các cố vấn của ông Trump vui mừng vì Colombia đã xuống nước và cho rằng đó là bằng chứng của việc lãnh đạo Mỹ có thể tiếp tục cách tiếp cận trên để đạt được chiến thắng về chính sách. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc gây sức ép như trên có thể sẽ phản tác dụng, làm phơi bày một số mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách của ông Trump.Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, xuất khẩu hơn 2.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 2/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc đánh thuế lên các nước này sẽ làm gia tăng giá cả, ảnh hưởng người tiêu dùng nội địa cũng như lời hứa kiểm soát lạm phát của ông Trump.Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ lo ngại việc lạm dụng trừng phạt kinh tế có thể khiến vũ khí này kém hiệu quả khi khuyến khích các nước thiết lập mạng lưới tài chính nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Việc cấm vận và thuế quan cũng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ mạnh dạn hơn trong việc thắt chặt quan hệ kinh tế với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, giúp họ bớt bị ảnh hưởng từ đòn đáp trả tài chính của Washington. "Chúng ta sẽ chờ xem liệu chiến thuật này có hiệu quả hay không. Một khi đã bóp cò, bạn phải chấp nhận hậu quả", cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Caleb McCarry nói.
100 suất tham dự miễn phí trại hè New Zealand cho học sinh Việt Nam
Nó cũng cải thiện chức năng mạch máu, hỗ trợ điều hòa huyết áp và thúc đẩy tuần hoàn khỏe mạnh. Hàm lượng chất xơ cao giúp giảm mức cholesterol, hỗ trợ chức năng tim.
The Final Countdown là ca khúc của ban nhạc rock Thụy Điển Europe, phát hành năm 1986. Được sáng tác bởi ca sĩ chính Joey Tempest, bài hát dựa trên một đoạn riff keyboard (hợp âm) mà anh thực hiện vào đầu những năm 1980, với lời bài hát lấy cảm hứng từ ca khúc Space Oddity của David Bowie. Ban đầu chỉ dự định là bài hát mở đầu các buổi hòa nhạc, The Final Countdown nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Đây cũng là đĩa đơn đầu tiên và ca khúc chủ đề trong album phòng thu thứ ba cùng tên của ban nhạc Europe. MV The Final Countdown được thực hiện để quảng bá cho đĩa đơn, đã nhận được 1 tỉ lượt xem trên YouTube. MV có cảnh quay từ 2 buổi hòa nhạc của ban nhạc tại Solnahallen ở Solna, Thụy Điển cũng như cảnh quay bổ sung về các lần kiểm tra âm thanh và tại Stockholm. Lời ca khúc này vừa mang tính khải huyền vừa mang tính lạc quan, mô tả chuyến đi vào không gian, hướng đến sao kim, rời xa trái đất phía sau: Cùng nhau ta cất bước đi/ Nhưng đó sẽ không phải lời từ biệt/Có thể ta sẽ trở về/Với Đất Mẹ, ai biết trước? Ta sẽ cất cánh bay/Liệu mọi thứ có còn như xưa khi ta trở về? Đây là lần đếm ngược cuối cùng… Ta sẽ tiến thẳng tới sao kim/Và ta vẫn sẽ ngẩng cao đầu… Ca sĩ chính của Europe Joey Tempest từng giải thích: "Tôi có bản demo nhưng chưa tìm ra giọng hát, và tôi đã hát đi hát lại. Giai điệu gần giống như nhạc nền của một bộ phim, về việc rời khỏi trái đất, và rằng trái đất đã cạn kiệt tài nguyên. Một ngày nào đó, chúng ta có thể sẽ phải rời khỏi nơi này. Lời bài hát giống như một giấc mơ".