'Vén màn' bí mật của vòng tròn đá bí ẩn Stonehenge
Liên tiếp trong hai ngày 18 và 19.2 năm 2025, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 thuộc Cục QLTT Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S do bà N.T.P.L làm đại diện tại địa chỉ: đường Mậu Thân, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) và hộ kinh doanh Giày 99 do ông N.T.H.T là đại diện, tại địa chỉ: Khu vực 2, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ). Qua kiểm tra, Đội QLTT số 3 đã phát hiện tại hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S đang bày bán 9 đôi dép da nam nhãn hiệu Hèrmes, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trên quai dép có gắn hình chữ H, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Hèrmes đã được bảo hộ tại Việt Nam, các sản phẩm trên được in, gắn nhãn hiệu Hèrmes trực tiếp trên sản phẩm không thể bóc tách, tháo rời ra được, tổng giá trị được xác định theo giá niêm yết là 8,5 triệu đồng.Đối với hộ kinh doanh Giày 99, Đội QLTT số 3 phát hiện tại đây đang bày bán 12 đôi giày thể thao nhãn hiệu Nike có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Nike đã được bảo hộ tại Việt Nam, các sản phẩm không thể bóc tách hoặc tháo rời ra được, tổng giá trị được xác định theo giá niêm yết là 10,2 triệu đồng.Bà N.T.P.L là đại diện hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S và ông N.T.H.T là đại diện hộ kinh doanh Giày 99 không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa nêu trên. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm của hai vụ việc trên là 18,7 triệu đồngNgoài ra, Đoàn kiểm tra còn phát hiện tại hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S sử dụng website https://adamshoes.vn có chức năng đặt hàng trực tuyến để kinh doanh các mặt hàng giày, dép các loại nhưng không thực hiện thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng.Lãnh đạo Đội QLTT số 3 cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục bám sát địa bàn để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng không gian mạng như Facebook, TikTok…, ngăn chặn các hành vi vi phạm như mua bán hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật.
Lần đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu du học sinh thi đầu vào mới được nhập học
"Rời công việc bận rộn tại văn phòng mình dành thời gian nhiều cho gia đình và tận hưởng vẻ đẹp quê hương. Và chủ đề không khí mùa xuân của miền quê luôn là niềm cảm hứng sáng tác trong lĩnh vực nhiếp ảnh của mình", Tiến cho hay.
HAGL và HLV Vũ Tiến Thành: Không cần đá đẹp, chỉ cần thắng!
Tương truyền cách đây 2 thế kỷ, một trinh nữ tên Lê Thị Hồng (tục danh Thị Cách), quê ở Tam Quan (Bình Định) hay theo cha vào vùng Bà Rịa, Gò Công buôn bán và rất yêu cảnh, mến người, không muốn rời xa vùng đất phía nam.
Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán, Doãn Ngọc Tân, tiền vệ CLB Thanh Hóa và đội tuyển quốc gia Việt Nam, đã mở tài khoản Facebook mới với hình đại diện là bức ảnh anh cầm chiếc cúp vô địch AFF Cup 2024. Đây là danh hiệu rất đặc biệt đối với tiền vệ 32 tuổi, khi ngay lần đầu tiên khoác áo đội tuyển quốc gia, anh đã cùng các đồng đội giành được chiếc cúp danh giá này.Trước đó, tài khoản Facebook của Ngọc Tân đã bị hacker tấn công ngay sau trận chung kết lượt về với đội tuyển Thái Lan. Việc mất quyền truy cập khiến anh không thể chia sẻ những hình ảnh ăn mừng cùng đội tuyển cũng như không thể trực tiếp phản hồi những lời chúc từ bạn bè, người thân. Doãn Ngọc Tân vừa có lần đầu tiên ra sân trong màu áo đội tuyển quốc gia và cũng lần đầu tham dự một kỳ AFF Cup ở tuổi 31. Dù là tân binh tại giải đấu, anh đã nhanh chóng hòa nhập và trở thành một phần không thể thiếu trong chiến thuật của HLV Kim Sang-sik. Thi đấu ở vị trí tiền vệ phòng ngự, Ngọc Tân luôn cho thấy sự quyết tâm, máu lửa và khả năng cân bằng tuyến giữa. Tại AFF Cup 2024, anh ghi được một bàn thắng và là bàn thắng có ý nghĩa đặc biệt, giúp đội tuyển Việt Nam giành được trận hòa quý giá trên sân Rizal Memorial khi đối đầu với Philippines.Ngoài những màn trình diễn xuất sắc trên sân cỏ, Ngọc Tân cũng đang nhận được rất nhiều sự yêu mến từ người hâm mộ. Gần đây, anh được fan hâm mộ đặt biệt danh mới là Tân “hứ”. Biệt danh này bắt nguồn từ một khoảnh khắc hài hước trong buổi phỏng vấn sau trận đấu với đội tuyển Philippines, khi anh không nghe rõ câu hỏi và có biểu cảm "hứ" thú vị để yêu cầu phóng viên nhắc lại.Tiền vệ sinh năm 1993 đến từ Sơn Tây, Hà