Đoạn nhạc riff keyboard mang tính biểu tượng được sáng tác bởi ca sĩ chính Joey Tempest 5 năm trước khi bài hát được thu âm. The Final Countdown được xếp vào danh sách 100 ca khúc One-Hit Wonders (tạm dịch: hiện tượng một lần nổi tiếng) vĩ đại nhất của kênh VH1. Joey Tempest cho biết: "Thật bất ngờ khi ca khúc này trở thành hit lớn như vậy vì ban đầu nó được tạo cho ban nhạc, cho buổi hòa nhạc của chúng tôi, được sáng tác để trở thành ca khúc mở đầu trong các buổi hòa nhạc. Ca khúc dài gần 6 phút, không hề có ý định trở thành một bản hit hay gì cả, nó thực sự là một bất ngờ và được sử dụng cho đủ mọi loại sự kiện, từ cuộc đua xe Công thức 1 đến quyền anh, bóng đá đến phút đón giao thừa năm mới". Một trong những đĩa đơn đầu tiên mà ca sĩ chính của Europe Joey Tempest mua là Space Oddity của David Bowie. Bài hát này được viết trước khi Apollo 11 hạ cánh xuống mặt trăng năm 1969, đã ảnh hưởng rất lớn đến Tempest và dẫn đến sự đam mê của anh với việc khám phá không gian. Nam ca sĩ thú nhận lời bài hát The Final Countdown được lấy cảm hứng từ bài hát của Bowie và cách nó khơi dậy sự quan tâm của anh đối với du hành vũ trụ.Vào ngày 26 và 27.5.1986, Europe đã biểu diễn The Final Countdown tại đấu trường Solnahallen gần Stockholm. Các cảnh quay tại đó được biên soạn cho một video có tên là The Final Countdown Tour 1986. Trong những buổi biểu diễn này, đạo diễn Nick Morris đã quay cảnh ban nhạc đang biểu diễn và sử dụng cho MV sau này.The Final Countdown lên vị trí số 1 tại Vương quốc Anh và số 8 tại Mỹ. Đĩa đơn của ca khúc đứng đầu tại 26 quốc gia, bán được hơn 8 triệu đĩa trên toàn thế giới. Bài hát được sử dụng làm nhạc nền giới thiệu cho đội bóng đá Anh Blackburn Rovers và là nhạc nền cho đội bóng rổ NBA Detroit Pistons.Bài hát cũng được sử dụng trong các phim truyền hình như Arrested Development, Chuck, Glee và Gotham, các bộ phim điện ảnh Shiner (2000), The Kid & I (2005) và Pitch Perfect (2012). Năm 1999, vào đêm giao thừa thiên niên kỷ, The Final Countdown trở thành ca khúc chủ đề của thời khắc đếm ngược tại Thụy Điển chứ không phải là Happy New Year của ABBA như truyền thống.
Công bố mới gây ám ảnh về thảm họa tàu lặn Titan nổ dưới đáy đại dương
Máy bay của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines va vào máy bay hãng Delta Air Lines của Mỹ tại sân bay quốc tế Seattle-Tacoma (SEA). Vụ việc hai máy bay đâm nhau xảy ra vào khoảng 10 giờ 17 sáng thứ tư theo giờ Seattle (ngày 5.2 giờ Mỹ), giữa phòng chờ S và nhà chứa máy bay bảo trì sân bay phía nam.Chiếc máy bay của Japan Airlines đang gặp nguy hiểm khi đâm vào phần đuôi của máy bay Mỹ đang đậu. Các hoạt động cứu hỏa, cảnh sát và nhân viên của sân bay Seattle đã ngay lập tức có mặt tại hiện trường."Không có thương tích nào được báo cáo vào thời điểm này. SEA đang làm việc với cả hai hãng hàng không để đưa hành khách ra khỏi máy bay một cách an toàn và đưa họ đến nhà ga", sân bay cho biết trong một tuyên bố, theo news.com.au."Có tác động tối thiểu đến hoạt động của sân bay vì sự cố này xảy ra trên đường băng. Hành khách được khuyến khích kiểm tra với hãng hàng không của họ nếu họ bay hôm nay", hãng lên tiếng.Một hành khách đã quay video cho thấy cánh trái của máy bay Nhật Bản cắt đứt một nửa phần đuôi máy bay Delta. "Chúng tôi đang ngồi trên đường băng và một chiếc máy bay khác đâm vào chúng tôi, tình cờ cắt vào đuôi máy bay. Rất đáng sợ", hành khách chia sẻ.Trong đoạn phim khác, có thể thấy cảnh hành khách bước xuống chuyến bay của Japan Airlines trên đường băng sau đó được đưa lên các xe buýt.Vụ việc xảy ra chưa đầy một tuần sau khi một chiếc máy bay của American Airlines đâm vào một chiếc Black Hawk khi đang hạ cánh ở Washington DC và lao xuống sông Potomac gần sân bay quốc gia Ronald Reagan Washington.Thảm kịch khiến tất cả những người liên quan thiệt mạng và toàn bộ 67 thi thể hiện đã được vớt lên từ dòng sông.Đây là vụ tai nạn hàng không nguy hiểm nhất ở Mỹ kể từ tháng 11 năm 2001, khi 260 người thiệt mạng sau khi một chiếc máy bay của American Airlines lao xuống khu phố Queens.Một thảm kịch khác xảy ra vào thứ sáu tuần trước khi một chiếc máy bay y tế rơi xuống khu dân cư đông đúc ở Philadelphia khiến cả 6 người trên máy bay, 1 người trên mặt đất và 24 người khác bị thương.