Nội, là một minh chứng sống động cho câu nói: "Chậm mà chắc." Dù sự nghiệp bóng đá của anh bắt đầu muộn hơn so với nhiều đồng nghiệp, nhưng tài năng và nỗ lực của Tân đã giúp anh đạt được những thành công lớn lao mà không phải ai cũng làm được.Bước chân vào đội U.15 Thể Công khi còn nhỏ, Ngọc Tân đã sớm bộc lộ đam mê với trái bóng tròn. Tuy nhiên, sự nghiệp của anh không trải hoa hồng. Khi CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên giải thể vào năm 2012-2013, anh buộc phải tạm dừng sự nghiệp và trở về quê nhà. Đó là quãng thời gian khó khăn khi anh phải làm nhiều công việc lao động tay chân như xúc cát, bốc gạch để phụ giúp gia đình. Nhưng ngay cả trong những ngày tháng gian khổ ấy, niềm đam mê bóng đá trong anh chưa bao giờ phai nhạt.Mặc dù từng đứng trước lựa chọn ổn định hơn như xuất khẩu lao động, Tân vẫn kiên định với ước mơ sân cỏ. Sự nỗ lực và quyết tâm của anh cuối cùng được đền đáp khi anh gia nhập CLB Thanh Hóa, thi đấu tại V-League và dần khẳng định mình là một trong những tiền vệ phòng ngự xuất sắc của giải đấu.Đỉnh cao sự nghiệp của Ngọc Tân đến vào năm 2024, khi ở tuổi 32, anh lần đầu tiên được gọi lên đội tuyển quốc gia tham dự AFF Cup. Không chỉ hòa nhập nhanh chóng, anh còn trở thành một mảnh ghép quan trọng trong hệ thống chiến thuật của HLV Kim Sang-sik, góp phần giúp đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup một cách đầy thuyết phục.Hành trình của Doãn Ngọc Tân là minh chứng cho một tài năng nở muộn nhưng không hề lép vế. Với anh, mọi thành công đều là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ và niềm tin kiên định vào ước mơ. Giờ đây, anh không chỉ là nhà vô địch AFF Cup mà còn là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều cầu thủ trẻ đang tìm kiếm chỗ đứng trong sự nghiệp bóng đá.
Cuộc 'gặp gỡ' của những trái tim nhân ái
Năm 2024 - Năm Thanh niên tình nguyện đã đi qua với nhiều dấu ấn nổi bật của tuổi trẻ cả nước, khẳng định rõ nét lòng yêu nước, tinh thần xung kích, khát vọng cống hiến của tuổi trẻ. Năm 2025 đã tới với những dấu mốc và sự kiện hết sức quan trọng của Đảng, của đất nước. Việt Nam chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để bứt phá, tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong sự nghiệp đó, thanh niên phải là những người "lĩnh ấn tiên phong" trên mọi mặt trận.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao gửi niềm tin của Đảng với thế hệ trẻ nước nhà: "Yêu cầu, nhiệm vụ đối với thanh niên trong giai đoạn cách mạng mới rất vẻ vang, đòi hỏi hơn bao giờ hết, thanh niên cần tỏ rõ vai trò của mình trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, cần ý thức rõ về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, phải là lực lượng đi đầu trong học tập, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ, bền lòng, quyết tâm, đồng tâm, việc đáng làm phải quyết, phải làm bằng được, ưu tiên hành động, nói ít làm nhiều, năng động, quyết đoán, nắm bắt và tranh thủ thời cơ, tuyệt đối không kiêu ngạo, tự mãn".Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã thống nhất lựa chọn chủ đề công tác năm 2025 là "Tuổi trẻ Việt Nam tự hào, vững tin theo Đảng", để khẳng định thế hệ trẻ luôn kiên định một lòng đi theo Đảng, tự hào với những thành quả to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuổi trẻ nước nhà quyết tâm hành động, cống hiến góp sức dựng xây đất nước, tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng vững mạnh, hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.Để thực hiện được sứ mệnh quan trọng mà Đảng đã tin tưởng giao phó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Hoạt động của Đoàn phải đặt thanh niên làm trung tâm, làm chủ thể; phong trào phải thực chất hơn; kết quả công tác phải cụ thể hơn và gắn chặt với nhiệm vụ chính trị của đất nước; phương thức tổ chức hoạt động của Đoàn phải bắt kịp với xu hướng, nhu cầu, thị hiếu của thanh niên, khơi sức thanh niên cống hiến cho đất nước, hỗ trợ kịp thời những nhu cầu thiết thân để thanh niên phát triển toàn diện; cán bộ Đoàn, Hội phải là những tấm gương sáng, truyền cảm hứng, quy tụ thanh niên; tổ chức Đoàn phải được xây dựng vững mạnh từ cơ sở.Những yêu cầu đó đặt ra những nhiệm vụ mới, hết sức quan trọng đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chúng ta. Toàn Đoàn cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, nhất là giáo dục lý tưởng cộng sản, lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm của công dân, định hướng để thanh niên thống nhất từ nhận thức tới hành động: Lý tưởng của thanh niên là kiên định với lý tưởng của Đảng; mục tiêu phấn đấu của thanh niên là góp sức vì mục tiêu của Đảng và toàn dân tộc; hành động của thanh niên là góp sức xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng đất nước phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.Muốn vậy, công tác giáo dục của Đoàn phải kiên định những nội dung mang tính nguyên tắc; điều chỉnh phương thức phù hợp với yêu cầu tình hình mới. Chuyển hướng công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn từ một chiều thành đa chiều, có sự tương tác thường xuyên với đoàn viên, thanh niên, chú trọng lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, phản hồi của thanh niên. Sử dụng nhiều phương thức để tuyên truyền, giáo dục. Tạo dựng các trào lưu tích cực trong thanh niên. Tiếp tục chuyển đổi số các hoạt động giáo dục của Đoàn. Phát huy hiệu quả các nguồn lực hiện có của Đoàn và kết hợp tổng hòa các phương thức để nâng cao chất lượng công tác giáo dục. Bên cạnh đó, cần tập trung định hướng thanh niên trước những vấn đề mới, phòng chống suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong thanh niên.Chúng ta đang đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ trên nhiều mặt trong bối cảnh cách mạng chuyển đổi số. Trong cuộc cách mạng đó, thanh niên phải là những người đầu tiên, xung kích nhất. Thanh niên hiện nay là thế hệ sinh ra trong thời đại gắn với công nghệ, là lực lượng có sức sáng tạo, khả năng ứng dụng nhanh công nghệ số vào thực tiễn. Việc gắn bó với các hoạt động công nghệ, chuyển đổi số đã trở thành sự vận động tự nhiên, sâu sắc trong đời sống của thanh niên.Vì vậy, Đoàn, Hội cần tập trung tổ chức các hoạt động tạo môi trường nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy và thói quen của thanh niên về chuyển đổi số, nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho thanh niên. Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về thanh niên; vận động thanh niên tham gia xây dựng, phát triển hạ tầng số, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng chính phủ số, xã hội số và công dân số. Muốn vậy, bản thân cán bộ Đoàn, các cấp bộ Đoàn phải tăng tốc hơn để ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong toàn bộ hoạt động của mình.Muốn tập hợp, giáo dục hiệu quả thanh niên trong bối cảnh mới, các cấp bộ Đoàn cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức các phong trào hành động cách mạng. Phong trào phải được gây dựng và có sức sống từ cơ sở, phải "khơi gợi" được những thế mạnh của thanh niên, phát huy được sức trẻ của thanh niên. Xác lập các công việc cần bám sát nhu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, nhất là trong năm về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng; đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của thanh niên. Cách thức tổ chức của phong trào phải thiết thực, tránh hình thức, chú trọng đến tính hiệu quả và sự tham gia thực chất của thanh niên. Kết quả của phong trào phải mang lại những giá trị bền vững cho cộng đồng, cho xã hội và sự phát triển của thanh niên.Vấn đề mang tính "then chốt" để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức của thanh niên phát huy được sức mạnh của tuổi trẻ góp sức vào sự nghiệp chung của dân tộc là xây dựng tổ chức Đoàn thực sự vững mạnh toàn diện. Thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh gọn bộ máy, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống. Xây dựng Đoàn mạnh từ cơ sở, huy động được sức mạnh ngay tại chỗ, ngay từ địa bàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.Đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ Hội phải là những người nhiệt huyết, "lo trước thanh niên, vui sau thanh niên, gian khổ thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau", có khả năng hoạch định, tổ chức các phong trào cách mạng thiết thực, hiệu quả, gắn bó và thật sự có uy tín trong thanh niên; phải là những người dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung.Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ khẳng định vị thế, giá trị con người Việt Nam trên trường quốc tế. Đất nước đang kêu gọi sức trẻ của thanh niên. Chúng ta nguyện quyết tâm đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức trẻ, hòa khát vọng thanh xuân của mình với khát vọng chung của toàn dân tộc, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.

Gặp hàng loạt sự cố, ô tô điện Trung Quốc Xiaomi U7 vẫn hút khách đặt mua
Chiến sự Ukraine ngày 725: Kyiv nói Nga 'phải trả giá' để đổi lấy Avdiivka
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
'Con trai là người tình kiếp trước của mẹ’ từ bi kịch trong thần thoại Hy Lạp
Tổ tiên luôn hiện diện qua bài vị - bát hương trên bàn thờ, để chứng nhận thành tựu và giám sát sự sai sót của con cháu. Trước bàn thờ, việc hiếu sẽ trợ lực cho tư tưởng giáo dục khuyến thiện và răn ác, rất nhân văn. Trong nhân sinh quan truyền thống Huế, tổ tiên được "về nhà" trong ngày giỗ và ngày tết. Con cháu phải chu toàn việc phụng dưỡng và kỵ chạp, coi sóc lăng mộ để thực hiện nghĩa vụ thứ hai của chữ hiếu là không để người nhà bị đói cơm rách áo (2 nghĩa vụ còn lại của "tam đại hiếu" là nối dõi và không để người nhà bị coi thường).Sau ngày ông Táo về trời 23 tháng chạp âm lịch, người ta lo dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, thay cát bát nhang và chuẩn bị phẩm vật dâng cúng. Đến khi xong mọi việc hành chính, đồng áng…, thường là ngày 29, 30 tháng chạp, gia đình cúng tất niên để tạ ơn thổ thần, tổ tiên đã phò trợ gia đạo trong năm và mời tổ tiên về ngự trên bàn thờ ăn tết. Đó là thời gian tĩnh lặng, con cháu trở về sum vầy trước tổ tiên nên mâm cúng tất niên càng thiêng liêng. Người phụ nữ dành hết tâm sức, nguồn lực của gia đình để trước cúng (tổ tiên), sau cấp (con cháu hưởng lộc), theo tinh thần tùy gia phong (nhiều ít, tùy gia cảnh), phải lễ bạc lòng thành.Trên nền tảng nông nghiệp lúa nước truyền thống nói chung là nghèo, từ làng xã đến triều đình, tiền nhân đã triết lý hóa mâm cỗ theo hướng Sẻn (dè sẻn) mà Sang (sang trọng), phải Hòa (hài hòa) và Hóa (đa dạng, biến hóa), làm cho chuyện ẩm thực càng thêm nhiều ý nghĩa: ngon về vị giác; lành về dược lý; hài hòa về dinh dưỡng, chất liệu, màu sắc, bối cảnh; trang trọng thiêng liêng về không gian, chủ thể và khách thể; cẩn thận, tỉ mỉ trong cách thể hiện… Như món nem công chả phượng trong "bát trân" ở chốn cung nội, thực sự được làm từ công, phượng với sự cẩn trọng, tinh tế, an toàn tối ưu theo điển chế triều đình. Đấy như là "bản gốc", nhưng cũng có nhiều "phiên bản" khác nữa, cứ giảm dần, trong đời sống hoàng thân quốc thích, quan lại quý tộc thượng lưu, thay thế bằng gà rừng và trong dân gian là gà nhà, chim…; kể cả làm theo lối chay với nguyên liệu phù chúc, khuôn đậu, nấm, trái mít, sa kê, vả, thậm chí là cả cùi mít vốn là một thứ bỏ đi. Đa dạng, biến hóa, tinh tế, sang trọng chính là vậy.Mâm cúng tất niên ở cố đô Huế hội tụ món ăn từ nhiều chất liệu: thịt (gia súc, gia cầm, tự nhiên), thủy hải sản (từ sông, đầm phá, biển) và hệ thảo mộc (rau, củ, quả); được chế biến theo phương thức không sử dụng nhiệt (ăn sống, ăn gỏi, lên men, muối), có sử dụng nhiệt (tái, chín) như chiên, chưng, hầm, hấp, hon, kho, luộc, nấu, nướng, quay, tiềm, thấu, tái, um, xào…Trên mâm cúng, tô canh, tô hầm được bài trí ở giữa theo lối thủy tụ/tụ thủy, giúp định vị các món có nước xung quanh, rồi tới các món khô với thịt cá; ngoài cùng là các món xào, trộn. Hệ nước chấm, nước xốt, nước lèo đa dạng cho từng món ăn cụ thể, với sự điểm tô của gia vị nhiều màu sắc: tỏi, tiêu, ớt, hành, ngò, boa rô… Lại có ớt xanh, ớt chín đỏ, để nguyên trái hay xắt nhỏ, giã nát; tỏi nguyên củ hay lột từng tép, hoặc xắt nhỏ, để trên những đĩa nhỏ với danh xưng là phẩm vị. Gia đình càng có điều kiện thì mâm cỗ càng thịnh soạn, cầu kỳ, điển hình ở chốn cung đình. Từ năm 1793, J.Barrow trong tác phẩm Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792 - 1793 đã thấy phong cách ăn uống của người Huế rất độc đáo. Bởi người Trung Hoa thường bày hết bát đĩa trên bàn, còn người Huế không chỉ bày kín mặt bàn mà còn chồng xếp bát đĩa lên nhau ba bốn lớp, tới hơn 200 cái, rất thịnh soạn và tinh tế.Sau tất niên, tổ tiên "ở lại", con cháu chu toàn chuyện cơm nước trên bàn thờ, biểu tượng hóa thành hệ bánh (chưng, tày, tét, lọc, in, tổ), mứt, dưa cải, dưa món, dầm (thịt, rau, quả) cùng nhiều hoa, quả… Còn lại tùy tâm, tùy sức, con cháu có thể làm mâm cỗ hay đơn giản ăn gì cúng nấy bởi nhu cầu dinh dưỡng ngày tết không cao và tránh lãng phí. Cái nhỏ nhắn, tinh tế rất thiết thực là vậy.Cho nên, mâm cúng tất niên là phong phú nhất, hội tụ kết nối hai cõi âm dương, giúp bồi bổ gia phong, gắn liền hiếu - trung xuyên suốt, giúp ổn định nền tảng xã hội. Mạch nguồn thiêng liêng đó cần được duy trì, xiển dương trong bối cảnh hiện nay, khởi đầu từ chuyện mâm cơm, mâm cúng.Ẩm thực Huế càng ngon, càng ý nghĩa hơn với mâm cúng tất niên, mở ra ngày tết xứ Huế, để Huế xứng danh với "kinh đô ẩm thực". Bóng dáng người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình cũng "rạch ròi", được định vị rõ. Thuở xưa, người đàn ông thành danh ngoài xã hội, chu toàn chữ hiếu, chữ trung cũng nhờ hậu phương vững chãi với những nội tướng phía sau lo nhà cửa, ruộng vườn, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng ông bà cha mẹ, dưỡng dục con cháu. Cái bếp phía đông phòng đỏ lửa, trang bếp thắp hương thường xuyên, kết nối bát hương trên bàn thờ, là hương hỏa, lo cho mâm cơm (hằng ngày) và mâm cúng (kỵ, chạp, tết nhất, sóc vọng) luôn tinh sạch, ngon, lành và trang trọng nhất.Bàn thờ tết xứ Huế được bài trí mang khát vọng an khang, phồn thực. Ngoài mâm cỗ, còn có nếp là tinh hoa trời đất ban cho, với nhiều dưỡng chất, kết dính (xôi, bánh chưng, bánh tét…); có chè, mứt bánh là vị ngọt trời ban. Hoa ở bên trái (đông) tượng trưng cho người phụ nữ với khát vọng đơm bông. Quả ở bên phải (tây) tượng trưng cho người đàn ông, được kết trái với tâm điểm là nải chuối, cho thấy sự chuyển hóa từ màu xanh dần sang vàng, chín đen. Bên trên là những trái trong vườn nhà, ưu tiên loại nhiều hạt (mãng cầu, lựu, dưa hấu, ổi, cam…) với khát vọng sản sinh mãnh liệt.
33win7
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư